Nhận biết rõ các triệu chứng viêm phổi sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ y tế kịp thời khi cần thiết cũng như phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe một cách tốt hơn. Nếu còn chưa rõ dấu hiệu viêm phổi là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng, sưng bao gồm viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn gây ra. Các đường dẫn khí, phế nang có chứa nhiều dịch hoặc mủ sẽ kích thích sản xuất tiết dịch đường hô hấp, từ đó gây ra các biểu hiện như ho đờm, khó thở, sốt ớn lạnh. Tình trạng viêm phổi có thể xuất hiện ở một vùng hoặc vài vùng, nguy hiểm nhất là viêm toàn bộ phổi.
Bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, trong đó phần lớn các ca viêm phổi nghiêm trọng là do phế cầu khuẩn gây ra. Trung bình một trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 5 đến 8 lần mỗi năm. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi, song bệnh lý này vẫn là gánh nặng khủng khiếp của y tế và kinh tế. Theo thống kê tại Việt Nam, hàng năm có tới 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh và hơn 4000 trẻ tử vong vì viêm phổi. Do đó, nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia phải đối diện với hiểm họa do bệnh viêm phổi nhiều nhất thế giới.
/trieu_chung_viem_phoi_la_gi_ban_da_biet_ro_hay_chua_1_5f4dd7c295.png)
Vì biểu hiện ban đầu của bệnh rất giống với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác nên đã có rất nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc về để điều trị cho con. Việc này không những không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nguy hiểm. Việc bố mẹ cần làm khi thấy con có các biểu hiện bất thường là đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám một cách chính xác, tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa biết được tình trạng sức khỏe cụ thể của con.
5 triệu chứng viêm phổi không thể chủ quan
Sốt cao, ớn lạnh
Sốt cao chính là triệu chứng viêm phổi phổ biến. Người bệnh bị sốt từng cơn nhưng cũng có thể sốt liên tục cả ngày, cơ thể bị đổ mồ hôi đi kèm theo đó là cảm giác rét run hoặc không. Mức độ sốt có thể giao động từ sốt nhẹ 38 đến 38,5 độ cho tới sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
Ho có đờm
Ho chính là dấu hiệu viêm phổi xuất hiện sớm, người bệnh ho liên tục cả ngày hoặc ho từng cơn có kèm theo đờm. Trường hợp thường thấy là đờm có màu gỉ sắt (có lẫn máu). Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tiết nhiều đờm hơn bình thường kèm theo các biểu hiện sụt cân, ho dữ dội và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các trường hợp ho ra đờm màu xanh lá hoặc màu vàng, có mùi hôi khó chịu,... Đây chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng nhiễm trùng.
Khó thở, thở nhanh
Bệnh viêm phổi khiến cho các phế nang bị tổn thương, làm cho các chức năng trao đổi khí bị suy giảm dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo biểu hiện tăng CO2 trong máu. Vì nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể không được đảm bảo nên sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, thở nhanh và có cảm giác đau tức ngực,...
Ở trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể không cảm thấy khó thở hoặc có nhưng với mức độ nhẹ. Trái lại, với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể có các biểu hiện của bệnh suy hô hấp như tím tái, co kéo các cơ hô hấp và thở nhanh nông.
/trieu_chung_viem_phoi_la_gi_ban_da_biet_ro_hay_chua_2_6656946e78.png)
Suy nhược cơ thể
Sau khi bị sốt và thở nhanh, khó thở, cơ thể người bệnh sẽ rất dễ bị mất nước nếu không được bồi hoàn đủ lượng nước cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng là trẻ em, trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, trẻ em có thể gặp phải các triệu chứng viêm phổi khác hiếm thấy hơn như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,... Các triệu chứng này sẽ làm tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, mất nước sẽ khiến cho cơ thể trẻ:
- Bị chuột rút;
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp;
- Co giật;
- Sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
Nhìn chung, điều quan trọng bố mẹ cần làm vào thời điểm này đó chính là giúp trẻ hạ thân nhiệt ngay lập tức đồng thời bù nước, điện giải cũng như đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mạch đập nhanh
Cơ thể sẽ phản xạ lại việc thiếu oxy trong máu bằng cách tăng co bóp cơ tim để bơm máu đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể, nhất là não bộ. Trong trường hợp người bệnh bị suy hô hấp do viêm phổi, huyết áp của bệnh nhân thường bị tụt trong khi mạch lại nhanh và yếu.
/trieu_chung_viem_phoi_la_gi_ban_da_biet_ro_hay_chua_3_1965c099d5.png)
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi
Các phương pháp điều trị bệnh viêm phổi sẽ còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tuổi tác, thể trạng sức khỏe của người bệnh. Người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà bằng thuốc. Các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện và biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi có thể sẽ kéo dài trong 1 tháng hoặc có thể hơn. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn. Một đợt kháng sinh có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
- Thuốc ức chế ho: Thuốc ức chế ho là rất cần thiết giúp làm dịu lại cơn ho của người bệnh, loại bỏ bớt chất đàm nhớt, tránh gây tắc nghẽn đường thở.
- Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
/trieu_chung_viem_phoi_la_gi_ban_da_biet_ro_hay_chua_4_9f2df1f411.png)
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Có rất nhiều cách giúp phòng ngừa bệnh viêm phổi như xây dựng chế độ sinh hoạt - dinh dưỡng lành mạnh, giữ ấm cơ thể, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng,... Tuy nhiên, tiêm vắc xin được xem là phương pháp giúp phòng bệnh hiệu quả lại tiết kiệm chi phí nhất cho đến thời điểm hiện tại. Mỗi người dân có thể chủ động phòng ngừa bệnh viêm phổi bằng cách tiêm:
2 loại vắc xin chính ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn:
- Vắc xin Synflorix (Bỉ);
3 loại vắc xin ngừa viêm phổi do cúm:
- Vaxigrip Tetra (Pháp);
- Influvac Tetra (Hà Lan);
- Ivacflu-S (Việt Nam);
2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do não mô cầu:
- Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cuba);
- Vắc xin liên hợp Menactra (Mỹ).
2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do Hib:
- Vắc xin Hexaxim (Pháp);
- Vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ).
Với hơn 139 trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước, chúng tôi mong muốn mỗi người dân, mỗi gia đình Việt Nam ai cũng đều có cơ hội được tiếp cận dễ dàng với các loại vắc xin, thực hiện tiêm chủng một cách an toàn, chất lượng với chi phí hợp lý, giá cả phải chăng cùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, chu đáo. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết sẽ là người bạn đồng hành lâu dài, đáng tin cậy trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.
/trieu_chung_viem_phoi_la_gi_ban_da_biet_ro_hay_chua_5_7f751ae6d0.png)
Như vậy, chắc hẳn với những thông tin được đề cập trong bài viết, bạn đọc đã nắm rõ các triệu chứng viêm phổi điển hình. Hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay để đặt lịch tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe từ sớm, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi như hiện nay.