icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
viem_gan_b_5_43c46a863d_2edd640ee9viem_gan_b_5_43c46a863d_2edd640ee9

Viêm gan B là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Lê Thị Nhân Tâm24/02/2025

Bệnh viêm gan B là một nhiễm trùng gan do virus viêm gan B gây ra, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việc nhiễm trùng này lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể nhiễm bệnh. Bệnh có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan B.

Tìm hiểu chung bệnh viêm gan B

Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là một bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Vi rút này thường lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Khi vào máu, vi rút sẽ tấn công và phá hủy tế bào gan.

Một số người mắc viêm gan B chỉ phát bệnh trong vài tuần (giai đoạn này được gọi là nhiễm trùng "cấp tính") và sau đó có thể miễn dịch với vi rút viêm gan B. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, vi rút có thể gây ra tình trạng nhiễm "mãn tính", làm tăng nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư gan.

Triệu chứng bệnh viêm gan B

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B

Đa số người mắc viêm gan B sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, và bệnh nhân thường tự khỏi mà không nhận ra mình đã từng bị nhiễm viêm gan B. Nếu xuất hiện triệu chứng, chúng thường xảy ra trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi tiếp xúc với vi rút viêm gan B. Đây được gọi là giai đoạn cấp, và các biểu hiện viêm gan B có thể bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Nước tiểu sậm màu;
  • Sốt;
  • Đau khớp;
  • Ăn không ngon;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Suy nhược và mệt mỏi;
  • Vàng da, vàng mắt.
viem_gan_b_3_2b883a0f8d.jpg

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm gan B

Nếu sau 6 tháng mà cơ thể bệnh nhân vẫn chưa loại bỏ được vi rút viêm gan B, bệnh nhân sẽ được coi là nhiễm viêm gan B mạn tính. Nhiễm HBV mạn tính có thể gây ra các biến chứng như:

  • Xơ gan;
  • Ung thư gan;
  • Suy gan;
  • Khác: Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các bệnh lý viêm khác tại thận hoặc mạch máu trong cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cho rằng mình có thể đã tiếp xúc với vi rút viêm gan B (ví dụ: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người mắc viêm gan B...), hãy lưu ý:

  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như đã nêu trên, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
  • Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng và hỗ trợ bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
viem_gan_b_1_c8c4acec09.jpg

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra và lây truyền từ người sang người thông qua các con đường như máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Vi rút có thể lây qua việc dùng chung kim tiêm, vết thương do kim tiêm đâm, hoặc tiếp xúc với dịch tiết cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo. Đối với phụ nữ mang thai, vi rút có thể truyền sang con trong quá trình sinh hoặc sau sinh. Tuy nhiên, viêm gan B không lây qua đường hô hấp.

Viêm gan B có thể diễn tiến theo hai dạng là cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh thường kéo dài dưới 6 tháng, và hệ miễn dịch của cơ thể thường có khả năng loại bỏ vi rút, giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn trong vài tháng. Hầu hết người lớn mắc viêm gan B đều khỏi, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, đặc biệt ở trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch không thể loại bỏ vi rút. Viêm gan B mạn tính xảy ra khi vi rút tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng, có thể kéo dài suốt đời và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.

Nguy cơ mắc viêm bệnh gan B

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B?

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B:

  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B.
  • Người tiêm chích ma tuý hoặc dùng chung kim tiêm/ống tiêm và các loại thiết bị sử dụng ma tuý khác.
  • Bạn tình của người bị viêm gan B.
  • Nam quan hệ tình dục đồng giới.
  • Những người sống chung với người bị viêm gan B.
  • Nhân viên y tế tiếp xúc với máu trong môi trường làm việc.
  • Người bệnh đang lọc thận.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm gan B

Một số yếu tố tăng nguy cơ viêm gan B có thể kể đến như là:

  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hay với người mắc bệnh viêm gan B mà không dùng biện pháp bảo vệ.
  • Dùng chung kim tiêm khi dùng thuốc truyền tĩnh mạch.
  • Quan hệ đồng giới nam.
  • Sống với người mắc bệnh viêm gan B.
  • Mẹ mắc bệnh viêm gan B có thể truyền sang con.
  • Công việc phải tiếp xúc nhiều với máu người bệnh.
  • Du lịch đến những vùng có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao như Châu Phi, Trung và Đông Nam Á, Đông Âu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan B

Bác sĩ sẽ khám và tìm các dấu hiệu tổn thương gan, chẳng hạn như vàng da hoặc đau bụng.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm gan B gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các dấu chứng của vi rút viêm gan B trong cơ thể và gợi ý cho bác sĩ đây là viêm gan B cấp tính hay mạn tính. Một xét nghiệm máu đơn giản cũng có thể xác định xem bạn đã có miễn dịch với vi rút viêm gan B hay chưa.
  • Siêu âm gan: Siêu âm độ đàn hồi gan có thể cho biết mức độ xơ gan/tổn thương gan do viêm gan B gây ra.
  • Sinh thiết gan: Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ gan để xét nghiệm (sinh thiết gan) kiểm tra xem có tình trạng tổn thương/ung thư gan hay không.

Phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả

Điều trị viêm gan B sau khi phơi nhiễm

Nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với vi rút viêm gan B và không chắc mình đã được tiêm phòng hay chưa, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Tiêm globulin miễn dịch trong vòng 12 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút có thể giúp bảo vệ bạn khỏi viêm gan B. Vì phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng bảo vệ trong thời gian ngắn nên việc chủng ngừa viêm gan B cần được thực hiện cùng lúc nếu bạn chưa từng tiêm ngừa.

Điều trị viêm gan B cấp

Hầu như không cần điều trị trong giai đoạn cấp vì bệnh sẽ tự khỏi. Ngoại lệ là trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị các biến chứng do viêm gan B cấp và điều trị với thuốc kháng vi rút.

Điều trị viêm gan B mạn

Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn tính cần điều trị suốt đời nhằm làm giảm nguy cơ tổn thương gan và khả năng lây truyền bệnh cho người khác. Các lựa chọn điều trị viêm gan B mạn bao gồm: Một số loại thuốc kháng vi-rút như entecavir, tenofovir, lamivudine, adefovir, telbivudine hoặc interferon alfa - 2b. Nếu gan của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, ghép gan có thể là lựa chọn cuối cùng.

viem_gan_b_2_45b5bdad90.jpg

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa bệnh viêm gan B

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm gan B

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian điều trị.

Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá diễn tiến sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Giữ tinh thần lạc quan: Tâm lý tích cực đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Bạn có thể tâm sự với người thân, bạn bè, nuôi thú cưng, đọc sách hoặc thực hiện những hoạt động khiến bản thân cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Tránh sử dụng rượu bia và tránh các chất kích thích.

viem_gan_b_6_1e0e00f52f.jpg

Phương pháp phòng ngừa viêm gan B họng hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa đặc hiệu

Chủng ngừa vắc xin viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Vắc xin viêm gan B hiện được tiêm cho trẻ sơ sinh theo lịch tiêm chủng mở rộng, đồng thời cũng được khuyến khích sử dụng cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, hiện có 4 loại vắc xin phòng ngừa viêm gan B an toàn và hiệu quả: Heberbiovac HB 0.5ml (Cuba), Heberbiovac HB 1ml (Cuba), Gene Hbvax 1ml (Việt Nam) và Gene Hbvax 0.5ml (Việt Nam). Những loại vắc xin này giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút viêm gan B, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt hữu ích cho trẻ em và người có nguy cơ cao.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều gói tiêm chủng ưu đãi, phù hợp cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn. Trung tâm cũng khuyến nghị và nhắc nhở khách hàng tiêm mũi nhắc lại định kỳ nhằm duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài, giúp bạn an tâm trước nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

viem_gan_b_4_5620435e20.jpg

Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu

Ngoài việc tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thực hiện thêm các biện pháp khác để giảm nguy cơ lây nhiễm:

  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng biện pháp bảo vệ.
  • Bên cạnh đó, việc đảm bảo tiếp xúc an toàn tuyệt đối với các vật dụng sắc nhọn như kim dùng trong xăm, xỏ khuyên, châm cứu hoặc tiêm chích là rất quan trọng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể của người khác là một nguyên tắc phòng ngừa cần thiết.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, bông tai hay nhẫn vì đây đều là những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ lây truyền vi rút viêm gan B.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_04577_a086215569

655.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Việt Nam
DSC_04476_5812a12e06

215.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Cuba
DSC_04562_a6e4fff224

250.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

10.363.410đ

/ Gói

10.717.300đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Viêm gan B có thể tự khỏi trong một số trường hợp, đặc biệt là khi nhiễm trùng xảy ra ở giai đoạn cấp tính. Khoảng 90% người trưởng thành mắc viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và phục hồi hoàn toàn trong vòng 6 tháng mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, một số người có thể phát triển viêm gan B mãn tính nếu hệ miễn dịch không tiêu diệt được vi-rút. Viêm gan B mãn tính có thể kéo dài suốt đời và yêu cầu điều trị và quản lý lâu dài để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Viêm gan B thường không thể được điều trị hoàn toàn, nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh. Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa tiến triển bệnh, giảm triệu chứng, hạn chế lây nhiễm cho người khác và bảo vệ chức năng gan.

Viêm gan B trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Những người có nguy cơ cao nên thực hiện xét nghiệm định kỳ, đặc biệt nếu có tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ. Bạn có thể đi xét nghiệm máu tìm virus viêm gan B hoặc các dấu hiệu của nó trong máu. Đây là phương pháp chính để phát hiện viêm gan B.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B bao gồm:

  • Tiếp xúc với máu nhiễm virus: Nhân viên y tế hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với máu có nguy cơ cao.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với người mắc viêm gan B.
  • Sử dụng chung kim tiêm: Người sử dụng ma túy tiêm chích có nguy cơ cao do sử dụng chung kim tiêm.
  • Mẹ bị viêm gan B: Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm từ mẹ trong khi sinh.

Khi phụ nữ mang thai mắc viêm gan B, việc chăm sóc và quản lý tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé là rất quan trọng. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng viêm gan B và nhận hướng dẫn cụ thể. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm gan B để giảm lượng virú và giảm nguy cơ lây truyền cho em bé. Việc điều trị nên được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Ngoài ra việc thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn HiB là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu trong video này nhé!

alt

Viêm gan B có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu trong video này nhé.

alt