icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
Illus_Goi_blue_4_3111f89e24

Gói vắc xin cho người trưởng thành

7.907.760đ

Giảm tới 285.040đ

8.192.800đ

Gói vắc xin cho người trưởng thành

7.907.760đ

/ Gói

8.192.800đ

Giảm 285.040đ
Illus_Goi_blue_4_3111f89e24

Giá tạm tính đã bao gồm 10% phí lưu trữ cho tất cả các mũi, giá thực tế tại trung tâm sẽ rẻ hơn phụ thuộc vào những mũi tiêm ngay không có phí lưu trữ và giá khuyến mãi tại shop theo từng thời điểm.

Đối tượng tiêmTừ 18 tuổi đến không giới hạn

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả giúp người trưởng thành bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giảm nguy cơ lây bệnh cho người thân, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, hoặc những người suy giảm miễn dịch. Đối với các nhóm đặc thù như nhân viên y tế, giáo viên, hoặc người hay di chuyển, vắc xin còn giúp phòng ngừa các rủi ro từ môi trường làm việc và du lịch. Tiêm vắc xin là một đầu tư sức khỏe lâu dài, tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.

Danh sách 7 vắc xin

  • Phác đồ
  • Số lượng
  • Đơn giá
  • Phòng Cúm

  • 1 Liều
  • 323.010đ333.000đ
  • Phòng bệnh do Phế cầu

  • 1 Liều
  • 1.180.000đ1.280.000đ
  • Phòng Sởi Quai bị Rubella

  • 2 Liều
  • 824.500đ850.000đ
  • Phòng Thủy đậu

  • 2 Liều
  • 1.998.200đ2.060.000đ
  • Phòng Bạch hầu Ho gà Uốn ván

  • 1 Liều
  • 712.950đ735.000đ
  • Phòng bệnh Não mô cầu ACYW

  • 1 Liều
  • 1.319.200đ1.360.000đ
  • Phòng Viêm não Nhật Bản

  • 1 Liều
  • 805.100đ830.000đ
Xem thêm 4 vắc xin khác

Quý khách có thể bỏ chọn các vắc xin đã tiêm để tuỳ chỉnh gói tiêm phù hợp với nhu cầu.

GỢI Ý TRUNG TÂM GẦN BẠN

Hãy cấp quyền truy cập vị trí để xem trung tâm gần bạn.

Thông tin về combo gói vắc xin

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1,5 triệu người thiệt mạng vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa nhờ vắc xin. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của vắc xin không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với người trưởng thành. Vắc xin dành cho người lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, và viêm màng não. Đồng thời, nó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nghiêm trọng, và tử vong.

Ngoài ra, vắc xin còn bảo vệ trước các dịch bệnh mới và biến thể virus. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nơi có nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh lạ.

Người trưởng thành trên 18 tuổi cần tiêm các loại vắc xin quan trọng bao gồm:

Vắc xin phòng cúm (Vaxigrip Tetra/Influvac Tetra):

Hiện nay có 2 lựa chọn vắc xin phòng bệnh cúm cho người trưởng thành trên 18 tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan). Các vắc xin Vaxigrip Tetra và Influvac Tetra giúp phòng hiệu quả nhiều chủng cúm là 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

Virus cúm rất dễ lây qua giọt bắn hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Các môi trường đông người như trường học, nơi làm việc, hay phương tiện công cộng là nơi virus cúm lây lan mạnh. Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm là một phần quan trọng để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm như viêm tai giữa, cơn hen kịch phát, viêm đường hô hấp cấp.

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu (Prevenar 13):

Vắc xin Prevenar 13 phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra.

Phế cầu khuẩn ngày càng kháng nhiều loại kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong các bệnh nặng như viêm màng não hay viêm phổi. Theo WHO, phế cầu khuẩn gây ra các bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trên thế giới và tỷ lệ tử vong cao nhất với tỷ lệ 20 – 25%. Tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.

Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR II/Priorix):

Hiện nay có 2 lựa chọn vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella: Vắc xin MMR II (Hoa Kỳ)/Vắc xin Priorix (Bỉ). Vắc xin hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus. Đây là vắc xin sống giảm độc lực.

Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi hoặc quai bị hiện nay việc tiêm vắc xin là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (Varivax/Varilrix):

Hiện nay có 2 lựa chọn vắc xin phòng bệnh thủy đậu: Vắc xin Varivax (Hoa Kỳ)/Vắc xin Varilrix (Bỉ). Đây là vắc xin sống giảm độc lực.

