Bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng, với khả năng lây lan từ người sang người, từ động vật sang người và ngược lại, thông qua các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,... Trong số đó, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đặc biệt được quan tâm bởi khả năng lây lan nhanh, mức độ nguy hiểm cao trong cộng đồng, thậm chí có thể bùng phát thành dịch nếu không có các biện pháp can thiệp và ngăn chặn mầm bệnh kịp thời và hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ trang bị những thông tin cần thiết về các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đồng thời gợi ý các biện pháp phòng ngừa tốt nhất, mời mọi người cùng theo dõi bài nhé.
Thông tin cần biết về bệnh truyền nhiễm nhóm A
Đầu tiên mọi người cần biết được bệnh truyền nhiễm do nhiều tác nhân gây ra có thể là ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn hoặc virus và đường lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ người qua động vật và ngược lại.
Trong đó theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 bệnh truyền nhiễm nhóm A có mức độ nguy hiểm cao khi tốc độ lây lan nhanh chóng và có tỷ lệ tử vong cao, bao gồm các bệnh như đậu mùa, sốt xuất huyết, bại liệt,...
Đặc biệt là mới đây vào năm 2020 Bộ Y Tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019 - nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_1_1908329389.png)
Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh nào?
Như đã đề cập bệnh truyền nhiễm nhóm A thuộc nhóm nguy hiểm nhất khi bao gồm các bệnh phổ biến sau đây, trong đó bao gồm các bệnh về đường hô hấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh, cụ thể:
Cúm A-H5N1
Virus gây cúm A-H5N1 gây ra các bệnh nhiễm trùng hô hấp dẫn đến các biến chứng như hội chứng suy hô hấp cấp tính, các tổn thương về thần kinh làm co giật,... Đặc biệt có khả năng lây nhiễm cao ở các loài gia cầm với triệu chứng phổ biến như sốt cao, đau họng, ho,...
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_2_a44a051c90.jpg)
Đậu mùa
Bệnh truyền nhiễm tiếp theo trong nhóm A là đậu mùa đã từng gây ra hàng triệu ca tử vong trước khi có vắc xin thủy đậu với các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau lưng,... sau đó sẽ xuất hiện các nốt ban chứa mủ lan ra khắp các bộ phận trên cơ thể.
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chỉ với khoảnh khắc tiếp xúc qua không khí chứa virus và có thời gian ủ bệnh đến 17 ngày không triệu chứng.
Bại liệt
Bại liệu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường phân, miệng hoặc nguồn nước, thực phẩm bị ô nhiễm với biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau chân tay và có thể dẫn đến liệt chân không thể hồi phục.
Nhóm trẻ em dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và tính đến hiện nay bệnh vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm, mà chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin bại liệt nhiều lần trong đời để bảo vệ cơ thể khỏi việc nhiễm bệnh hoặc lựa chọn tiêm ngừa bại liệt với các bệnh khác trong vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt.
Dịch hạch
Bệnh dịch hạch có thể gây ra biến chứng là viêm phổi và nhiễm trùng máu với tỷ lệ tử vong đến 100% nếu không chữa trị kịp thời, có thể lây lan nhanh trong không khí và đã từng là nguyên nhân tử vong cho hơn 50 triệu người Châu Âu trong thế kỷ 14.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh phát triển từ sốt cấp tính với thời gian ủ bệnh đến 7 ngày, cảm giác ớn lạnh, suy nhược, đau nhức cơ thể,...
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_3_0bff1b232c.jpg)
Bệnh tả
Tả là bệnh nhiễm trùng tiêu chảy cấp tính đáng lo ngại vì không có triệu chứng bệnh trong thời gian đầu, nhưng lại có tốc độ lây lan nhanh trong không khí. Khi đó một số ít trường hợp có thể gặp trường hợp tiêu chảy cấp tính và mất nước.
