icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
viem_tai_xuong_chum_704fe158acviem_tai_xuong_chum_704fe158ac

Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên15/05/2025

Viêm tai xương chũm là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở xương chũm, phần xương nằm phía sau tai, thuộc xương thái dương. Xương chũm chứa các khoang rỗng có chức năng thông khí và bảo vệ tai giữa. Khi những khoang này bị viêm nhiễm, chúng có thể bị phá hủy, tạo ra ổ mủ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng với Trung tâm Tiêm chủng Long châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa viêm tai xương chũm qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung về viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở xương chũm, một phần của xương thái dương nằm phía sau tai. 

Bệnh thường phát sinh khi viêm tai giữa không được điều trị kịp thời hoặc không hiệu quả, dẫn đến vi khuẩn lan rộng vào các tế bào xương chũm, gây viêm nhiễm và tổn thương mô xương. 

Viêm tai xương chũm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Triệu chứng viêm tai xương chũm

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai xương chũm

Triệu chứng viêm tai xương chũm có thể khởi phát rầm rộ hoặc tiến triển âm thầm sau viêm tai giữa. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Đau tai kéo dài, đau sâu bên trong và tăng lên về đêm.
  • Sưng, đỏ vùng sau tai; tai có thể bị đẩy nhô ra phía trước.
  • Chảy mủ tai liên tục, mủ có mùi hôi, đôi khi lẫn máu.
  • Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.
  • Giảm hoặc mất thính lực một bên tai.
  • Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ bú, thường xuyên kéo tai, ít vận động.

Các triệu chứng này có thể dễ nhầm lẫn với viêm tai giữa đơn thuần, nhưng nếu không cải thiện sau điều trị hoặc có dấu hiệu lan rộng, cần nghĩ đến viêm tai xương chũm.

Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Các triệu chứng của viêm tai xương chũm có thể dễ nhầm lẫn với viêm tai giữa đơn thuần

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm tai xương chũm

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, viêm tai xương chũm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Viêm màng não: Vi khuẩn lan từ xương chũm vào khoang sọ, gây viêm màng não, nguy hiểm tính mạng.
  • Áp xe não: Hình thành ổ mủ trong não do vi khuẩn lan rộng, gây triệu chứng thần kinh và có thể để lại di chứng.
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang ngang: Viêm lan đến hệ thống tĩnh mạch trong sọ, ảnh hưởng tuần hoàn máu não.
  • Liệt dây thần kinh mặt: Tổn thương dây thần kinh số VII đi gần vùng xương chũm, dẫn đến méo mặt, khó cử động cơ mặt.
  • Mất thính lực vĩnh viễn: Do tổn thương không hồi phục tại tai giữa hoặc lan đến tai trong.
  • Áp xe sau tai, áp xe dưới da, áp xe cổ: Nhiễm trùng lan rộng ngoài tai gây hình thành các ổ mủ ở mô mềm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến cơ sở y tế ngay nếu:

  • Đau tai không giảm sau vài ngày điều trị.
  • Sốt cao kéo dài hoặc tái phát sau điều trị viêm tai giữa.
  • Chảy mủ tai liên tục, mủ có mùi hôi.
  • Sưng đỏ vùng sau tai, tai bị đẩy ra phía trước.
  • Có dấu hiệu giảm thính lực đột ngột.
  • Xuất hiện dấu hiệu thần kinh như đau đầu dữ dội, nôn, lơ mơ, liệt mặt.

Việc thăm khám kịp thời có thể ngăn chặn được diễn tiến xấu và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm

Nguyên nhân dẫn đến Viêm tai xương chũm

Nguyên nhân chính là do vi khuẩn từ tai giữa lan vào xương chũm. Tình trạng này thường gặp trong các trường hợp:

  • Viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính không được điều trị dứt điểm.
  • Sử dụng kháng sinh không đúng liều hoặc tự ý ngưng thuốc sớm.
  • Vi khuẩn kháng thuốc mạnh, làm cho viêm nhiễm kéo dài và lan rộng.

Các tác nhân vi sinh vật thường gặp bao gồm:

  • Streptococcus pneumoniae;
  • Haemophilus influenzae;
  • Staphylococcus aureus (bao gồm cả tụ cầu vàng kháng methicillin – MRSA).

Một số trường hợp có thể do nhiễm nấm, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch hoặc dùng kháng sinh kéo dài.

Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Các tác nhân vi khuẩn, virus, hoặc nấm đều có thể dẫn đến viêm tai xương chũm

Nguy cơ mắc phải viêm tai xương chũm

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm tai xương chũm?

Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này bao gồm:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi, vì ống tai ngắn và nằm ngang, dễ bị viêm tai giữa.
  • Người có tiền sử viêm tai giữa mạn tính hoặc tái phát nhiều lần.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu (HIV/AIDS, ung thư, đang hóa trị).
  • Người sống trong môi trường ẩm thấp, vệ sinh kém.
  • Người có tiền sử phẫu thuật tai hoặc chấn thương tai.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm tai xương chũm

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm bao gồm:

  • Không điều trị triệt để viêm tai giữa hoặc tự ý dừng thuốc.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí.
  • Dị tật vùng tai mũi họng như hẹp vòi nhĩ, viêm xoang kéo dài.
  • Vệ sinh tai không đúng cách hoặc dùng dụng cụ ngoáy tai gây tổn thương.
Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Không điều trị viêm tai giữa dứt điểm, hoặc tự ý dừng thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tai xương chũm

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm tai xương chũm

Chẩn đoán viêm tai xương chũm dựa trên các yếu tố sau:

  • Lâm sàng: Khám tai bằng đèn soi tai phát hiện tình trạng chảy mủ, màng nhĩ thủng, tai bị đẩy ra ngoài, sưng đau vùng sau tai.
  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, CRP và tốc độ lắng máu (ESR) cao, phản ánh tình trạng viêm.
  • Cấy mủ tai: Tìm tác nhân gây bệnh và đánh giá mức độ kháng thuốc.

