Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chính là do virus dại, lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau. Để hiểu rõ hơn về loại virus này và cơ chế lây nhiễm, hãy cùng Long Châu khám phá chi tiết qua bài viết sau.
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, chủ yếu lây từ động vật sang người thông qua dịch tiết, phổ biến nhất là nước bọt chứa virus. Phần lớn các ca nhiễm bệnh xuất phát từ vết cắn hoặc vết liếm trên vùng da bị tổn thương của động vật mắc bệnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể lây qua đường hô hấp do hít phải virus trong không khí hoặc qua ghép tạng từ người nhiễm bệnh. Nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh kịp thời, người mắc bệnh dại có thể không qua khỏi.
/virus_dai_trieu_chung_va_cac_con_duong_lay_nhiem_1_385b0dce8e.jpg)
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh dại
Bệnh dại có thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 - 3 tháng, nhưng có thể dao động từ 1 tuần đến 1 năm, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và lượng virus xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn đầu của bệnh thường biểu hiện bằng sốt, đau nhức và cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc nóng rát bất thường tại vết thương.
Khi virus dần di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, bệnh sẽ tiến triển nhanh, gây viêm não và tủy sống, dẫn đến tử vong. Hiện nay, bệnh dại có thể phòng ngừa nhưng gần như không thể chữa khỏi khi đã phát bệnh và hệ thần kinh cũng khó phục hồi hoàn toàn sau tổn thương.
Bệnh dại khi bộc phát có hai thể chính:
- Thể viêm não: Người bệnh sẽ khởi phát với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, mất ngủ và cảm giác bồn chồn. Dần dần, các dấu hiệu đặc trưng như sợ nước, sợ gió xuất hiện. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị tăng tiết nước bọt, không thể nhai nuốt, dẫn đến khạc nhổ liên tục. Ngoài ra, đồng tử giãn, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
- Thể liệt: Triệu chứng đặc trưng của thể liệt thường thể hiện qua tình trạng liệt từ tay, chân lan dần đến các cơ, gây rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Khi liệt đến cơ hô hấp, bệnh nhân sẽ ngừng thở và tử vong.
Ngoài hai thể bệnh chính, một số trường hợp người bị chó cắn quá lo sợ, dẫn đến hoang tưởng mắc bệnh. Những người này có thể xuất hiện các hành vi, âm thanh bất thường, tạo nên tình trạng gọi là “giả dại". Tuy nhiên, trên thực tế, người mắc bệnh dại vẫn tỉnh táo cho đến khi tử vong, không hoàn toàn rơi vào trạng thái điên loạn như nhiều người lầm tưởng.
/virus_dai_trieu_chung_va_cac_con_duong_lay_nhiem_2_505db26964.jpg)
Con đường lây nhiễm của virus dại
Virus dại có kích thước siêu nhỏ, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử và có hình dạng giống viên đạn. Dù dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các chất khử trùng thông thường, virus này lại có khả năng tồn tại lâu trong cơ thể động vật và con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau như:
Qua vết cắn
Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Khi bị động vật nhiễm dại cắn, virus trong nước bọt sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua vết thương, sau đó tấn công hệ thần kinh trung ương.
Qua vết thương hở
Người bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc mô của động vật nhiễm bệnh qua vết thương hở cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, bạn cần thận trọng đối với những vết thương hở và hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
Qua vết liếm
Virus dại cũng có thể lây lan nếu động vật nhiễm bệnh liếm lên vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc mắt, mũi, miệng. Nếu có vết trầy xước, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
/virus_dai_trieu_chung_va_cac_con_duong_lay_nhiem_3_1140e1d85b.jpg)
Điều kiện sống của virus dại
Virus dại là tác nhân gây bệnh dại ở động vật và con người, thuộc họ Rhabdoviridae và giống Lyssavirus. Dưới kính hiển vi điện tử, virus này có hình viên đạn hoặc hình quả trứng với một đầu tròn và một đầu dẹt, kích thước dao động từ 100 đến 300 nm chiều dài và 70 đến 80 nm đường kính.
Cấu trúc của virus bao gồm 67% protein, 26% lipid, 3% carbohydrate và 1% vật chất di truyền ARN. Virus dại có hai chủng chính: virus dại đường phố – tồn tại trong cơ thể động vật nhiễm bệnh, và virus dại cố định – được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với thời gian ủ bệnh cố định trên động vật thử nghiệm như thỏ.
Khả năng tồn tại của virus dại trong môi trường phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Ở nhiệt độ thường, virus có thể sống từ 1 - 2 tuần, đặc biệt nguy hiểm nếu tồn tại trên các bề mặt có dính nước bọt của động vật hoặc người mắc bệnh. Khi bảo quản ở 4°C, virus có thể tồn tại trong nhiều tháng, đặc biệt hơn, trong môi trường -80°C, chúng có thể duy trì sự sống rất lâu.
Tuy nhiên, virus dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, mất hoạt tính sau 5 phút ở 60°C và bị bất hoạt hoàn toàn trong vòng 1 phút ở 100°C. Ngoài ra, virus dại cũng rất nhạy cảm với các tác nhân tiêu diệt như tia cực tím, cồn iod, xà phòng, cloramin 5% hay formol 0,05%.
Virus dại có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Virus dại nguy hiểm như thế nào?
Virus dại cực kỳ nguy hiểm, là tác nhân gây bệnh dại – một bệnh truyền nhiễm cấp tính với tỷ lệ tử vong gần như 100% nếu không được điều trị kịp thời. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, gây viêm não và tử vong chỉ trong vài ngày sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh dại hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin nếu xử lý đúng cách ngay sau phơi nhiễm.
Cách phòng ngừa virus dại
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, tiêm phòng dại là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe khi bị động vật cắn hoặc có nguy cơ phơi nhiễm. Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh dại chính hãng, đảm bảo chất lượng cao và an toàn cho người sử dụng.
Dưới đây là bảng giá tham khảo cho các loại vắc xin tiêm phòng dại:
- Vắc xin INDIRAB 0.5ml (Ấn Độ): Khoảng 244.000đ/liều;
- Vắc xin ABHAYRAB 0.5ml (Ấn Độ): Khoảng 390.000đ/liều;
- Vắc xin VERORAB 0.5ml (Pháp): Khoảng 470.000đ/liều.
Bên cạnh đó, chi phí tiêm huyết thanh kháng dại sẽ được tính theo đơn vị ml/kg thể trọng người tiêm, dao động từ 450.000đ đến 700.000đ, tùy vào tình trạng vết thương và chỉ định của bác sĩ.
Giá dịch vụ có thể thay đổi tùy từng thời điểm, để biết thông tin chính xác và đặt lịch tiêm chủng nhanh chóng, bạn có thể liên hệ Hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
/virus_dai_trieu_chung_va_cac_con_duong_lay_nhiem_4_edd9c1e39d.jpg)
Bài viết trên đây là những chia sẻ về triệu chứng và con đường lây nhiễm của virus dại. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe khỏi loại virus gây bệnh này nhé.