Bệnh sốt vàng
Thời gian ủ bệnh sốt vàng từ 3 - 6 ngày với các triệu chứng thường gặp như đau cơ, nhức đầu, sốt, chán ăn, buồn nôn và sẽ biến mất sau 3- 4 ngày nếu điều trị kịp thời.
Bệnh có tốc độ lây lan cao từng là mối đe dọa với nền y tế toàn cầu qua vết đốt của muỗi Aedes và Haemagogus bị nhiễm bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Marburg hoặc Lassa
Triệu chứng sốt xuất huyết do virus Ebola, Marburg hoặc Lassa gây ra sẽ bắt đầu từ hai ngày đến ba tuần sau khi nhiễm bệnh với triệu chứng sốt, đau họng, đau cơ, đau đầu, nôn mửa,... và suy giảm chức năng gan và thận.
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_4_c74f3f80d2.png)
Bệnh viêm đường hô hấp nặng do virus mới
Bệnh viêm hô hấp do chủng virus mới chưa rõ tác nhân bao gồm các triệu chứng như khó thở, đau họng, sổ mũi,... với một số diễn biến nặng có thể gây viêm phổi, suy hô hấp và tử vong.
Ngoài ra, tại Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV (chủng mới của virus Corona) Covid-19 gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile)
Sốt Tây sông Nin do loại virus Tây sông Nin (WNV) ở châu Phi, châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Tây Á gây ra, nhưng có đến 80% trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, số còn lại có thể bị sốt, nôn mửa, phát ban trên da và sưng hạch bạch huyết.
Các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
Trước những ảnh hưởng nguy hiểm gây ra cho sức khỏe bởi các bệnh truyền nhiễm nhóm A, dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh hiệu quả mọi người có thể tham khảo qua.
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_5_f12b500207.png)
Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa tay sau khi đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ,... phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm trên da.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm là cách giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như thương hàn, bệnh tả, lỵ,... Bằng cách ăn chín uống sôi, bảo quản thức ăn tránh tiếp xúc với côn trùng,...
Môi trường sống sạch đẹp
Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống bằng cách gom và xử lý rác thải, chất thải của người và động vật, loại bỏ các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi sinh sản, đảm bảo nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.
Duy trì thói quen sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm từ cộng đồng như giang mai, HIV, viêm gan B,... bằng cách sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để ngăn chặn sự lây lan của virus và vi khuẩn.
Tiêm vắc xin ngừa các bệnh nhóm A
Trong các biện pháp phòng ngừa bệnh, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp chủ động giúp tạo miễn dịch tốt nhất cho cơ thể trước nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh, nhưng việc tiêm phòng cần đảm bảo tuân theo đúng lịch tiêm từ bác sĩ.
Ngoài ra thực tế việc thiếu vắc xin cũng là trở ngại lớn của nhiều người khi phải dời lịch tiêm và Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó với lịch đăng ký tiêm theo gói cho trẻ nhỏ đến người trưởng thành, đặc biệt là các gói tiêm dành cho một số đối tượng nhất định như: Gói tiêm trọn gói vắc xin tiền hôn nhân, gói cho phụ nữ trước khi mang thai hay gói tiêm cho người mắc bệnh mãn tính.
Các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được nhập khẩu từ các thương hiệu sản xuất lớn trên thế giới và bảo quản trong kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP, để đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất đến với khách hàng, vì vậy hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu từ hôm nay để đặt lịch tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm nhóm A nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung nhé.
/benh_truyen_nhiem_nhom_a_bao_gom_nhung_benh_nao_6_fbdd08fee5.png)
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm nhóm A, đặc biệt là nguy cơ lây lan rất nhanh và có thể gây tử vong nhanh chóng. Từ đó mọi người cần nâng cao kiến thức về cách phòng ngừa bệnh để tự bảo vệ chính bản thân mình và những người trong gia đình bằng cách đăng ký lịch tiêm vắc xin từ hôm nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.