icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
1_0a2fc08e851_0a2fc08e85

Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1

Tuyết Ly29/05/2025

Virus cúm A/H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi virus cúm A có khả năng lây lan mạnh ở các loài chim và có thể lây sang người. Từ khi xuất hiện vào năm 1996, virus này đã không ngừng tiến hóa, gây ra những đợt bùng phát nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Những năm gần đây, virus cúm A/H5N1 không chỉ tiếp tục hoành hành ở gia cầm mà còn lan sang nhiều loài động vật có vú, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát thành đại dịch ở người.

Nguy cơ mắc phải virus cúm A/H5N1

Những ai có nguy cơ mắc phải virus cúm A/H5N1?

Những người làm việc với gia cầm, chim nước (như vịt hoặc ngỗng) và bò sữa có nguy cơ mắc cúm gia cầm cao nhất.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải virus cúm A/H5N1

Mặc dù virus cúm A/H5N1 không dễ lây lan từ người sang người, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh hoặc đã chết: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Việc làm việc, nuôi, giết mổ, xử lý hoặc tiêu hủy gia cầm bị nhiễm cúm gia cầm làm tăng khả năng nhiễm virus.
  • Tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh: Virus cúm A/H5N1 có thể tồn tại trong môi trường bị ô nhiễm như chợ gia cầm sống, chuồng trại, lồng vận chuyển… Người tiếp xúc với những nơi này có nguy cơ bị phơi nhiễm cao.
  • Tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Ăn thịt hoặc trứng gia cầm chưa được nấu chín kỹ cũng là một con đường tiềm năng gây lây nhiễm.
  • Làm việc trong ngành chăn nuôi, thú y hoặc kiểm dịch động vật: Những người làm việc trong các ngành nghề này thường xuyên tiếp xúc với động vật và chất thải từ động vật nên nguy cơ bị phơi nhiễm cao hơn.
  • Hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh nền: Những người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, hen suyễn… dễ bị biến chứng nặng nếu nhiễm virus cúm A/H5N1.
  • Không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân: Không đeo khẩu trang, không rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, không có thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc trong môi trường nguy cơ cao cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 4.png
Ăn trứng gia cầm chưa được nấu chín kỹ làm tăng nguy cơ mắc phải virus cúm A/H5N1

Triệu chứng thường gặp của virus cúm A/H5N1

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người là gì?

Các triệu chứng của nhiễm virus cúm A/H5N1 có thể bao gồm sốt (thường sốt cao > 38°C), cảm giác mệt mỏi, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Ngoài ra có thể có viêm kết mạc và một số biểu hiện không liên quan đến hô hấp. Nhiễm virus có thể tiến triển nhanh chóng thành bệnh hô hấp nặng và thay đổi thần kinh (rối loạn ý thức hoặc co giật).

Virus cúm A/H5N1 cũng đã được phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ những người không có triệu chứng nhưng từng tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường ô nhiễm.

Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 2.png
Triệu chứng thường gặp của nhiễm virus cúm A/H5N1 là sốt cao

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc virus cúm A/H5N1, hãy trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa và thời điểm cần đi khám nếu có triệu chứng.

Hãy đến phòng cấp cứu gần nhất nếu bạn có các triệu chứng nặng như:

  • Khó thở;
  • Sốt trên 39,4°C;
  • Lú lẫn hoặc thay đổi trạng thái tinh thần;
  • Mệt mỏi nhiều hoặc không thể tỉnh táo;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Cứng cổ.

Tìm hiểu chung về virus cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 là gì?

Virus cúm A/H5N1 là một trong số các virus cúm gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính có khả năng lây nhiễm cao ở loài chim, được gọi là cúm gia cầm (hay “cúm chim”). Các trường hợp nhiễm ở động vật có vú, bao gồm cả con người, cũng đã được ghi nhận.

Nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người có thể gây ra nhiều mức độ bệnh khác nhau, từ nhẹ đến nặng và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng được báo cáo chủ yếu là về hô hấp, nhưng cũng có thể bao gồm viêm kết mạc và một số biểu hiện không liên quan đến hô hấp. Một số trường hợp đã phát hiện virus cúm A/H5N1 ở người có tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường ô nhiễm, nhưng không xuất hiện triệu chứng.

