Vậy lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà là gì? Việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị quai bị. Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc như nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và theo dõi các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ như chườm mát, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với người khác cũng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết quai bị
Quai bị có thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài ngày đến ba tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng. Người bệnh thường sốt cao đột ngột, có thể lên đến 38°C, kèm theo mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Sau khoảng 1-3 ngày sốt, tuyến nước bọt bắt đầu sưng to, gây đặc trưng sưng má và hàm. Ban đầu, tình trạng sưng thường xảy ra ở một bên, sau đó lan sang bên còn lại, nhưng kích thước hai bên có thể không đồng đều. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể khiến khuôn mặt biến dạng, gây khó nhai, khó nuốt do tuyến nước bọt sưng to. Vùng da sưng thường căng bóng, không đỏ nhưng khi chạm vào, bệnh nhân cảm thấy đau và nóng.
Các dấu hiệu phổ biến của quai bị như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, khô miệng, buồn nôn, nôn, sốt cao, có thể sưng bìu, đau tinh hoàn ở năm giới.
/luu_y_khi_dieu_tri_quai_bi_tai_nha_1_0ef1d03bc0.jpg)
Triệu chứng quai bị ở người lớn và trẻ em nhìn chung tương tự nhau. Một số trường hợp bệnh diễn tiến nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, quai bị có thể gây ra một số biến chứng hiếm gặp như viêm tinh hoàn ở nam giới (chiếm khoảng 10% trường hợp), viêm buồng trứng ở nữ giới (hiếm gặp), viêm tụy, viêm màng não hoặc viêm não.
Viêm màng não và viêm não là những biến chứng nguy hiểm của quai bị. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, khó tập trung, đau đầu dữ dội, suy giảm nhận thức hoặc co giật, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà
Một số lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà sẽ hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh như:
- Người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với gió trời để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời vẫn cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm trong thời gian ngắn để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn.
- Trong thời gian mắc bệnh, cần hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh hồi phục. Nếu nhận thấy tinh hoàn sưng đau, cần đưa người bệnh đến bác sĩ ngay để phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Quai bị có tính lây lan cao, vì vậy người bệnh cần được cách ly và điều trị tại nhà, tránh đến nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Các vật dụng cá nhân nên được sử dụng riêng, và người chăm sóc nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc mang đồ ăn cho bệnh nhân.
/luu_y_khi_dieu_tri_quai_bi_tai_nha_2_004128c90b.jpg)
Cách chăm sóc bệnh nhân quai bị tại nhà ra sao?
Hiện nay, quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho người bệnh ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol khi cần thiết.
- Hạn chế vận động mạnh để giảm nguy cơ biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não,…
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước khi bị sốt.
- Chườm mát để giảm sưng đau.
- Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tránh các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng như bôi mực tàu, lọ nồi hay đắp lá thuốc lên vùng sưng, vì có thể gây viêm nhiễm, chảy máu hoặc làm bệnh trầm trọng hơn.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà từ 7-10 ngày để vùng mang tai phục hồi hoàn toàn và hạn chế lây lan.
- Nếu xuất hiện triệu chứng như nôn ói, đau bụng, đau đầu, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
/luu_y_khi_dieu_tri_quai_bi_tai_nha_3_3d59e6a055.jpg)
Biện pháp phòng ngừa quai bị
Bên cạnh các biện pháp điều trị tại nhà, tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị ở cả trẻ em và người lớn. Những người chưa có miễn dịch, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành, nên tiêm phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
Vắc xin phòng quai bị có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, thường dưới dạng vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella. Hiện nay, Việt Nam một số loại vắc xin này đang được lưu hành: MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ). Các loại vắc xin này đã được chứng minh an toàn, hiệu quả, với khả năng bảo vệ lâu dài lên đến 95%. Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau từ 1 đến 3 tháng, tùy theo độ tuổi tiêm.
Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Nếu đã tiêm nhưng phát hiện có thai, thai phụ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thai kỳ phù hợp.
/luu_y_khi_dieu_tri_quai_bi_tai_nha_4_affbb2897d.jpg)
Việc nắm rõ lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ biến chứng. Quan trọng nhất là nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống hợp lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội hoặc sưng tinh hoàn, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp vắc xin sởi - quai bị - rubella chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Khi tiêm chủng tại đây, khách hàng được phục vụ trong môi trường sạch sẽ, hiện đại, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình. Trung tâm cũng có chính sách đặt lịch linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi. Liên hệ ngay hotline miễn phí 18006928 để đặt lịch tiêm và bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.