Zona thần kinh là bệnh cấp tính do virus tấn công hệ thần kinh, gây tổn thương trên da. Bệnh thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh virus zona thần kinh, hay còn gọi là zona do virus Varicella Zoster gây ra là gì? Triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về virus zona và bệnh zona thần kinh
Virus zona là gì?
Virus zona thực chất là tên gọi khác của virus Varicella Zoster (VZV) – một loại virus thuộc họ Herpesviridae. Virus này chính là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở giai đoạn đầu. Sau khi cơ thể khỏi bệnh thủy đậu, virus không bị loại bỏ hoàn toàn mà đi vào trạng thái ngủ yên trong hệ thần kinh. Dưới tác động của các yếu tố như tuổi tác, căng thẳng hoặc suy giảm miễn dịch, virus có thể tái kích hoạt và gây ra tình trạng viêm nhiễm khu trú theo dây thần kinh, dẫn đến bệnh zona.
Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh, hay còn gọi là herpes zoster, là tình trạng viêm nhiễm đặc trưng bởi sự bùng phát của virus Varicella Zoster đã từng tồn tại trong cơ thể sau khi mắc thủy đậu. Khi tái hoạt động, virus gây tổn thương da và các dây thần kinh ngoại biên, biểu hiện điển hình là các mụn nước đau rát xuất hiện theo phân bố của dây thần kinh. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu, nhưng không phải ai từng mắc thủy đậu cũng sẽ bị zona về sau.
/virus_zona_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_1_8c755969df.jpg)
Hầu hết người trưởng thành đều có kháng thể chống lại VZV, nhưng khoảng 10 - 20% số người từng nhiễm vẫn có nguy cơ phát triển bệnh zona. Trẻ em thường ít gặp bệnh này, trong khi hơn 60% ca mắc zona rơi vào nhóm trên 50 tuổi. Ngoài người cao tuổi, những người có hệ miễn dịch suy giảm cũng thuộc nhóm nguy cơ cao. Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ tái phát zona cao hơn so với người bình thường.
Ở trẻ em, bệnh zona thường diễn biến nhẹ và ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, ở người lớn, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu, kéo dài và để lại nhiều di chứng. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của virus zona thần kinh là đau dây thần kinh sau zona, đặc biệt ở người trên 50 tuổi, với nguy cơ cao hơn từ 15 - 25 lần so với người dưới 30 tuổi.
Triệu chứng nhận biết bệnh do virus zona thần kinh
Zona virus có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, với biểu hiện đặc trưng trên da và thần kinh. Việc nhận biết sớm các triệu chứng giúp người bệnh có thể chủ động điều trị và hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giai đoạn khởi phát
Bệnh có khả năng lây lan khi mụn nước xuất hiện, đặc biệt nếu tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương da, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng rát, ngứa ran: Xuất hiện ở một bên cơ thể, thường là dọc theo dây thần kinh.
- Đau đầu: Một số trường hợp có thể cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Đôi khi kèm theo cảm giác chói mắt.
- Mệt mỏi: Cơ thể suy nhược, giảm năng lượng.
Khi bước sang giai đoạn tiếp theo, vùng da bị ảnh hưởng bắt đầu xuất hiện những mảng đỏ kèm theo cảm giác đau nhức như bị kim châm.
/virus_zona_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_05a8d99dc5.jpg)
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn các tổn thương da xuất hiện rõ hơn với các đặc điểm sau:
- Mụn nước lan nhanh: Các mảng đỏ dọc theo dây thần kinh nhanh chóng phát triển thành mụn nước chứa dịch.
- Tổn thương da: Tình trạng này thường xuất hiện chủ yếu ở thân, mặt hoặc một số vùng khác trên cơ thể.
- Mụn nước vỡ ra và đóng vảy: Sau vài ngày, mụn nước bắt đầu rỉ dịch, chuyển sang màu vàng nhạt rồi khô lại, hình thành vảy trong khoảng 7 – 10 ngày.
Mặc dù bệnh zona thần kinh không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác dưới dạng zona, nhưng virus Varicella Zoster có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn nước của người bệnh. Những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm virus và phát triển thành bệnh thủy đậu.
/virus_zona_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_3_b736044a9d.jpg)
Bệnh zona có lây không?
Bệnh zona có khả năng lây lan trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm có thể khác nhau, cụ thể như sau:
- Lây nhiễm virus qua tiếp xúc trực tiếp: Khi chạm vào dịch từ các mụn nước của người mắc zona, virus có thể lây sang người chưa từng bị thủy đậu trước đó.
- Người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin: Nhóm đối tượng này có nguy cơ cao bị nhiễm virus Varicella Zoster và có thể phát triển thành bệnh thủy đậu trước khi có nguy cơ mắc zona trong tương lai.
- Người đã tiêm vắc xin phòng bệnh zona: Dù đã được bảo vệ một phần, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu hệ miễn dịch bị suy yếu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường nhẹ hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn.
- Người từng mắc thủy đậu không bị lây zona từ người khác, nhưng vẫn có thể mắc zona do virus tiềm ẩn trong cơ thể tái kích hoạt.
Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh zona thần kinh
Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hạn chế biến chứng, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương: Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da hoặc kem bôi chưa được bác sĩ khuyến cáo, vì chúng có thể gây viêm nhiễm.
- Trang phục phù hợp: Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại và thoáng khí để tránh cọ xát lên vùng da bị zona, giúp giảm nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc: Không tự mua và sử dụng các loại thuốc kháng virus, thuốc giảm đau hay thuốc bôi ngoài da khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, việc này có thể gây tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến bệnh.
/virus_zona_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_4_3e6af6d8bf.jpg)
Cách phòng ngừa virus zona thần kinh
Tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh và hạn chế biến chứng nguy hiểm do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Theo nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Shingrix (Bỉ) có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ tái phát.
Bên cạnh đó, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc zona sau này. Một số loại vắc xin phòng thủy đậu bạn có thể tiêm bao gồm:
- Varilrix (Bỉ): Dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
- Varivax (Mỹ): Tiêm phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
/virus_zona_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_5_ed1f55eb95.jpg)
Bạn có thể lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để đảm bảo tiêm vắc xin an toàn, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline 1800 6928 để nhận hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Long Châu về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh virus zona thần kinh. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức về tiêm chủng cho gia đình bạn nhé!