Virus cúm từng là nguyên nhân gây ra những đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 650.000 ca tử vong và hơn 10 triệu ca nhập viện liên quan đến cúm mùa. Những con số này chính là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của căn bệnh tưởng chừng đơn giản này.
Vắc xin cúm là gì? Vì sao nên tiêm phòng cúm mùa?
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 800.000 người mắc cúm, với số ca tăng cao vào các thời điểm giao mùa. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cúm mùa có thể gây biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm tai, co giật, thậm chí dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Tiêm vắc xin cúm đầy đủ và đúng lịch chính là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc xin cúm đã được sử dụng an toàn trong hơn 60 năm và là "lá chắn vàng" bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi những hậu quả khó lường của bệnh cúm.
/phong_cum_2_86182c76d9.png)
Vắc xin cúm mùa là một loại vắc xin được nghiên cứu và sản xuất nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm nhập của các chủng virus cúm đang lưu hành, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.
Cơ chế hoạt động của vắc xin cúm là kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm. Nhờ đó, khi tiếp xúc với virus thật, hệ miễn dịch có thể phản ứng nhanh chóng, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, thậm chí tử vong ở người có cơ địa yếu.
Các loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay?
Tại Việt Nam hiện nay, có 3 loại vắc xin cúm mùa được cấp phép lưu hành gồm: Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp).
Vắc xin Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam)
Vắc xin Ivacflu-S là loại vắc xin cúm ba thành phần (trivalent) do Việt Nam sản xuất, có tác dụng phòng ngừa 3 chủng virus cúm gồm: Cúm A (H1N1), cúm A (H3N2) và cúm B (Victoria hoặc Yamagata). Vắc xin giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm và biến chứng nặng, phù hợp cho người từ 6 tháng đến dưới 61 tuổi.
Lịch tiêm:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu.
- Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để duy trì hiệu quả bảo vệ.
/phong_cum_3_aef87cf714.png)
Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan)
Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) là vắc xin cúm thế hệ mới, Influvac Tetra phòng được 4 chủng cúm: 2 chủng A (H1N1, H3N2) và 2 chủng B (Victoria, Yamagata). Phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Lịch tiêm:
Trẻ dưới 9 tuổi chưa từng tiêm cúm:
- Mũi 1: Lần đầu.
- Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng.
- Mũi nhắc: Hàng năm.
Người lớn và trẻ ≥ 9 tuổi:
- Mũi 1: Lần đầu.
- Mũi nhắc: Hàng năm.
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) là loại vắc xin cúm tứ giá (quadrivalent) tiên tiến, phòng được cả 4 chủng cúm A và B. Đặc biệt hiệu quả đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng như người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính.
Độ tuổi: Dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Phác đồ lịch tiêm:
Lịch tiêm trẻ < 09 tuổi chưa từng tiêm cúm:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
- Mũi nhắc: 01 mũi nhắc hàng năm.
Lịch tiêm người lớn và trẻ ≥ 09 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi nhắc: 01 mũi nhắc hàng năm.
/phong_cum_1_c3ae74b80c.png)
Vắc xin cúm của nước nào tốt nhất?
Việc lựa chọn vắc xin cúm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin cúm được sản xuất bởi các quốc gia và hãng dược phẩm uy tín, mỗi loại đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và có hiệu quả bảo vệ tương đương nhau.
Các loại vắc xin cúm phổ biến:
- Vaxigrip Tetra (Pháp): Được sản xuất bởi hãng Sanofi, vắc xin này phòng ngừa 4 chủng virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).
- Influvac Tetra (Hà Lan): Sản xuất bởi hãng Abbott, vắc xin này cũng phòng ngừa 4 chủng virus cúm tương tự như Vaxigrip Tetra.
- Ivacflu-S (Việt Nam): Sản xuất bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), vắc xin này phòng ngừa các chủng virus cúm phổ biến.
Theo các chuyên gia y tế, không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả giữa các loại vắc xin cúm từ các quốc gia khác nhau. Do đó, việc lựa chọn vắc xin nên dựa trên các yếu tố sau:
- Tình trạng sẵn có: Chọn loại vắc xin hiện có tại cơ sở y tế gần nhất.
- Độ tuổi và tình trạng sức khỏe: Một số vắc xin có chỉ định riêng cho từng nhóm tuổi hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt.
- Khuyến cáo của bác sĩ: Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại vắc xin phù hợp nhất với bản thân.
Quan trọng nhất, việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là cần thiết để duy trì khả năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe trước các biến thể mới của virus cúm.
Tiêm vắc xin cúm bao nhiêu tiền?
Vắc xin Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam): 260.000đ/mũi. Phác đồ tiêm 01 mũi duy nhất cho trẻ 6 tháng đến 9 tuổi, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ.
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp): 333.000đ/mũi. Trẻ dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm trước đây: 2 mũi (cách 4 tuần). Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: 1 mũi/năm.
Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan): 333.000đ/mũi. Trẻ dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm trước đây: 2 mũi (cách 4 tuần). Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: 1 mũi/năm.
/phong_cum_4_89bd5781fc.png)
Vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu?
Vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa virus cúm và các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ và người có bệnh nền. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm không kéo dài lâu và thường chỉ duy trì trong khoảng 6 đến 12 tháng. Điều này là do hai yếu tố chính: Khả năng miễn dịch sau tiêm suy giảm theo thời gian, và virus cúm liên tục biến đổi mỗi năm
Sau tiêm khoảng 2 – 3 tuần, cơ thể sẽ bắt đầu sinh ra kháng thể để chống lại virus cúm. Dù bạn đã tiêm vắc xin cúm năm trước, vẫn cần tiêm nhắc lại hằng năm để có sự bảo vệ tốt nhất.
Vắc xin cúm nên tiêm khi nào?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, thời điểm lý tưởng nhất để tiêm vắc xin cúm là trước mùa cao điểm của bệnh khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể nhận diện và sản sinh đủ lượng kháng thể đặc hiệu giúp bảo vệ bạn khỏi virus cúm khi dịch bùng phát.
Tại Việt Nam, cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh vào hai thời điểm cao điểm là tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10 hàng năm, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm thay đổi, tạo điều kiện cho virus phát triển. Ngoài ra, mùa Đông – Xuân cũng là giai đoạn cúm lây lan nhanh, khiến số ca mắc có thể gia tăng đột biến.
/phong_cum_5_12411df25e.png)
Những đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin cúm mùa
Đặc biệt, những nhóm đối tượng sau cần tiêm phòng cúm mùa đầy đủ và đúng lịch:
- Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và người trường thành cần tiêm vắc xin cúm mùa mỗi năm.
- Trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi (dù không tiêm được nhưng cần bảo vệ bằng cách người thân xung quanh tiêm đầy đủ).
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Người lớn tuổi, đặc biệt trên 65 tuổi.
- Người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy gan, suy thận, hệ miễn dịch yếu.
- Nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân, người thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tiêm vắc xin cúm. Trước tiêm, cần trao đổi kỹ với bác sĩ nếu thuộc các nhóm sau:
- Người từng bị hội chứng Guillain-Barré – một rối loạn miễn dịch hiếm gặp ảnh hưởng đến thần kinh.
- Người từng có phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin cúm trước đây.
- Người dị ứng với thành phần trong vắc xin, đặc biệt là protein trứng gà, vì vắc xin cúm thường được nuôi cấy trên trứng.
- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc điều trị nhiễm trùng, đang dùng thuốc ảnh hưởng đến miễn dịch.
Việc tiêm chủng cần được thực hiện dưới sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho từng cá nhân.
Những lưu ý trước khi tiêm phòng cúm
Trước khi tiêm vắc xin phòng cúm, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Thời điểm tiêm chủng: Nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng 2 tuần đến 1 tháng trước mùa cao điểm của dịch cúm, thường là vào mùa xuân và mùa đông. Tại Việt Nam, thời gian lý tưởng để tiêm phòng là từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm.
Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng và các bệnh lý nền nếu có.
Đảm bảo cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính.
Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
Sau khi tiêm, nên ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng. Một số phản ứng phụ nhẹ có thể xảy ra như đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, và thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Nếu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, chóng mặt, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp bạn tiêm vắc xin cúm an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
Tiêm vắc xin cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là sự lựa chọn an toàn, tiện lợi và đáng tin cậy để bảo vệ bạn và gia đình trước nguy cơ mắc bệnh cúm, đặc biệt trong những mùa dịch cao điểm. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn hoàn toàn yên tâm với nguồn vắc xin chính hãng, được bảo quản nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng ở đây không chỉ chuyên môn cao mà còn rất tận tình, luôn thăm khám kỹ càng trước khi tiêm và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chu đáo.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 1800 6928 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!