icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
benh_soi_trieu_chung_nguyen_nhan_chan_doan_dieu_tri_va_phong_ngua_31acb597debenh_soi_trieu_chung_nguyen_nhan_chan_doan_dieu_tri_va_phong_ngua_31acb597de

Bệnh sởi: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Lê Yên Trà My24/02/2025

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Polinosa Morbillarum thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, và phát ban lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện, khiến những người chưa có miễn dịch dễ dàng bị nhiễm bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 90% số người chưa có miễn dịch sẽ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc gần với người mắc bệnh sởi.

Tìm hiểu chung bệnh sởi

Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Virus sởi xâm nhập qua đường hô hấp và nhanh chóng lây lan khắp cơ thể, gây ra các biểu hiện đa dạng. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt cao kéo dài, ho khan, sổ mũi, và đặc biệt là phát ban dạng sẩn lan dần từ mặt xuống cơ thể và tứ chi.

Ngoài các triệu chứng thông thường, virus sởi còn có thể gây ra một tình trạng nguy hiểm gọi là “xóa trí nhớ miễn dịch”. Điều này khiến cơ thể người bệnh mất khả năng ghi nhớ và chống lại những tác nhân gây bệnh mà trước đây hệ miễn dịch có thể kiểm soát được. Do đó, người mắc sởi dễ bị nhiễm các bệnh thứ phát như viêm phổi, viêm tai giữa, hoặc thậm chí viêm não - những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Theo WHO, năm 2022 có khoảng 136.216 ca tử vong do sởi trên toàn cầu, tăng 43% so với năm 2021, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng. Tại Việt Nam, sởi bùng phát theo chu kỳ 4 - 5 năm một lần. Năm 2024, dịch sởi đang gia tăng tại TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu ở trẻ chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, giúp tạo miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Vắc xin sởi an toàn và có hiệu quả bảo vệ lên đến 97% sau khi tiêm đủ liều.

Triệu chứng bệnh sởi

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện sau 8 đến 12 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Các dấu hiệu ban đầu bao gồm sốt cao, mệt mỏi, ho khan, mắt đỏ (viêm kết mạc) và chảy nước mũi. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban đỏ dạng sẩn hoặc mảng bắt đầu từ mặt và lan rộng ra toàn thân. Phát ban thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và có thể kèm theo ngứa nhẹ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau họng, đốm trắng Koplik trong miệng, đau cơ và nhạy cảm với ánh sáng.

Triệu chứng bệnh sởi theo từng giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh (7 - 14 ngày): Không có triệu chứng rõ rệt, virus nhân lên trong cơ thể.

Giai đoạn tiền triệu (4 - 7 ngày):

  • Sốt cao, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đi kèm với tam chứng đặc trưng: Ho khan, đỏ mắt và chảy nước mũi.
  • Sưng hốc mắt, đau cơ và sợ ánh sáng cũng thường xuất hiện.
  • Đặc biệt, xuất hiện đốm Koplik - các nốt trắng/xám trên nền đỏ ở niêm mạc miệng, đối diện răng cối thứ hai. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban, giúp chẩn đoán bệnh sớm dù không phải lúc nào cũng có.

Giai đoạn phát ban (7 - 18 ngày sau phơi nhiễm):

  • Ban đỏ dạng sẩn hoặc mảng xuất hiện đầu tiên ở đầu và cổ, sau đó lan xuống thân mình, tay chân, kể cả lòng bàn tay và bàn chân trong 2 - 3 ngày tiếp theo.
  • Phát ban có thể gây ngứa nhẹ, nhưng không gây đau.

Giai đoạn phục hồi (5 - 7 ngày):

  • Ban mờ dần, để lại các vùng da tăng sắc tố màu nâu, sau đó bong tróc nhẹ.
  • Ho là triệu chứng kéo dài nhất và sẽ giảm dần trong vài ngày hoặc vài tuần.