Chủng virus cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ ngỗng Quảng Đông xuất hiện lần đầu vào năm 1996 và kể từ đó đã gây ra nhiều đợt bùng phát ở các loài chim. Kể từ năm 2020, một biến thể của virus này đã gây ra số lượng chim hoang dã và gia cầm chết chưa từng có ở nhiều quốc gia. Ban đầu xuất hiện ở châu Phi, châu Á và châu Âu, đến năm 2021, virus lan sang Bắc Mỹ, và năm 2022 tiếp tục lan đến Trung và Nam Mỹ. Từ 2021 đến 2022, châu Âu và Bắc Mỹ ghi nhận đợt dịch cúm gia cầm lớn nhất và kéo dài nhất, với sự tồn tại bất thường của virus trong quần thể chim hoang dã.

Kể từ năm 2022, đã có ngày càng nhiều báo cáo về các đợt bùng phát gây chết ở động vật có vú do virus cúm A/H5 – bao gồm cả A/H5N1. Nhiều khả năng vẫn còn những ổ dịch khác chưa được phát hiện hoặc báo cáo. Cả động vật trên cạn và dưới biển đều bị ảnh hưởng, bao gồm các đợt bùng phát ở động vật nuôi lấy lông, hải cẩu, sư tử biển, và các phát hiện ở các loài động vật hoang dã và vật nuôi khác như cáo, gấu, rái cá, gấu mèo, mèo, chó, bò, dê và nhiều loài khác.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa virus cúm A/H5N1

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh virus cúm A/H5N1

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế, người bệnh nhiễm virus cúm A/H5N1 cần được chăm sóc đúng cách tại nhà để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức để cơ thể có điều kiện hồi phục.
  • Cách ly tạm thời: Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ em, người già và người có bệnh nền để tránh lây lan virus.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
  • Theo dõi triệu chứng: Cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như khó thở, sốt cao kéo dài, mệt lả... và đến cơ sở y tế ngay nếu có biểu hiện bất thường.
  • Giữ ấm cơ thể: Tránh để nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng ngực và cổ họng, để giảm kích thích đường hô hấp.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch.
  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít) để giúp cơ thể thanh lọc, làm loãng đờm và giữ ẩm niêm mạc hô hấp.
  • Ưu tiên thức ăn dễ tiêu: Cháo, súp, canh, nước ép trái cây... giúp giảm áp lực tiêu hóa và dễ hấp thu dinh dưỡng.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ: Những thực phẩm này có thể kích thích cổ họng và làm nặng thêm triệu chứng ho, đau họng.
  • Tránh dùng rượu bia, chất kích thích: Vì chúng làm suy giảm hệ miễn dịch và cản trở quá trình hồi phục của cơ thể.
Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 6.png
Người bệnh nhiễm virus cúm A/H5N1 cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Phòng ngừa virus cúm A/H5N1

Bạn có thể thực hiện các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc phải virus cúm A/H5N1 như:

  • Đeo đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ khi làm việc với gia cầm, động vật hoang dã hoặc gia súc.
  • Rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với chim, động vật hoang dã, gia súc hoặc sau khi đến những nơi chúng sinh sống. Điều này bao gồm việc tham quan các trang trại, vườn thú có tiếp xúc, hoặc các khu vực có hồ nước nơi ngỗng và vịt thường xuyên lui tới.
  • Tránh làm việc với động vật bị bệnh hoặc đã từng tiếp xúc với virus cúm gia cầm. Trong trường hợp có dịch bùng phát, hãy tuân theo hướng dẫn trung tâm y tế để hạn chế lây lan.
  • Tháo giày dép trước khi vào nhà nếu bạn vừa đi qua khu vực có gia cầm như vịt, ngỗng sinh sống. Điều này giúp giảm nguy cơ mang virus từ phân chim (hoặc các chất có thể bị nhiễm virus) vào trong nhà.
  • Không chạm vào hoặc sử dụng sữa chưa tiệt trùng.
Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 7.png
Không sử dụng sữa chưa tiệt trùng để phòng ngừa nhiễm virus cúm A/H5N1

Phương pháp chẩn đoán và điều trị virus cúm A/H5N1

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm virus cúm A/H5N1

Bác sĩ có thể chẩn đoán cúm gia cầm bằng cách lấy mẫu dịch ngoáy họng, mũi hoặc kết mạc mắt. Các xét nghiệm hiện tại sẽ phát hiện virus cúm A/H5N1 độc lực cao (cúm gia cầm) dưới dạng cúm A. Tuy nhiên, các phòng xét nghiệm không kiểm tra cúm gia cầm cho tất cả các mẫu dương tính với cúm A một cách thường quy. Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đã tiếp xúc với gia cầm, bò hoặc các động vật khác có khả năng nhiễm bệnh. Khi đó, nếu kết quả dương tính với cúm A, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm chuyên biệt để xác định xem có phải là cúm gia cầm hay không.

Điều trị virus cúm A/H5N1

Người bệnh cúm cần được quản lý đúng cách để ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng và tử vong. Những người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm và có biểu hiện bệnh tiến triển, biến chứng hoặc nặng, hoặc ngay cả những người không có triệu chứng hoặc mắc bệnh nhẹ nhưng có nguy cơ cao tiến triển nặng, nên được điều trị bằng thuốc kháng virus, chẳng hạn như oseltamivir, càng sớm càng tốt.

Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 5.png
Người bệnh nhiễm virus cúm A/H5N1 có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus

Nguyên nhân gây nhiễm bệnh virus cúm A/H5N1

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm virus cúm A/H5N1

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người đều liên quan đến việc tiếp xúc gần với các loài chim sống hoặc đã chết bị nhiễm bệnh, hoặc với môi trường bị nhiễm virus cúm A/H5N1, chẳng hạn như chợ gia cầm sống. Cũng đã có một số trường hợp lây truyền từ động vật có vú bị nhiễm bệnh sang người.

Mặc dù có thể tồn tại một số trường hợp nhiễm chưa được phát hiện, nhưng theo hiểu biết hiện tại, virus này dường như không dễ dàng lây nhiễm sang người hoặc lây truyền từ người sang người.

Virus cúm A/H5N1 là gì? Những điều bạn cần biết về virus cúm A/H5N1 3.png
Nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người thường liên quan đến tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Liều

/ Liều
flag
Pháp
DSC_08800_5250a19a35

333.000đ

/ Liều

/ Liều
flag
Việt Nam
DSC_04905_19b40a3dcb

260.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

21.513.120đ

/ Gói

22.331.100đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Virus cúm A/H5N1 rất hiếm khi lây nhiễm (lây từ người sang người), nhưng đã có một vài trường hợp lây nhiễm giữa người với người. Trong hầu hết các trường hợp cho đến nay, các ca nhiễm cúm gia cầm ở người đều do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi một người bị nhiễm bệnh, virus có thể đột biến để dễ dàng lây lan sang người khác.

Các triệu chứng của nhiễm virus cúm A/H5N1 có thể bao gồm sốt (thường sốt cao > 38°C), cảm giác mệt mỏi, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Ngoài ra có thể có viêm kết mạc và một số biểu hiện không liên quan đến hô hấp. Nhiễm virus có thể tiến triển nhanh chóng thành bệnh hô hấp nặng và thay đổi thần kinh (rối loạn ý thức hoặc co giật).

Virus cúm A/H5N1 thường có thể gây ra bệnh nặng. Các biến chứng bao gồm:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Phù não, như viêm màng não – viêm não;
  • Suy hô hấp.

Các sản phẩm thịt và trứng có thể được tiêu thụ an toàn, với điều kiện được chế biến đúng cách.

Việc tiêu thụ thịt và trứng sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn từ các khu vực đang xảy ra virus cúm A/H5N1 là nguy cơ cao và nên tránh. Tương tự, những con vật bị ốm hoặc chết bất thường cũng không nên ăn.

Do các rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng, nên tránh dùng sữa tươi chưa tiệt trùng. WHO khuyến cáo nên sử dụng sữa đã được tiệt trùng. Nếu không có sữa tiệt trùng, đun sôi sữa tươi có thể giúp sữa an toàn hơn khi tiêu thụ.

Bò và các động vật khác nhiễm cúm gia cầm theo cách giống như con người, qua việc hít phải virus từ môi trường nhiễm bệnh trong nơi sống của động vật hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của động vật khác bị bệnh.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu những điều cần biết để phòng và nhận diện sớm sốt xuất huyết, tránh biến chứng nguy hiểm nhé!

alt

Sốt xuất huyết bùng phát, bệnh viện quá tải. Làm sao để tự bảo vệ trước dịch bệnh? Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu qua video này nhé!

alt