Thủy đậu lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt phỏng hoặc mũi họng của người bệnh với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ước tính khoảng 140 triệu ca mắc mới mỗi năm trên toàn cầu. Nếu được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh cũng như các triệu chứng của thủy đậu sẽ giảm đi đáng kể.

Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel/Boostrix):

Vắc xin Adacel (Canada)/Vắc xin Boostrix (Bỉ) là vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván trong cùng 1 mũi tiêm.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả các bệnh này. Tiêm chủng đầy đủ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW (Menactra):

Vắc xin cộng hợp Menactra (Hoa Kỳ) có khả năng phòng ngừa bệnh các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135 gây ra.

Viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam. Bệnh tiến triển rất nhanh, có thể dẫn đến tử vong chỉ trong 24 giờ đầu nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp được điều trị, bệnh vẫn có thể để lại di chứng nghiêm trọng và suốt đời như cắt cụt tay chân, liệt, điếc, mù lòa,... Vậy nên, tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev/Jevax):

Vắc xin Imojev (Thái Lan)/Vắc xin Jevax (Việt Nam) được chỉ định phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới.

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh viêm não do virus tại Châu Á. Virus này có thể lây truyền từ muỗi Aedes aegypti sang người. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh. Đừng chờ đến khi quá muộn, hãy chủ động bảo vệ sức khoẻ bằng việc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản.

Tiêm vắc xin là một đầu tư sức khỏe lâu dài, tiết kiệm chi phí so với điều trị và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Các chú ý khác

Các lưu ý khi người trưởng thành đi tiêm vắc xin:

  • Người trưởng thành đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính ở giai đoạn tiến triển chống chỉ định tiêm vắc xin.
  • Bệnh nhân sốt từ 37.5 độ C trở lên hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C cần hoãn tiêm vắc xin.
  • Bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm và hạn chế các chất kích thích như trà, cafe, rượu, bia…
  • Mặc áo rộng tay và chuẩn bị tâm lý thoải mái để tiêm chủng thật nhẹ nhàng.
  • Sau tiêm chủng bạn nên ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng, kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi ra về.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928
Bac_si_Nguyen_Van_Hong_4b4116471a
Thạc sĩ - Bác sĩ

Nguyễn Minh Hồng

Đã kiểm duyệt nội dung

Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng và tiêm chủng, tham gia phòng chống dịch bệnh như SARS, H5N1 và triển khai các chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là vắc xin viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh và COVID-19. Đồng thời, bác sĩ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu đào tạo và hợp tác với các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF, CDC Hoa Kỳ,... góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam.

Xem thêm

Gói vắc xin khác

Xem thêm
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

10.363.410đ

/ Gói

10.717.300đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói

Câu hỏi thường gặp

Ở người trưởng thành, kháng thể một số vắc xin đã tiêm lúc nhỏ dần suy giảm theo thời gian, do đó cần tiêm nhắc lại các loại vắc xin như uốn ván, bạch hầu, hoặc cúm để duy trì hiệu quả bảo vệ. Một số bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, phế cầu có thể dẫn đến biến chứng nặng hoặc tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nhiều người lớn chưa được tiêm đủ vắc xin hoặc các loại vắc xin mới cũng cần tiêm bổ sung để bảo vệ tốt hơn trước nguy cơ nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin cũng là cách hiệu quả để đối phó với các dịch bệnh mới bùng phát và giảm thiểu lây lan trong cộng đồng.

Phòng bệnh bằng vắc xin không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn mà còn giảm chi phí y tế, gánh nặng điều trị bệnh. Do đó, người lớn nên tiêm đủ vắc xin theo khuyến cáo của bác sĩ.

Thông thường, bạn không cần phải nhịn ăn trước khi tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người lớn có thể tiếp tục làm việc bình thường ngay lập tức. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, đau tại vị trí tiêm, hoặc sốt nhẹ. Trong trường hợp này, nếu cảm thấy không thoải mái, bạn có thể nghỉ ngơi một chút để cơ thể phục hồi. Nếu có các triệu chứng như chóng mặt hoặc đau đầu, bạn nên tránh làm việc căng thẳng và nghỉ ngơi.