icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát?

Huỳnh Bảo Phương Vy06/07/2025

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và chất lượng cuộc sống của trẻ. Trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng không kém gì thuốc men. Vậy trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những cơn hen bùng phát? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hen suyễn ở trẻ em đang ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố như ô nhiễm môi trường, di truyền hoặc dị ứng. Tuy không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng bệnh hen suyễn lại khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, khó thở và ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, chế độ ăn khoa học là yếu tố quan trọng trong kiểm soát bệnh. Rất nhiều phụ huynh băn khoăn rằng trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì?

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để không làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Việc nhận biết và loại bỏ đúng những thực phẩm cần kiêng là bước quan trọng giúp kiểm soát tốt bệnh hen suyễn ở trẻ.

Thực phẩm nhiều calo

Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lại nghèo dinh dưỡng, khiến trẻ dễ bị đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn làm bệnh hen suyễn diễn tiến nặng hơn, đặc biệt ở trẻ béo phì. Vì vậy, cần điều chỉnh lượng calo phù hợp với mức độ hoạt động của trẻ.

Nước uống có gas

Trẻ thường thích uống nước ngọt có gas, nhưng loại đồ uống này có thể làm tăng áp lực lên cơ hoành, đặc biệt nếu uống sau khi ăn no. Với trẻ bị trào ngược dạ dày, tình trạng khó thở có thể càng nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát hiệu quả 1
Nước ngọt có gas có thể khiến trẻ bị khó thở hơn nếu bị trào ngược đặc biệt khi uống sau bữa ăn

Các chất kích thích

Những chất như cà phê, rượu bia, hay khói thuốc (dù trẻ chỉ hít phải gián tiếp) có thể gây co thắt đường thở, làm tăng tiết đờm và khởi phát cơn hen. Do đó, nên tuyệt đối tránh để trẻ tiếp xúc với các chất kích thích này.

Chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản nhóm sulfide thường có trong thực phẩm đóng hộp, trái cây sấy khô, hoặc món ngâm chua. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm triệu chứng hen suyễn tăng nặng ở một số người.

Thực phẩm ngâm chua, lên men

Dưa muối, cà muối hay nước lên men chứa nhiều sulfide và dễ gây phản ứng dị ứng, có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng thêm cơn hen. Vì vậy, nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn của trẻ.

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát hiệu quả 2
Trẻ bị hen nên tránh ăn dưa muối cà muối hoặc nước lên men vì có thể gây dị ứng và khởi phát cơn hen

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số thực phẩm như đậu phộng, trứng, hải sản hoặc sữa có thể gây dị ứng, và từ đó làm khởi phát cơn hen nặng. Nếu trẻ từng có tiền sử dị ứng, cần cẩn trọng và loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ cao khỏi thực đơn.

Món ăn quá mặn hoặc chua

Các món có hàm lượng muối cao có thể kích thích đường thở, làm triệu chứng hen suyễn nặng thêm. Vì vậy, nên kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Đồ đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là cá hay hải sản, thường chứa sulfide hoặc natri bisulfit – chất bảo quản có thể gây tăng nặng dấu hiệu trẻ bị hen suyễn. Do đó, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Thực phẩm đóng gói sẵn, đồ hộp

Mặc dù tiện lợi, nhưng thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia không tốt cho sức khỏe hô hấp của trẻ. Ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen.

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát hiệu quả 3
Ăn nhiều đồ chế biến sẵn khiến trẻ có nguy cơ cao tái phát cơn hen do chứa chất bảo quản và phụ gia không tốt

Chất béo chuyển hóa và omega-6

Chất béo chuyển hóa (trans fat) và axit béo omega-6 có nhiều trong dầu thực vật công nghiệp, đồ ăn nhanh hoặc bơ thực vật. Tiêu thụ quá nhiều có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, làm hen suyễn thêm nặng.

Vai trò của dinh dưỡng trong việc hỗ trợ trẻ bị hen suyễn

Mặc dù chưa có một chế độ ăn kiêng cụ thể nào dành riêng cho trẻ mắc hen suyễn, nhưng việc chú trọng đến dinh dưỡng hằng ngày là điều rất cần thiết. Một số nghiên cứu cho thấy, việc tăng hoặc giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định có thể góp phần cải thiện tình trạng hen ở trẻ.

Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ. Một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần làm giảm các biểu hiện của bệnh và phòng tránh các đợt hen bùng phát. Ngoài ra, chế độ ăn khoa học còn giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì, là những yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể và khiến triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát hiệu quả 4
Chế độ ăn hợp lý góp phần giảm biểu hiện hen suyễn hỗ trợ kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng sống cho trẻ

Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ mắc hen suyễn

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị hen suyễn, cha mẹ cần quan tâm đến nhiều yếu tố nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:

  • Xác định cụ thể các loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc làm bùng phát cơn hen ở trẻ.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, D, E và các khoáng chất như kẽm để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để trẻ ăn quá no vì có thể gây áp lực lên cơ hoành và làm cản trở quá trình hô hấp. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ và giữ tâm trạng thoải mái trong suốt bữa ăn.
  • Giữ cho trẻ có cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân.
  • Khi chế biến món ăn, nên hạn chế các món chiên, nhiều dầu mỡ hoặc dùng quá nhiều gia vị.
  • Việc ghi lại nhật ký ăn uống và theo dõi các phản ứng của trẻ sau khi ăn cũng rất hữu ích để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn.
Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì để giảm triệu chứng và phòng tái phát hiệu quả 5
Bổ sung chất chống oxy hóa cùng vitamin C, D, E và kẽm giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh của trẻ hen suyễn. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh những món dễ gây dị ứng, kích ứng là điều cần thiết. Qua bài viết này, chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì. Hãy phối hợp giữa dinh dưỡng hợp lý và phác đồ điều trị từ bác sĩ để giúp trẻ có một hệ hô hấp khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Ngoài tìm hiểu “trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì?” và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. 

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói tiêm phòng an toàn, phù hợp với từng độ tuổi, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, không gian thoáng mát và quy trình tiêm chuẩn y khoa, Long Châu luôn là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ sức khỏe con yêu. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN