icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
met_moi_fc2e5b91fcmet_moi_fc2e5b91fc

Mệt mỏi là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Kim Tuyền01/04/2025

Mệt mỏi (Fatigue) có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân liên quan đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Một số nguyên nhân gây mệt mỏi có thể nghiêm trọng. Bạn có thể giảm bớt tình trạng mệt mỏi bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục và giấc ngủ.

Tìm hiểu chung về mệt mỏi

Mệt mỏi là cảm giác kiệt sức hoặc thiếu năng lượng kéo dài. Tình trạng này có thể là mệt mỏi về thể chất, tinh thần hoặc kết hợp cả hai. Bất kỳ ai cũng có thể bị mệt mỏi – hầu hết người trưởng thành đều trải qua điều này vào một thời điểm nào đó trong đời.

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng y tế, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đây cũng có thể là kết quả của lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như thiếu vận động hoặc chế độ ăn uống kém.

Triệu chứng mệt mỏi

Những dấu hiệu và triệu chứng của mệt mỏi

Ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, mệt mỏi nặng có thể khiến bạn khó thức dậy vào buổi sáng, đi làm, thực hiện các hoạt động thường ngày và duy trì năng lượng suốt cả ngày. Khi bị mệt mỏi, bạn có cảm giác buồn ngủ dữ dội, nhưng ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn vẫn có thể không cảm thấy tỉnh táo hay hồi phục.

Mệt mỏi có thể đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Trầm cảm và mất hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đây;
  • Khó tập trung hoặc mất khả năng chú ý;
  • Mất năng lượng nghiêm trọng và thiếu động lực;
  • Lo lắng, căng thẳng và dễ cáu gắt;
  • Đau cơ và yếu cơ.
met-moi 4.jpg

Ngoài ra, các triệu chứng khác của mệt mỏi có thể bao gồm:

  • Mắt mỏi;
  • Chân mỏi;
  • Toàn thân uể oải;
  • Vai cứng;
  • Cảm giác khó chịu, bồn chồn;
  • Chán nản, buồn chán;
  • Nóng vội, thiếu kiên nhẫn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thỉnh thoảng bạn cảm thấy mệt mỏi là điều bình thường. Ai cũng có thể trải qua những cơn mệt mỏi ngắn hạn do ốm, rối loạn giấc ngủ, di chuyển xa hoặc thay đổi chế độ ăn uống, thuốc men.

Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu:

  • Cơn mệt mỏi kéo dài hơn vài ngày;
  • Bạn gặp khó khăn khi đi làm hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày;
  • Không có nguyên nhân rõ ràng gây ra mệt mỏi;
  • Cơn mệt mỏi xuất hiện đột ngột;
  • Bạn trên 65 tuổi;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Mặt khác, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu mệt mỏi đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Khó thở hoặc đau ở ngực, cánh tay hoặc phần lưng trên.
  • Nhịp tim bất thường như nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm.
  • Tim đập mạnh, hồi hộp hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Đau đầu hoặc gặp vấn đề về thị lực (đặc biệt nếu bạn vừa bị chấn thương đầu).
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng.
  • Yếu cơ.
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc người xung quanh.

Nguyên nhân gây mệt mỏi

Nhiều yếu tố như bệnh lý, thói quen sinh hoạt, thuốc men và các rối loạn khác có thể gây ra mệt mỏi. Mệt mỏi có thể chỉ là tạm thời hoặc trở thành tình trạng mãn tính (kéo dài từ sáu tháng trở lên). Các nguyên nhân có thể gây tình trạng mệt mỏi gồm:

Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen trong lối sống của bạn có thể góp phần gây mệt mỏi, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống kém;
  • Lạm dụng rượu bia;
  • Sử dụng chất kích thích;
  • Căng thẳng, kiệt sức;
  • Rối loạn giấc ngủ do lệch múi giờ.

Hoạt động thể chất quá nhiều hoặc quá ít

  • Khi bị mệt mỏi bạn sẽ cảm thấy không có đủ năng lượng để tập thể dục, nhưng thiếu vận động có thể làm mệt mỏi trở nên nặng nề hơn.
  • Việc ít vận động lâu ngày có thể gây giảm thể lực, khiến các hoạt động thể chất trở nên khó khăn hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
  • Ngược lại, tập thể dục quá mức hoặc lao động trí óc, thể lực kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi.

Rối loạn giấc ngủ

Một số bệnh lý về giấc ngủ có thể gây kiệt sức kéo dài, bao gồm:

  • Mất ngủ;
  • Ngưng thở khi ngủ;
  • Chứng ngủ rũ;
  • Rối loạn giấc ngủ do làm việc ca đêm nhiều.
met-moi 5.jpg

Thuốc kê đơn và phương pháp điều trị

Một số loại thuốc có thể gây mệt mỏi cho bạn, bao gồm:

  • Thuốc an thần;
  • Thuốc chống loạn thần;
  • Thuốc giảm đau opioid;
  • Thuốc chống co giật;
  • Thuốc chẹn beta.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị cũng có thể gây mệt mỏi, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin không kê đơn;
  • Ghép tủy xương;
  • Hóa trị.

Nhiễm trùng

Nhiều bệnh lý nhiễm trùng có thể gây tình trạng mệt mỏi gồm:

  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân;
  • HIV;
  • COVID-19;
  • Bệnh Lyme.

Bệnh lý tim mạch và hô hấp

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh tim mạch và hô hấp, bao gồm:

  • Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
  • Khí phế thũng;
  • Suy tim sung huyết.

Bệnh tâm thần

Mệt mỏi do bệnh lý tâm thần có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, bao gồm:

  • Trầm cảm;
  • Lo âu;
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Bệnh tự miễn

Mệt mỏi là triệu chứng của nhiều bệnh tự miễn, bao gồm:

  • Đái tháo đường tuýp 1;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Đa xơ cứng;
  • Nhược cơ;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Hội chứng Sjögren.

Mất cân bằng nội tiết

Các vấn đề về hệ nội tiết có thể gây mệt mỏi. Suy giáp là một nguyên nhân phổ biến. Nhiều tình trạng sức khỏe và yếu tố ảnh hưởng đến hormone khác có thể gây mệt mỏi gồm:

  • Hội chứng Cushing;
  • Bệnh thận;
  • Rối loạn điện giải;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Các bệnh về tuyến giáp;
  • Mang thai;
  • Biện pháp tránh thai nội tiết tố (thuốc tránh thai, que cấy tránh thai).

Các bệnh mãn tính khác

Một số bệnh mãn tính có thể gây mệt mỏi nghiêm trọng và kéo dài, bao gồm:

  • Ung thư;
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính;
  • Đau xơ cơ;
  • Bệnh thận;
  • Đái tháo đường tuýp 2.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu máu hoặc thiếu các vitamin quan trọng (như vitamin D, B12) có thể gây mệt mỏi. Mất nước cũng có thể khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt chất lỏng.

Thừa cân hoặc thiếu cân

  • Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có triệu chứng mệt mỏi, chẳng hạn như đái tháo đường hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Thừa cân hoặc béo phì còn gây đau khớp hoặc đau cơ, làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi.
  • Thiếu cân có thể khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các bệnh lý như rối loạn ăn uống, ung thư, bệnh mãn tính hoặc cường giáp có thể dẫn đến sụt cân và mệt mỏi nghiêm trọng.

Nguy cơ mắc phải mệt mỏi

Những ai có nguy cơ mắc bệnh mệt mỏi?

Những người có nguy cơ mắc bệnh mệt mỏi là:

  • Người bị béo phì hoặc thiếu cân.
  • Người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim, suy giáp, viêm khớp, ung thư, thiếu máu, hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), bệnh tự miễn (lupus, viêm ruột, đa xơ cứng)...
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mệt mỏi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mệt mỏi là:

  • Căng thẳng, lo âu, trầm cảm kéo dài làm tăng nguy cơ mệt mỏi.
  • Lạm dụng chất kích thích như caffeine, rượu, thuốc lá.
  • Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không đúng giờ.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị mệt mỏi

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mệt mỏi

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát để tìm các dấu hiệu bệnh lý và hỏi về việc sử dụng thuốc của bạn nếu có.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống;
  • Sử dụng caffeine, thuốc hoặc chất kích thích;
  • Mức độ tiêu thụ rượu bia;
  • Lịch làm việc và giờ đi ngủ.

Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây mệt mỏi, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin có thể chỉ ra bệnh đái tháo đường, bệnh gan hoặc nhiễm trùng.
  • Hình ảnh học (CT, MRI, X-quang...);
  • Bảng câu hỏi đánh giá sức khỏe tâm thần;
  • Xét nghiệm máu: Cung cấp thông tin về nhiễm trùng, thiếu máu, các bất thường về máu khác hoặc các vấn đề về dinh dưỡng.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp kiểm tra chức năng của tuyến giáp (nồng độ tuyến giáp quá cao hoặc quá thấp).
  • Que thử thai giúp kiểm tra xem bạn có đang mang thai hay không.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định đánh giá chất lượng giấc ngủ để kiểm tra tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Phương pháp điều trị mệt mỏi hiệu quả

Bác sĩ sẽ tập trung điều trị hoặc giúp bạn kiểm soát tình trạng hoặc bệnh lý gây ra mệt mỏi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc (nếu cần thiết);
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện năng lượng;
  • Liệu pháp tâm lý nếu mệt mỏi liên quan đến vấn đề tinh thần.

Nếu tình trạng mệt mỏi của bạn không do bệnh lý gây ra, việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng. Để giảm mệt mỏi, bạn có thể:

  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn lành mạnh và cân bằng, đồng thời uống nhiều nước trong ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tập luyện thư giãn nhiều hơn như yoga hoặc thiền.
  • Duy trì lịch trình làm việc và cá nhân hợp lý.
  • Thay đổi hoặc giảm bớt các tác nhân gây căng thẳng, nếu có thể.
  • Tránh sử dụng rượu, nicotin và các chất kích thích khác.
met-moi 6.jpg

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa mệt mỏi

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mệt mỏi

Chế độ sinh hoạt:

  • Duy trì thói quen ngủ tốt: Cố gắng ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Tránh uống cà phê, sử dụng thiết bị điện tử hoặc tập thể dục ngay trước khi ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tránh rượu và các chất kích thích: Hạn chế rượu bia ở mức độ vừa phải hoặc tránh hoàn toàn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Yoga, thiền, chánh niệm và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn là yếu tố quan trọng đối với một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức có thể gây mệt mỏi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định cân nặng lý tưởng và cố gắng duy trì trong mức đó.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giữ đủ nước.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
met-moi 7.jpg

Phương pháp phòng ngừa mệt mỏi hiệu quả

Mệt mỏi (cả về thể chất và tinh thần) là điều có thể phòng ngừa ở nhiều người.

  • Quản lý căng thẳng và trầm cảm.
  • Tập thể dục vừa phải.
  • Cải thiện chế độ ăn uống và ăn sáng đầy đủ, bổ sung thêm nhiều trái cây và rau quả.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc và có thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
  • Tránh cà phê, trà hoặc đồ uống có chứa caffeine sau 6 giờ tối.
  • Không uống rượu sau bữa tối và giảm lượng rượu tiêu thụ.
  • Nếu bạn có bệnh lý nền thì cần điều trị và uống thuốc đầy đủ theo đơn bác sĩ.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Buồn ngủ là cảm giác cần ngủ, trong khi mệt mỏi là tình trạng kiệt sức về thể chất, tinh thần hoặc cả hai, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.

Không hẳn. Ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn cảm thấy uể oải. Điều quan trọng là chất lượng giấc ngủ, không chỉ số giờ ngủ.

Caffeine có thể giúp tỉnh táo tạm thời, nhưng lạm dụng có thể gây rối loạn giấc ngủ và khiến mệt mỏi nặng nề hơn về lâu dài.

Nếu mệt mỏi cải thiện khi bạn nghỉ ngơi đủ và có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục, thì nguyên nhân phần nhiều do lối sống. Ngược lại, nếu mệt mỏi kéo dài dù bạn đã thay đổi lối sống, bạn nên đi khám để khám xem có nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nào không.

Nếu chế độ ăn uống đầy đủ, bạn không nhất thiết phải bổ sung thêm thực phẩm chức năng. Nhưng nếu bạn bị thiếu sắt, vitamin B12, vitamin D hoặc magie, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung cho bạn.