Chẩn đoán hình ảnh học bao gồm:

  • X-quang xương chũm: Phát hiện các khoang khí bị xóa hoặc tổn thương.
  • CT-scan thái dương: Đánh giá mức độ tổn thương xương chũm và các biến chứng nội sọ.
  • MRI: Chỉ định khi nghi ngờ có biến chứng thần kinh.

Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6

Bác sĩ sẽ soi tai để phát hiện tình trạng chảy mủ, thủng màng nhĩ

Điều trị viêm tai xương chũm

Nội khoa

Phác đồ điều trị viêm tai xương chũm hiện nay có thể bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Phương pháp đầu tiên thường được áp dụng là điều trị nội khoa, đặc biệt khi bệnh chưa có biến chứng:

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh phổ rộng tiêm tĩnh mạch trong 1–2 tuần. Tùy thuộc vào kết quả cấy mủ và kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc phù hợp,
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Theo dõi sát: Nếu sau 48 đến 72 giờ không cải thiện, cần xem xét chuyển sang phẫu thuật.

Ngoại khoa

Chỉ định ngoai khoa được thực hiện trong các trường hợp như điều trị nội khoa thất bại, có biến chứng nội sọ hoặc áp xe sau tai hoặc viêm tai xương chũm mạn tính.

Các phương pháp can thiệp bao gồm:

  • Chọc dò tai giữa (rạch màng nhĩ): Giải áp tai giữa, dẫn lưu mủ.
  • Mastoidectomy (mổ xương chũm): Cắt bỏ phần xương bị viêm, làm sạch mô nhiễm trùng.
  • Dẫn lưu áp xe: Nếu có áp xe lan ra ngoài tai hoặc trong sọ.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa viêm tai xương chũm

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm tai xương chũm

Chế độ sinh hoạt

Nếu bị viêm tai xương chũm, một số chế độ sinh hoạt có thể giúp ích bao gồm:

  • Tuân thủ đúng và đủ liều kháng sinh được kê.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng cải thiện.
  • Tránh ngoáy tai, lấy ráy tai không đúng cách.
  • Giữ vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ.
  • Tái khám đúng hẹn để theo dõi tiến triển bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm để tăng sức đề kháng. Bạn cũng cần uống đủ nước để hỗ trợ thanh lọc cơ thể. Và nên hạn chế đường, thực phẩm chế biến sẵn vì có thể làm suy yếu miễn dịch.

Phòng ngừa viêm tai xương chũm

Đặc hiệu

Biện pháp phòng ngừa đặc hiệu viêm tai xương chũm hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Các loại vắc xin như vắc xin phế cầu, Hib (Haemophilus influenzae type b) và vắc xin cúm mùa có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm tai giữa, nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai xương chũm. Việc tiêm ngừa đầy đủ, đặc biệt ở trẻ em, giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đây là cách bảo vệ chủ động và bền vững cho hệ tai mũi họng của trẻ.

Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Tiêm ngừa các loại vắc xin như phế cầu có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa

Không đặc hiệu

Các phương pháp khác giúp hạn chế mắc phải viêm tai xương chũm bao gồm:

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tránh khói thuốc, dị nguyên, bụi bẩn.
  • Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh tai mũi họng, đặc biệt là viêm tai giữa.

Viêm tai xương chũm là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc theo dõi triệu chứng viêm tai giữa và tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển.

Để bảo vệ sức khỏe tai mũi họng cho con bạn một cách toàn diện, đừng quên đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ tại các cơ sở uy tín. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc xin như phế cầu, Hib và cúm mùa với quy trình an toàn, đội ngũ chuyên môn tận tâm. Hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay để con bạn được bảo vệ sớm, ngăn ngừa viêm tai giữa và các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Pháp
DSC_00115_2526d50613_9265541cf6

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Việt Nam
DSC_04905_19b40a3dcb

260.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm và chất đạm. Tránh thực phẩm cay nóng, nhiều đường hoặc chất bảo quản vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm.

Có, kháng sinh là nền tảng trong điều trị viêm tai xương chũm, đặc biệt trong giai đoạn đầu hoặc khi chưa có biến chứng. Việc dùng đúng loại kháng sinh, đủ liều và đủ thời gian là yếu tố quyết định giúp loại bỏ vi khuẩn. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Viêm tai xương chũm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc tuân thủ phác đồ dùng kháng sinh và theo dõi sát là rất quan trọng. Trường hợp có biến chứng, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ vùng viêm nhiễm, giúp phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, do vi khuẩn dễ lan rộng đến não và các cấu trúc lân cận. Các biến chứng như viêm màng não, áp xe não có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, hầu hết bệnh nhân có thể hồi phục tốt.

Viêm tai xương chũm hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt các bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt là viêm tai giữa. Việc tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin như phế cầu, Hib và cúm mùa cho trẻ là biện pháp đặc hiệu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, giữ vệ sinh tai đúng cách và môi trường sống sạch sẽ cũng rất quan trọng.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,... có những dấu hiệu đặc trưng nào để ba mẹ dễ phân biệt và nhận biết? Cùng tìm hiểu trong video này nhé.

alt

Có hai dạng bệnh vặt mà thời điểm giao mùa trẻ dễ mắc là bệnh đường hô hấp và bệnh đường tiêu hóa. Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu chi tiết trong video này nhé!

alt