icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi​ hiện nay

Thị Thu04/05/2025

Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc xây dựng và áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm phổi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.

Mỗi trường hợp viêm phổi sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau, do đó việc lựa chọn phác đồ điều trị viêm phổi cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh và yếu tố đi kèm như tuổi tác hay bệnh nền. Các phác đồ điều trị hiện nay thường kết hợp giữa sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp, chăm sóc hỗ trợ và theo dõi sát tiến triển lâm sàng. Việc tuân thủ phác đồ đúng cách không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn hạn chế tình trạng kháng thuốc, một vấn đề đáng lo ngại trong điều trị nhiễm khuẩn hiện nay.

Nguyên tắc điều trị viêm phổi 

Điều trị viêm phổi bằng kháng sinh cần được triển khai càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 4 giờ đầu sau chẩn đoán hoặc ngay trong giờ đầu tiên nếu người bệnh có dấu hiệu viêm phổi nặng hay nguy cơ nhiễm trùng huyết. Việc lựa chọn kháng sinh ban đầu nên theo kinh nghiệm lâm sàng, đồng thời phải được điều chỉnh có định hướng dựa vào:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh, phản ánh mức độ độc lực của vi khuẩn gây nhiễm.
  • Khả năng kháng thuốc cao ở những bệnh nhân có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, có tiền sử sử dụng kháng sinh trong 90 ngày gần nhất, thường xuyên nằm viện hoặc có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn kháng thuốc (đặc biệt trong trường hợp liên quan đến môi trường chăm sóc y tế).
  • Lựa chọn kháng sinh theo bằng chứng vi sinh (nếu có) và cân nhắc đến tình hình đề kháng kháng sinh tại địa phương.

Phác đồ điều trị viêm phổi cần phù hợp với hoàn cảnh điều trị (ngoại trú hoặc nội trú) và căn nguyên gây bệnh. Trong quá trình kê đơn, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng và tương tác thuốc. Trường hợp bệnh nhẹ, nên ưu tiên kháng sinh đường uống. Với những bệnh nhân đang được điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, cần đánh giá mỗi 48 giờ để xem xét chuyển sang đường uống nhằm giúp họ sớm đủ điều kiện xuất viện.

Thời gian sử dụng kháng sinh phổ biến kéo dài từ 5 - 7 ngày, tuy nhiên có thể thay đổi tùy theo từng tình huống lâm sàng cụ thể. Với những kháng sinh phụ thuộc thời gian, cần duy trì nồng độ thuốc hiệu quả trong máu suốt thời gian điều trị. Trong khi đó, kháng sinh phụ thuộc nồng độ cần được dùng với liều đủ mạnh để đạt hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn tối ưu.

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi​ 1
Điều trị viêm phổi bằng kháng sinh cần được triển khai càng sớm càng tốt

Phác đồ điều trị viêm phổi cho bệnh nhân tại bệnh viện 

Với các trường hợp viêm phổi mức độ trung bình, người bệnh thường được điều trị tại khoa Nội hô hấp. Phác đồ sử dụng bao gồm kháng sinh nhóm Cephalosporin phổ rộng kết hợp với một thuốc nhóm Macrolid, hoặc dùng phối hợp B-lactam với Macrolid hay Fluoroquinolone.

Trong tình huống viêm phổi nặng, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Các phác đồ thường được áp dụng bao gồm:

