Tìm hiểu chung về đau đầu
Đau đầu là đau bất kỳ vị trí nào trên đầu từ ụ chẩm đến hốc mắt. Đau đầu xuất hiện do có sự kích thích thụ thể đau ở mạch máu, dây thần kinh, xoang,... Tùy theo nguyên nhân hay bệnh đau đầu được chia thành 2 nhóm chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Tùy theo thời gian và tần suất mắc bệnh đau đầu được chia thành đau đầu cấp tính và đau đầu mạn tính.
Triệu chứng đau đầu
Những triệu chứng của đau đầu
Triệu chứng của đau đầu rất đa dạng tùy thuộc vào loại đau . Đau đầu có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội và có thể kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau âm ỉ, căng tức hoặc như bị bó chặt ở đầu;
- Đau nhói, giật ở một hoặc cả hai bên đầu;
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh;
- Buồn nôn và nôn;
- Thay đổi thị lực, như nhìn mờ hoặc có hào quang;
- Đau ở vùng trán và mặt do sưng các xoang;
- Đau dữ dội đột ngột, thường ở một bên đầu, kèm theo chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc sưng mắt;
- Đau ở vùng cổ lan lên đầu, có thể kèm theo tê hoặc yếu ở tay hoặc chân.
/dau_dau1_1_5e3333e36f.jpg)
Tác động của đau đầu với sức khỏe
Đau đầu mạn tính thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người mắc nhnhư giảm tập trung, mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng,... Đau đầu cấp tính thường là triệu chứng liên quan các bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng có thể gặp đau đầu
Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau đầu đôi khi có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời. Các nguyên nhân thứ phát gây đau đầu có thể gây các biến chứng như suy kiệt, giảm khả năng sinh hoạt và làm việc, tử vong,…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi đau đầu xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu hoặc có các đặc điểm nguy hiểm như Đau đầu khởi phát lần đầu với cường độ dữ đội, đau đầu với tính chất khác những lần đau đầu trước, đau đầu mới khởi phát sau 50 tuổi, đau đầu kèm các dấu thần kinh định vị, đau đầu sau chấn thương hoặc kém đáp ứng điều trị,... bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Nguyên nhân gây đau đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu và chúng có thể được chia thành hai loại chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.
Đau đầu nguyên phát
Đây là loại đau đầu không phải do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào khác gây ra. Chúng chiếm hơn 90% các trường hợp đau đầu. Các loại đau đầu nguyên phát phổ biến bao gồm:
Đau đầu căng thẳng (tension-type headache): Đây là loại đau đầu phổ biến nhất, thường gây ra cảm giác đau âm ỉ, căng tức hoặc như bị bó chặt ở đầu.Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ nhưng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, tư thế đầu và cổ bất thường, thiếu ngủ, mất nước, sử dụng rượu và căng thẳng mắt có thể là các yếu tố kích hoạt.
Đau nửa đầu (migraine): Đặc trưng bởi cơn đau dữ dội, thường ở một bên đầu, có thể kèm theo thay đổi thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn và nôn. Các yếu tố kích hoạt có thể là thực phẩm (chẳng hạn như pho mát, MSG), caffeine, thiếu ngủ, căng thẳng và thời tiết thay đổi.
Đau đầu cụm (cluster headache): Đây là loại đau đầu dữ dội nhất, thường xảy ra theo cụm, với nhiều cơn đau ngắn nhưng dữ dội trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó là thời gian không đau. Cơn đau thường tập trung ở một bên đầu, quanh mắt, kèm theo các triệu chứng như chảy nước mắt, nghẹt mũi và sưng mí mắt.
Các chứng đau đầu nguyên phát khác: Bao gồm các loại đau đầu ít phổ biến hơn như đau đầu do gắng sức, đau đầu do ho, đau đầu do lạnh.
/dau_dau2_7284a0894c.jpg)
Đau đầu thứ phát
Đây là loại đau đầu do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Khi tình trạng bệnh lý gốc được điều trị, cơn đau đầu thường sẽ giảm hoặc biến mất. Các nguyên nhân gây đau đầu thứ phát có thể bao gồm:
Nhiễm trùng: Cảm lạnh, cúm, sốt, viêm xoang, viêm màng não, viêm não,...
Các vấn đề về mạch máu: Đột quỵ, xuất huyết não, phình mạch máu não,...
Chấn thương đầu: Va đập vùng đầu mặt.
U não: Các khối u phát triển trong não.
Các rối loạn thần kinh: Động kinh, đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh chẩm,...
Các tình trạng khác: Mất nước, đói, rối loạn giấc ngủ, nghiện rượu, cai caffeine, các vấn đề về răng,...
Sử dụng thuốc quá nhiều: Lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc.
Thay đổi hormone: Đau đầu liên quan đến kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.
Nguy cơ mắc phải đau đầu
Những ai có nguy cơ mắc phải đau đầu?
Những đối tượng dễ mắc chứng đau đầu gồm:
Giới: Nữ giới thường đau đầu nhiều hơn nam, đặc biệt trong lúc hành kinh hoặc độ tuổi mãn kinh do liên quan đến hormon trong cơ thể. Đau đầu cụm thường xuất hiện nhiều ở giới
Tuổi: Đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn ở người trưởng thành.
Tiền sử gia đình: Một số loại đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong gia đình.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau đầu
Có nhiều yếu tố khởi phát hoặc tăng nguy cơ đau đầu như:
Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tâm lý (stress), lo âu, trầm cảm hoặc những thay đổi cảm xúc đột ngột có thể làm tăng nguy cơ khởi phát đau đầu, đặc biệt là đau đầu do căng cơ và đau nửa đầu (migraine). Bên cạnh đó, giấc ngủ không đều – bao gồm cả mất ngủ, ngủ quá nhiều hoặc thay đổi múi giờ – cũng là những yếu tố làm rối loạn chu trình sinh học, góp phần thúc đẩy cơn đau đầu.
Yếu tố môi trường: Một số yếu tố từ môi trường xung quanh như thay đổi thời tiết (nóng, lạnh đột ngột), độ ẩm cao, áp suất khí quyển thấp, khói bụi, tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng chói có thể kích thích các thụ thể cảm giác và dẫn đến khởi phát đau đầu ở người nhạy cảm. Những yếu tố này thường ảnh hưởng rõ rệt ở bệnh nhân bị đau nửa đầu.
Hormone: Sự biến động hormone, đặc biệt là estrogen, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát đau đầu ở nữ giới. Nhiều phụ nữ báo cáo rằng cơn đau đầu thường xảy ra vào thời điểm trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi dùng thuốc tránh thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh. Đây là lý do vì sao đau nửa đầu có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới so với nam.
Chế độ ăn: Rượu, cafe,... có thể kích thích cơn đau đầu ở người nhạy cảm. Ngoài ra, việc bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường cũng là yếu tố có thể gây ra cơn đau đầu.
Thuốc: Một số loại thuốc – đặc biệt là thuốc giảm đau không kê đơn nếu sử dụng quá thường xuyên – có thể dẫn đến tình trạng "đau đầu do lạm dụng thuốc" (medication-overuse headache). Ngoài ra, thuốc tránh thai nội tiết, thuốc giãn mạch hoặc một số thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có thể liên quan đến đau đầu ở một số bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau đầu
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau đầu
Việc chẩn đoán đau đầu thường dựa trên tiền sử bệnh, mô tả chi tiết về các triệu chứng đau đầu và khám thực thể. Các bác sĩ có thể khai thác một số thông tin sau:
- Tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.
- Vị trí đau đầu.
- Cảm giác đau (nhói, căng tức, đau kiểu mạch đập).
- Các triệu chứng đi kèm (buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, thay đổi thị lực).
- Các yếu tố kích hoạt hoặc làm dịu cơn đau.
- Tiền sử bệnh và tiền sử gia đình về đau đầu và các bệnh lý khác.
- Các thuốc đang sử dụng hiện tại.
Trong hầu hết các trường hợp đau đầu nguyên phát, không cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ đau đầu thứ phát do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Chụp X-quang xoang: Nếu nghi ngờ viêm xoang là nguyên nhân gây đau đầu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não: Để kiểm tra các bất thường trong não chẳng hạn như khối u, xuất huyết, đột quỵ hoặc các bất thường cấu trúc khác.
Chọc dò tủy sống (lumbar puncture): Nếu nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương chẳng hạn như viêm màng não.
Điện não đồ (EEG): Nếu nghi ngờ động kinh là nguyên nhân gây đau đầu.
Chụp mạch máu não (CT angiography hoặc MR angiography): Để kiểm tra các vấn đề về mạch máu não.
/dau_dau3_6864d32681.jpg)
Phương pháp điều trị đau đầu
Mục tiêu của điều trị đau đầu là giảm đau, ngăn ngừa các cơn đau tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại đau đầu, tần suất, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đi kèm theo đau đầu.
Nội khoa
Đối với hầu hết các cơn đau đầu nhẹ đến trung bình, các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,..có thể giúp giảm đau hiệu quả. Nên tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo và không sử dụng quá thường xuyên để tránh nguy cơ đau đầu do lạm dụng thuốc.
Đối với các cơn đau đầu dữ dội hơn hoặc đau nửa đầu, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc đặc hiệu như:
Triptans: Các thuốc thuộc nhóm này (sumatriptan, zolmitriptan) thường được sử dụng để điều trị cơn đau nửa đầu bằng cách tác động lên serotonin.
Ergots: Các thuốc thuộc nhóm này (ergotamine, dihydroergotamine) cũng có thể được sử dụng để điều trị đau nửa đầu và đau đầu cụm.