Lưu ý đặc biệt: Ở những người đã được tiêm huyết thanh chống sởi sau khi phơi nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn và các triệu chứng có thể nhẹ hơn so với bệnh sởi thông thường.

benh-soi-trieu-chung-nguyen-nhan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua 1.jpg

Biến chứng có thể gặp khi mắc sởi

Mặc dù phần lớn bệnh nhân có thể hồi phục sau khi mắc sởi, nhưng virus sởi có khả năng ức chế miễn dịch, dẫn đến hiện tượng “xóa trí nhớ miễn dịch”. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát hoặc tái hoạt động các bệnh tiềm ẩn trước đó. Các biến chứng phổ biến bao gồm:

Biến chứng tiêu hóa:

  • Tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất, có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Các biến chứng khác gồm viêm nướu, viêm gan, viêm ruột thừa, viêm dạ dày-ruột và viêm hạch mạc treo ruột.

Biến chứng hô hấp:

Viêm phổi, viêm thanh khí phế quản (Croup), và viêm tai giữa là những biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng hô hấp và thính lực.

Biến chứng thần kinh:

  • Viêm não cấp tính gây co giật, hôn mê hoặc tổn thương não vĩnh viễn.
  • Viêm não lan tỏa cấp tính và viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE) có thể xuất hiện muộn, dẫn đến suy giảm trí tuệ và tử vong.

Biến chứng mắt:

Viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa, đặc biệt ở trẻ em bị thiếu vitamin A.

Biến chứng tim mạch:

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn.

Biến chứng trong thai kỳ:

Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc sinh con nhẹ cân với hệ miễn dịch yếu.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ mắc sởi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài không giảm sau khi dùng thuốc.
  • Phát ban lan nhanh kèm theo ngứa dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát.
  • Khó thở, đau ngực, hoặc co giật.
  • Mắt sưng đỏ nghiêm trọng, chảy mủ hoặc giảm thị lực đột ngột.

Việc chủ động thăm khám sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm và đảm bảo điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng ban đầu vì bệnh sởi có thể diễn tiến nhanh, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do virus thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae gây ra.

Virus sởi sau khi xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc kết mạc thông qua giọt bắn. Chúng bắt đầu nhân lên ở tế bào đại thực bào ở đường hô hấp, hiện tượng viêm sẽ gây ra tam chứng: Đỏ mắt, ho và chảy nước mũi, virus đi vào máu thì sẽ biểu hiện sốt toàn thân. Và ban là kết quả của sự thâm nhiễm tế bào bạch cầu (lympho) xung quanh mạch máu.

benh-soi-trieu-chung-nguyen-nhan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua 2.jpg

Nguy cơ mắc bệnh sởi

Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Bệnh sởi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến cả nam và nữ với tỷ lệ mắc bệnh tương đương. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi - những người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với virus.

Ngoài ra, người lớn chưa từng tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh sởi trước đó cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu là nhóm dễ gặp biến chứng nghiêm trọng khi mắc sởi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sởi bao gồm:

  • Chưa có đủ miễn dịch bảo vệ: Những người chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi theo lịch tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
  • Tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc sống trong vùng dịch: Bệnh sởi có khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt ở những nơi đông người hoặc không gian kín như trường học, nhà trẻ, hoặc bệnh viện.
  • Người đến hoặc sinh sống tại các khu vực đang bùng phát dịch sởi có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao nếu chưa có miễn dịch.
benh-soi-trieu-chung-nguyen-nhan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua 3.jpg

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sởi

Mặc dù bệnh sởi thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình, việc thực hiện các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán là cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh và đánh giá mức độ lây lan trong cộng đồng. Các phương pháp xét nghiệm phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Measles IgM:

  • Phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với virus sởi.
  • Kháng thể này thường xuất hiện sau 4 - 5 ngày kể từ khi bệnh nhân bắt đầu phát ban và được sử dụng để chẩn đoán giai đoạn cấp tính của bệnh.

Xét nghiệm Measles IgG:

  • Được thực hiện để đánh giá miễn dịch lâu dài.
  • Nồng độ kháng thể IgG tăng hơn 4 lần ở giai đoạn phục hồi so với giai đoạn cấp tính, giúp xác định sự nhiễm trùng gần đây hoặc kiểm tra miễn dịch sau tiêm chủng.

Phân lập virus bằng nuôi cấy:

Phương pháp này giúp phân lập và định danh virus sởi, thường được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học hoặc để điều tra bùng phát dịch.

Xét nghiệm Measles PCR:

  • Phát hiện RNA của virus sởi từ các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, hoặc dịch họng.
  • Phương pháp này có độ chính xác cao và có thể phát hiện virus ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh, trước khi kháng thể IgM và IgG xuất hiện.

Việc thực hiện các xét nghiệm này không chỉ hỗ trợ chẩn đoán sớm mà còn giúp can thiệp kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp nghi ngờ dịch sởi bùng phát tại cộng đồng.

benh-soi-trieu-chung-nguyen-nhan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua 4.jpg

Phương pháp điều trị bệnh sởi

Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiêu diệt virus. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào hỗ trợ giảm triệu chứng và kiểm soát biến chứng.

Nguyên tắc điều trị:

  • Cách ly bệnh nhân ít nhất 4 ngày sau khi phát ban để hạn chế lây lan virus ra cộng đồng.
  • Theo dõi sát diễn tiến bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch, hoặc phụ nữ mang thai có nguy cơ biến chứng cao.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ:

Chăm sóc cơ bản:

  • Vệ sinh miệng họng, da và mắt để tránh nhiễm trùng thứ phát.
  • Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol.
  • Bù dịch đầy đủ nếu có dấu hiệu mất nước do nôn hoặc tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch để duy trì lượng nước và điện giải.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

Bổ sung vitamin A:

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc bổ sung vitamin A giúp giảm nguy cơ biến chứng và tử vong:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 50.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Uống 100.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ trên 12 tháng và người lớn: Uống 200.000 đơn vị/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin A nghiêm trọng: Sau 2 liều đầu tiên theo độ tuổi, cần uống thêm liều thứ 3 sau 2 - 4 tuần để bổ sung đầy đủ.

Điều trị biến chứng:

  • Kháng sinh: Được chỉ định khi có bội nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm tai giữa.
  • Viêm phổi hoặc viêm não: Hạn chế truyền dịch quá mức để giảm nguy cơ phù não hoặc suy hô hấp.
  • Viêm màng não cấp tính: Điều trị hỗ trợ nhằm duy trì chức năng sống và hạn chế tổn thương não lâu dài.

Chế độ sinh hoạt và phương pháp phòng ngừa bệnh sởi

Phòng ngừa bệnh sởi:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi và ngăn ngừa biến chứng.
  • Cách ly người mắc bệnh ít nhất 4 ngày sau phát ban để hạn chế lây lan.
  • Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bệnh và thường xuyên vệ sinh tay.
  • Nếu bị phơi nhiễm, có thể tiêm kháng huyết thanh hoặc vắc xin trong vòng 72 giờ để tăng cường bảo vệ.

Vắc xin sởi không chỉ giúp phòng bệnh cho người tiêm mà còn tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ nhóm người không thể tiêm chủng, như phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch. Nhờ vắc xin, tỷ lệ mắc và tử vong do sởi đã giảm đáng kể trên toàn thế giới.

benh-soi-trieu-chung-nguyen-nhan-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua 5.jpg

Các loại vắc xin phòng sởi phổ biến:

  • MVVAC (Việt Nam): Vắc xin sởi đơn cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
  • Priorix (Bỉ): Phòng ngừa sởi, quai bị, Rubella, dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
  • MMR II (Mỹ): Vắc xin ba trong một (sởi, quai bị, Rubella), chỉ định từ 12 tháng tuổi.
  • Measles Mumps Rubella (Ấn Độ): Phòng ba bệnh, dành cho trẻ 12 tháng - 10 tuổi.