  • Kết hợp Cephalosporin phổ rộng hoặc B-lactam với Macrolid hoặc Fluoroquinolone.
  • Nếu bệnh nhân có bệnh lý nền về cấu trúc phổi, có thể cần bổ sung thuốc kháng trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas) cùng với một thuốc Fluoroquinolone.
  • Thời gian điều trị tối thiểu là 5 ngày. Việc tiếp tục điều trị được xem xét nếu sau 48 - 72 giờ người bệnh vẫn còn sốt, huyết áp chưa ổn định, chưa ăn uống được hoặc độ bão hòa oxy (SpO₂) dưới 90%. Trong nhiều trường hợp, liệu trình cần kéo dài hơn tùy vào tiến triển thực tế.
  • Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng thứ phát do tụ cầu sau cúm: Có thể điều trị bằng Vancomycin, Levofloxacin hoặc Moxifloxacin.
  • Nếu bệnh nhân đã dùng kháng sinh trong 3 tháng gần đây: Cân nhắc sử dụng Ampicillin liều cao, Azithromycin hoặc Levofloxacin.
  • Các tình huống khác sẽ được bác sĩ điều chỉnh theo tác nhân gây bệnh nghi ngờ và mức độ lâm sàng của người bệnh.
Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi​ 2
Phác đồ điều trị viêm phổi dành cho bệnh nhân ở bệnh viện được tuân thủ theo phác đồ Bộ y tế đưa ra

Phác đồ điều trị viêm phổi cho bệnh nhân ngoại trú

Các loại kháng sinh thường được lựa chọn bao gồm Amoxicillin, Amoxicillin-Clavulanate, Doxycycline, Macrolide và Fluoroquinolone. Tuy nhiên, tại những khu vực có tỷ lệ kháng thuốc cao, chẳng hạn như ở Việt Nam thì hai nhóm kháng sinh này không được khuyến cáo dùng đầu tiên nếu chưa loại trừ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình.

Trong quá trình điều trị bằng Fluoroquinolone hoặc Macrolide, cần lưu ý đến các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, viêm gân, hạ đường huyết,... Đặc biệt, việc chỉ định Fluoroquinolone làm thuốc đầu tay phải rất thận trọng nếu chưa loại trừ khả năng bệnh nhân mắc lao phối hợp, đặc biệt là lao kháng thuốc.

Hiệu quả điều trị thường được đánh giá sau khoảng 2 - 3 ngày. Các dấu hiệu cho thấy đáp ứng tốt bao gồm hạ sốt, ăn uống tốt hơn, cải thiện vẻ mặt, nhịp tim dưới 100 lần/phút và SpO₂ tăng lên. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có biểu hiện nặng hơn như khó thở tăng dần, sốt kéo dài trên 4 ngày, rối loạn ý thức hay không thể ăn uống, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi​ 3
Khi bệnh nhân điều trị ngoại trú, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Phòng ngừa bệnh viêm phổi bằng cách nào?

Để giảm nguy cơ mắc viêm phổi, đặc biệt là các trường hợp diễn tiến nặng, bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus và vi khuẩn từ người khác.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như tai, mũi, họng và các bệnh vùng răng hàm mặt.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Tiêm vắc xin phế cầu mỗi 5 năm một lần dành cho người có bệnh mạn tính như bệnh hô hấp, đái tháo đường, suy gan, suy thận, bệnh tim, suy giảm miễn dịch, người không có lách, nghiện rượu và người cao tuổi.
  • Xem xét tiêm các loại vắc xin khác tùy theo nhu cầu cá nhân và nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Kiểm soát hiệu quả các bệnh lý nền như COPD, hen suyễn, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận,...
  • Tránh hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Hạn chế uống rượu bia và sử dụng ở mức vừa phải.
  • Giữ ấm vùng cổ và ngực, đặc biệt trong mùa lạnh.
  • Duy trì thói quen sống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng.
Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi​ 4
Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ phổi 

Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm phổi đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh, rút ngắn thời gian hồi phục và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm, dùng thuốc đúng chỉ định và theo dõi sát sao bởi nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.

Tiêm vắc xin là biện pháp chủ động và hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho mọi lứa tuổi. Khi tiêm chủng tại đây, khách hàng được tư vấn bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình an toàn và dịch vụ nhanh chóng. Để được hỗ trợ và đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ số hotline miễn phí 18006928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Cuba
quimi_mib_64c493edef

Cần tư vấn từ bác sĩ

flag
Hoa Kỳ
DSC_00743_4445c0da81

1.440.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Bỉ
DSC_04619_12002a39b5

1.024.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN