icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài​, cha mẹ cần làm gì?

Kim Toàn21/04/2025

Sức khỏe của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Một trong những tình huống khiến nhiều phụ huynh lo lắng là khi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài​. Việc trang bị kiến thức cần thiết về tình trạng này sẽ giúp cha mẹ biết cách xử lý đúng, chủ động phòng ngừa và chăm sóc con tốt hơn.

Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng và hoang mang khi thấy trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài​. Vậy tình trạng này có phải là dấu hiệu của bệnh lý, hay xuất phát từ nguyên nhân nào khác? Liệu có gây nguy hiểm cho trẻ hay không, và khi nào thì cần đưa bé đi khám?

Nếu bạn đang gặp phải tình huống tương tự, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều nhưng không sốt

Nhiều phụ huynh thường cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài​. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, phần lớn các trường hợp trẻ bị nôn mà không kèm sốt hay tiêu chảy đều không quá nghiêm trọng. Nôn là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các chất có hại. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

Hệ tiêu hóa chưa ổn định

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng ọc sữa, trớ sữa thường gặp hơn so với trẻ lớn do cơ hoành còn yếu và hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Khi trẻ bú quá no, khoảng cách giữa các lần bú quá gần hoặc bị thay đổi tư thế đột ngột sau khi bú, rất dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản và gây nôn.

Ngoài ra, nếu trẻ nôn nhiều nhưng không sốt thì có thể liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trẻ bú sữa công thức có nguy cơ bị trớ sữa cao hơn do hệ tiêu hóa còn non nớt. Nhiều loại sữa công thức hiện nay có đạm dễ bị biến tính trong quá trình chế biến, dẫn đến tình trạng khó tiêu, gây đông vón trong ruột và dễ trào ngược, dẫn đến trẻ bị nôn trớ thường xuyên.

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài​, cha mẹ cần làm gì?

Viêm dạ dày – ruột

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ bị nôn là do viêm dạ dày ruột, hay còn được gọi là "cúm dạ dày". Tình trạng này thường do virus (như Rotavirus hoặc Norovirus) gây ra, nhưng cũng có thể do vi khuẩn từ thực phẩm nhiễm bẩn hoặc không được nấu chín kỹ. Trong một số trường hợp hiếm, ký sinh trùng cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Khi mới khởi phát, cúm dạ dày có thể khiến trẻ nôn nhiều lần trong ngày mà chưa kèm theo sốt hay tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể tiến triển thêm.

Ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm

Trẻ cũng có thể bị nôn do phản ứng với thực phẩm, chẳng hạn như bị ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn. Ngộ độc thực phẩm thường do trẻ ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn, độc tố hoặc bị hư hỏng. Biểu hiện của ngộ độc có thể giống với viêm dạ dày ruột nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nôn cũng có thể là phản ứng dị ứng, thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, hải sản, đậu phộng, đậu nành, lúa mì hay vừng… Tình trạng dị ứng này thường gặp trong năm đầu đời của trẻ.

Nếu trẻ nôn nhiều lần, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của con để kịp thời đưa trẻ đi khám trong trường hợp cần thiết, nhất là khi nôn kéo dài, kèm theo mất nước, không bú được, mệt mỏi hay có dấu hiệu bất thường khác.

tre-bi-non-nhieu-khong-sot-khong-di-ngoai-cha-me-can-lam-gi (2).png

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài cần chăm sóc và được xử lý như thế nào?

Phần lớn các trường hợp trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể được chăm sóc tại nhà, miễn là trẻ không có dấu hiệu mất nước và vẫn tỉnh táo, hoạt bát. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi nôn nhiều lần và nghi ngờ bị viêm dạ dày ruột, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Khi chăm sóc trẻ nôn liên tục tại nhà, điều quan trọng là phải đảm bảo bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đều đặn và có thể tăng tần suất bú.
  • Với trẻ uống sữa công thức, có thể bổ sung dung dịch điện giải đường uống khi cần thiết. Sau đó, tiếp tục cho bé uống sữa bình thường nhưng nên chia nhỏ khẩu phần và cho uống nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ lớn hơn bị nôn hoặc tiêu chảy nhiều nên được bù nước bằng các dung dịch điện giải đường uống theo khuyến cáo.
  • Tránh cho trẻ uống các loại nước có nhiều đường vì có thể khiến tình trạng mất nước nặng hơn.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc chống nôn hoặc thuốc tiêu chảy cho trẻ.

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây nôn, cha mẹ nên lựa chọn phương pháp xử trí phù hợp. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể chủ động điều chỉnh tư thế và cách cho bú, như tránh để bé nằm ngửa khi bú, thực hiện vỗ ợ hơi đúng cách và chia nhỏ các cữ bú trong ngày.

tre-bi-non-nhieu-khong-sot-khong-di-ngoai-cha-me-can-lam-gi (3).png

Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức, nếu nguyên nhân được xác định là do đạm sữa bị biến tính, mẹ cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Một số lưu ý khi lựa chọn sữa:

  • Nên ưu tiên các loại sữa chỉ qua xử lý nhiệt một lần, giúp giữ lại hơn 90% lượng đạm mềm tự nhiên trong sữa. Việc hạn chế gia nhiệt sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng trào ngược và nôn trớ.
  • Sữa có bổ sung chất xơ GOS – một loại prebiotics có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ tiêu hóa và giảm rối loạn tiêu hóa.
  • Nếu mẹ còn đang cân nhắc về việc đổi sữa, có thể lựa chọn các sản phẩm sữa gói dùng thử để đánh giá khả năng thích nghi của bé trước khi quyết định sử dụng lâu dài.

Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Nếu trẻ nôn nhiều lần kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Bụng trương lên hoặc mềm nhưng bé đau khi chạm vào.
  • Cổ cứng, có thể đi kèm hoặc không kèm theo dấu hiệu sợ ánh sáng.
  • Trẻ bị sốt cao.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có lẫn máu.
  • Dịch nôn có màu xanh lá cây.
  • Nôn vào sáng sớm sau khi ngủ dậy.
  • Thóp căng phồng (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
  • Nôn liên tục, không dứt.
  • Có dấu hiệu mất nước như: Nước tiểu sẫm màu, đi tiểu ít hoặc không cần thay tã thường xuyên, mắt trũng, môi và miệng khô, khóc không có nước mắt, da mất độ đàn hồi, thóp bị lõm...
tre-bi-non-nhieu-khong-sot-khong-di-ngoai-cha-me-can-lam-gi (4).png

Tóm lại, phần lớn các trường hợp trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể cải thiện nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy bé nôn liên tục hoặc có các biểu hiện bất thường như đã nêu, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp, cha mẹ nhé!

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là cách hiệu quả giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, bảo vệ bé trước nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm đầu đời. Để đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp các gói tiêm chủng đa dạng, phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Quý phụ huynh có thể liên hệ qua hotline 1800 6928 hoặc đến trực tiếp trung tâm để được đội ngũ chuyên viên y tế tư vấn chi tiết, từ đó lựa chọn gói tiêm phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN