Các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh truyền nhiễm hiện nay được chia thành các nhóm bệnh khác nhau. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm nhóm C để có hướng điều trị kịp thời. Hãy cùng Long Châu theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh truyền nhiễm là gì?
Bệnh truyền nhiễm, hay còn gọi là bệnh lây nhiễm, do các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Một số bệnh phổ biến thuộc nhóm này có thể kể đến như cúm, sởi và Covid-19.
Hiện nay, sự gia tăng của các bệnh lây nhiễm trên toàn thế giới đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt khi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng không khí giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus và vi khuẩn.
/nguyen_nhan_gay_benh_truyen_nhiem_nhom_c_ban_can_luu_y_1_4ca8d1fdc8.jpg)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng các yếu tố môi trường như thời tiết cực đoan và ô nhiễm không khí sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tim mạch và sốt xuất huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Phân loại các nhóm bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh tùy vào mức độ lây lan. Dựa trên mức độ nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm được chia thành ba nhóm chính dưới đây:
Bệnh truyền nhiễm nhóm A
Nhóm A bao gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và gây tử vong cao. Nhiều bệnh trong nhóm này vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoặc nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ. Bệnh truyền nhiễm nhóm A có thể gây ra dịch bệnh quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Một số bệnh điển hình thuộc nhóm này gồm Ebola, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông).
Bệnh truyền nhiễm nhóm B
Nhóm B bao gồm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mặc dù hiện tại đã có biện pháp điều trị, tuy nhiên loại bệnh này vẫn nên được kiểm soát chặt chẽ để tránh bùng phát thành dịch. Một số bệnh phổ biến trong nhóm này bao gồm cúm, sởi, lao, viêm gan virus, sốt xuất huyết, HIV/AIDS.
Bệnh truyền nhiễm nhóm C
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với nhóm A và B, nhưng vẫn cần theo dõi và kiểm soát để hạn chế lây lan trong cộng đồng. Những bệnh này thường có tốc độ lây nhiễm chậm hơn và ít gây ra dịch lớn.
Các bệnh truyền nhiễm nhóm C điển hình bao gồm:
- Bệnh do Chlamydia, giang mai, bệnh lậu, bệnh phong, bệnh mắt hột.
- Bệnh do nấm Candida albicans, bệnh Nocardia, bệnh do virus Cytomegalovirus.
- Bệnh do virus Herpes, bệnh do Trichomonas, bệnh sán dây, sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi.
- Bệnh sốt mò, bệnh do Rickettsia, bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta.
- Viêm da mụn mủ truyền nhiễm, viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie.
- Viêm ruột do Giardia, viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus và một số bệnh truyền nhiễm khác.
/nguyen_nhan_gay_benh_truyen_nhiem_nhom_c_ban_can_luu_y_2_59e02f6472.jpg)
Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm bạn cần lưu ý
Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng qua nhiều con đường khác nhau.
Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nguồn lây nhiễm là một trong những con đường phổ biến nhất dẫn đến bệnh truyền nhiễm. Hình thức lây truyền này có thể thông qua:
- Hô hấp, khi hít phải giọt bắn chứa mầm bệnh.
- Chạm vào vết thương hở của người bệnh.
- Truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc khi sinh.
- Lây nhiễm từ động vật, đặc biệt là vật nuôi như chó, mèo.
Tiếp xúc gián tiếp
Ngoài tiếp xúc trực tiếp, bệnh truyền nhiễm còn có thể lây lan qua con đường gián tiếp. Các con đường lây gián tiếp bạn cần lưu ý như:
- Không khí chứa virus, vi khuẩn.
- Chạm vào đồ vật, bề mặt có chứa mầm bệnh.
- Tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn.
- Lây truyền qua vật trung gian như muỗi, bọ chét hoặc côn trùng mang mầm bệnh.
/nguyen_nhan_gay_benh_truyen_nhiem_nhom_c_ban_can_luu_y_3_f0e1c89862.png)
Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nhóm C hiệu quả
Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Chủ động tiêm phòng vắc xin
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin giúp cơ thể nhận biết và chống lại tác nhân gây bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng tránh nhờ vắc xin bao gồm: Lao, bạch hầu, uốn ván, sởi, thủy đậu, viêm gan virus, viêm não Nhật Bản,...
Để tiêm phòng vắc xin, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với dịch vụ tiêm vắc xin an toàn, đảm bảo chất lượng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, bạn có thể gọi ngay đến số hotline 1800 6928 để được tư vấn nhanh chóng.
/nguyen_nhan_gay_benh_truyen_nhiem_nhom_c_ban_can_luu_y_4_5b62ea53a6.jpg)
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Những thói quen tốt hàng ngày có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus:
- Rửa tay thường xuyên: Bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế chạm vào mặt: Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng, do đó hãy hạn chế đưa tay lên mặt khi chưa vệ sinh sạch sẽ.
Quan hệ tình dục an toàn
Một số loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.
Không dùng chung vật dụng cá nhân
Vi khuẩn, virus có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân và lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, bạn cần tránh dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo, bấm móng tay, cốc uống nước,... với người khác để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu về nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm nhóm C. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chủ động phòng bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!