Thuốc điều trị đau đầu cụm: Bao gồm oxygen liệu pháp (thở oxy lưu lượng cao), tiêm thuốc giảm đau (triptans) và các thuốc dự phòng như verapamil, corticosteroids.
Thuốc điều trị đau đầu căng thẳng: Thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích trong việc điều trị đau đầu căng thẳng mạn tính.
Thuốc dự phòng: Đối với những người bị đau đầu thường xuyên hoặc đau nửa đầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dùng hàng ngày để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh canxi và các kháng thể đơn dòng nhắm vào CGRP.
Ngoại khoa
Phẫu thuật hiếm khi được chỉ định trong điều trị đau đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau đầu thứ phát do các vấn đề cấu trúc như u não, dị dạng mạch máu,... phẫu thuật cần thực hiện để giải quyết nguyên nhân gốc.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa đau đầu
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu
Một lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất đau đầu mạn tính, giảm lượng thuốc cần sử dụng. Bạn có thể thay đổi để hình thành những thói quen sau:
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thúc đẩy quá trao đổi chất và bài tiết tốt hơn.
Ăn thực phẩm xanh: Rau xanh, trái cây không chỉ là những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà con ngon miệng với giá cả hợp lý. Khẩu phần ăn nhiều rau và trái cây bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, chất béo tốt,... và giúp bữa ăn trong bắt mắt và ngon miệng hơn.
Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp cơ thể sản sinh dopamine - một hormone liên quan đến cảm giác tích cực và hưng phấn. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe của bạn.
Không dùng chất kích thích: Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá,... giúp hạn chế sự căng thẳng tinh thần.
Uống đủ nước: Mất nước là một yếu tố kích thích đau đầu phổ biến. Hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước hàng ngày.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu. Bạn nên duy trì lịch ngủ đều đặn phù hợp với cơ thể.
Quản lý căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu, hoặc tham gia các hoạt động giải trí để giảm căng thẳng.
Duy trì tư thế tốt: Tránh các tư thế gây căng thẳng cho cổ và vai, đặc biệt khi làm việc trên máy tính hoặc đọc sách.
Chườm lạnh hoặc ấm: Đặt túi đá hoặc khăn ấm lên trán, thái dương hoặc sau gáy có thể giúp giảm đau.
Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh: Khi bị đau đầu, nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh có thể giúp giảm các triệu chứng, đặc biệt là đối với đau nửa đầu.
/dau_dau4_55cc370710.jpg)
Chế độ dinh dưỡng:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Các thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt là vitamin B, C, E) và chất chống oxy hóa giúp cải thiện tuần hoàn não, giảm viêm và ổn định hoạt động thần kinh. Đây cũng là nguồn thực phẩm tự nhiên, dễ tiêu hóa, giúp hạn chế nguy cơ đau đầu do thức ăn nhiều chất phụ gia
- Tránh thực phẩm dễ kích hoạt đau đầu: Một số người có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm như rượu vang đỏ, phô mai ủ lâu, socola, thực phẩm chế biến sẵn có chứa nitrat hoặc glutamate (MSG). Nên theo dõi và loại trừ các yếu tố khởi phát cá nhân qua nhật ký ăn uống.
- Không bỏ bữa và ăn đúng giờ: Hạ đường huyết do bỏ bữa có thể dẫn đến đau đầu. Duy trì lịch ăn đều đặn, kết hợp các bữa phụ nếu cần, giúp giữ ổn định năng lượng và tránh khởi phát cơn đau không mong muốn.
- Bổ sung thực phẩm chứa chất béo tốt: Các loại hạt, cá béo (như cá hồi, cá thu), quả bơ và dầu ô-liu chứa omega-3 và các acid béo không bão hòa có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả.
Xem thêm: Uống gì để giảm đau đầu? 19 loại nước uống không thể bỏ qua
Phương pháp phòng ngừa đau đầu hiệu quả
Đau đầu nguyên phát có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp sau:
Đặc hiệu
Thuốc dự phòng: Đối với những người bị đau đầu thường xuyên hoặc đau nửa đầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dùng hàng ngày để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Việc lựa chọn thuốc dự phòng phụ thuộc vào loại đau đầu, các tình trạng sức khỏe khác và khả năng dung nạp thuốc của từng người.
Tránh các yếu tố kích hoạt: Xác định và tránh các yếu tố cụ thể gây ra đau đầu cho bạn đã biết là một phần quan trọng của việc phòng ngừa.
Không đặc hiệu
Duy trì lối sống lành mạnh: Tuân thủ các thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, uống đủ nước và quản lý căng thẳng có thể giúp giảm nguy cơ đau đầu.
Liệu pháp thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn kiểm soát phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng và có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau đầu căng thẳng.
Vật lý trị liệu và massage: Có thể giúp giảm căng cơ và cải thiện tư thế, từ đó giảm nguy cơ đau đầu.
Châm cứu: Một số người thấy châm cứu có hiệu quả trong việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng và các yếu tố cảm xúc khác có thể gây ra đau đầu.