Sốt phát ban ở người lớn là một tình trạng ít gặp hơn so với trẻ nhỏ, nhưng không vì thế mà có thể xem nhẹ. Khi người trưởng thành mắc bệnh, các triệu chứng thường rầm rộ và kéo dài hơn, đôi khi đi kèm với những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về biểu hiện và cách chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Tại sao lại sốt phát ban ở người lớn?
Sốt phát ban là một dạng nhiễm trùng cấp do virus gây ra, biểu hiện điển hình là sốt cao kèm theo các nốt ban đỏ xuất hiện trên da. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc nếu hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho virus xâm nhập và phát triển.
Tác nhân chính gây ra sốt phát ban là virus Human herpes loại 6 và 7. Những loại virus này thường tấn công cơ thể khi sức đề kháng bị suy giảm, khiến hệ thống miễn dịch không đủ khả năng chống lại mầm bệnh. Ngoài ra, nếu sốt phát ban ở người lớn kéo dài và không cải thiện, nguyên nhân có thể là do các loại vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp gây nên các bệnh như sởi, rubella,...
/dau_hieu_sot_phat_ban_o_nguoi_lon_1_8f29b80b42.png)
Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở người lớn
Biểu hiện lâm sàng
Sốt phát ban ở người trưởng thành thường có thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần trước khi các triệu chứng bùng phát đột ngột. Sau đó, bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày nếu không được xử lý đúng cách. Những biểu hiện thường gặp bao gồm:
Sốt cao đột ngột
Người bệnh thường bị sốt cao bất ngờ, nhiệt độ cơ thể có thể vượt ngưỡng 39°C. Trước cơn sốt, một số triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như: Chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt, đau đầu,...
Phát ban trên da
Da xuất hiện các nốt ban đỏ. Ban thường bắt đầu với màu hồng nhạt, có thể phẳng hoặc hơi gồ nhẹ trên bề mặt da. Theo thời gian, ban chuyển dần sang màu đỏ đậm và nổi rõ hơn. Các nốt phát ban không theo chu kỳ rõ ràng, thường lan khắp cơ thể. Ở những trường hợp nhẹ, ban có thể biến mất trong vài giờ hoặc một ngày. Tuy nhiên, nếu nặng hơn, ban có thể kéo dài vài ngày mới lặn.
Sưng hạch bạch huyết
Người mắc sốt phát ban có thể bị nổi và sưng hạch ở vùng cổ hoặc dưới hàm do hệ miễn dịch phản ứng với tác nhân xâm nhập.
Ngoài các biểu hiện trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như: Tiêu chảy nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau tai, viêm họng, ho,... Nếu sốt kéo dài và không được kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu hoặc co giật.
/dau_hieu_sot_phat_ban_o_nguoi_lon_2_4729cbc5e1.png)
Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
Sốt phát ban và sốt xuất huyết đều có các biểu hiện tương tự như đau đầu, đau cơ, phát ban trên da,... nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng bệnh lý hoàn toàn riêng biệt.
Để xác định chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được làm xét nghiệm máu. Thông qua xét nghiệm này, nếu là sốt xuất huyết thì kết quả sẽ cho thấy kháng nguyên dương tính, đồng thời số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu bị giảm.
Phương pháp điều trị sốt phát ban ở người lớn
Hiện nay, điều trị sốt phát ban ở người lớn chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng bằng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc hạ sốt (như Paracetamol): Giúp giảm nhiệt độ cơ thể và giảm các cơn đau nhẹ do sốt gây ra.
- Thuốc giảm ho và đau họng: Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện viêm họng, ho kéo dài kèm theo cảm giác đau rát, bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và hỗ trợ long đờm.
- Thuốc chống viêm: Áp dụng khi có tình trạng đau nhức do phản ứng viêm trong quá trình nhiễm virus. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và chỉ định của bác sĩ.
- Lưu ý: Việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm bệnh nặng thêm.
Chăm sóc hỗ trợ tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể tập trung chống lại virus và hạn chế khả năng lây lan cho người khác.
- Uống đủ nước: Sốt cao khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải, vì vậy cần bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng cơ thể và giảm tình trạng mệt mỏi.
- Tăng cường dinh dưỡng: Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết hỗ trợ hệ miễn dịch, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: Thay vì kiêng tắm, người bệnh nên tắm bằng nước ấm và vệ sinh cơ thể thường xuyên để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm cảm giác ớn lạnh.
- Mặc trang phục thoáng mát: Quần áo rộng rãi, làm từ chất liệu thấm hút tốt sẽ giúp điều hòa thân nhiệt, mang lại cảm giác dễ chịu hơn trong thời gian bị sốt.
Mặc dù người lớn có hệ miễn dịch hoàn chỉnh hơn so với trẻ nhỏ, nhưng không nên chủ quan khi bị sốt phát ban. Sốt kéo dài dù do nguyên nhân gì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra biến chứng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
/dau_hieu_sot_phat_ban_o_nguoi_lon_3_274852974d.png)
Tăng cường đề kháng bằng tiêm phòng vắc xin
Để phòng ngừa sốt phát ban cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, người lớn nên chủ động tiêm phòng đầy đủ để củng cố hệ miễn dịch.
Một số loại vắc xin quan trọng mà người lớn cần lưu ý gồm: Vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR), thủy đậu, cúm mùa, viêm gan B, uốn ván – bạch hầu – ho gà (Tdap),...
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp các gói vắc xin dành riêng cho người lớn, được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể. Đội ngũ y bác sĩ tại đây sẽ tư vấn chi tiết để giúp bạn lựa chọn vắc xin phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu trong phòng bệnh.
Liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch tiêm phòng phù hợp với nhu cầu cá nhân!
/dau_hieu_sot_phat_ban_o_nguoi_lon_4_defd2bbfd0.png)
Sốt phát ban ở người lớn có thể gây ra nhiều khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách. Vì vậy, việc trang bị kiến thức đầy đủ về triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc khi mắc bệnh là điều cần thiết. Chủ động theo dõi sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, đồng thời hạn chế lây lan trong cộng đồng.