Tất cả các loại vắc xin trên đều an toàn và hiệu quả, được WHO khuyến nghị sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin chất lượng cao, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn và hệ thống cơ sở hiện đại. Khách hàng được tư vấn chi tiết và theo dõi chặt chẽ sau tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
DSC_04417_e3464e3cf5

255.000đ

/ Liều

/ Liều

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh sởi một lần trong đời, vì sau khi khỏi bệnh hoặc được tiêm vắc xin phòng sởi, cơ thể thường có khả năng miễn dịch lâu dài, thậm chí suốt đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, những người đã từng bị sởi hoặc đã được tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm. Nguyên nhân tái nhiễm có thể do hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian hoặc do tiếp xúc với một chủng virus khác có khả năng gây bệnh. Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả và tăng cường khả năng miễn dịch, tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo là phương pháp bảo vệ an toàn nhất. Việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh sởi ở người lớn diễn ra qua ba giai đoạn chính:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 10 - 12 ngày, trong đó virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể mà chưa có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc dấu hiệu đặc trưng trên da.
  • Giai đoạn tiền triệu: Người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc và đỏ mắt kéo dài trong khoảng 2 - 4 ngày. Một số trường hợp có thể bị đau đầu, đau cơ và cảm thấy mệt mỏi toàn thân.
  • Giai đoạn phát ban: Các nốt ban đỏ nhỏ xuất hiện, ban đầu ở mặt, sau đó lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Đặc biệt, có thể thấy các đốm Koplik đặc trưng trong miệng. Ban đỏ có thể nổi thành mụn nước nhỏ và cuối cùng đóng vảy. Đây là giai đoạn có triệu chứng rõ rệt và dễ nhận biết nhất của bệnh sởi.

Sởi và Rubella đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt để phân biệt. Bệnh sởi do virus sởi gây ra, đặc trưng bởi sốt cao, ho, viêm kết mạc và sự xuất hiện của các nốt ban đỏ tía, mịn, khởi phát từ mặt rồi lan dần xuống toàn thân. Một dấu hiệu nổi bật của sởi là các đốm Koplik trắng trong miệng. Ngược lại, bệnh Rubella thường gây sốt nhẹ hơn, kèm theo nổi hạch sưng đau và ban đỏ xuất hiện rải rác khắp cơ thể, đôi khi gây ngứa. Ban Rubella nhỏ hơn, mờ nhạt và thường không để lại vết thâm sau khi lành.

Hiện tại, không có thuốc đặc trị cụ thể cho bệnh sởi. Phác đồ điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol để giảm sốt và giảm đau. Ngoài ra, trẻ em bị sởi thường được khuyến cáo bổ sung vitamin A liều cao (200.000 IU) nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng. Để tránh mất nước, người bệnh nên sử dụng dung dịch bù nước và điện giải nếu cần. Điều quan trọng là phải theo dõi triệu chứng và tái khám nếu có dấu hiệu bất thường.

Thông thường, bệnh sởi kéo dài từ 10 đến 14 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến khi ban đỏ biến mất hoàn toàn. Trong suốt thời gian này, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng để hỗ trợ quá trình hồi phục và phòng ngừa biến chứng. Phác đồ điều trị chủ yếu bao gồm việc giảm triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để bù nước và duy trì điện giải. Với sự chăm sóc phù hợp, phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Sởi không chỉ tấn công trẻ em mà còn đe dọa sức khỏe người lớn nếu chưa có miễn dịch. Chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh biến chứng nguy hiểm.

alt

Dịch sởi chưa kịp lắng xuống, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu gia tăng trở lại, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sự xuất hiện đồng thời của hai bệnh truyền nhiễm khiến phụ huynh không khỏi lo lắng và cần cảnh giác cao độ.

alt