Khi nhiễm virus dại, chó bị dại sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh. Hiểu rõ thời gian sống của chó bị dại giúp chủ nuôi có biện pháp phòng ngừa kịp thời, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm. Mời quý vị độc giả cùng tìm hiểu về chó bị dại sống được bao lâu và biện pháp chẩn đoán bệnh dại ở chó qua bài viết dưới đây.
Virus dại sống được bao lâu?
Động vật chưa được tiêm phòng, thường xuyên đi lang thang hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã có nguy cơ cao mắc bệnh dại. Virus dại lây truyền qua nước bọt từ vết cắn, tồn tại trong cơ thể từ 2 - 8 tuần trước khi phát bệnh, với khả năng lây nhiễm khoảng 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
Khi virus xâm nhập, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, gây viêm não, rối loạn thần kinh, dẫn đến hoảng loạn, điên cuồng và cuối cùng là tử vong. Khoảng 90% trường hợp mắc bệnh dại xuất phát từ chó, 5% từ mèo nuôi và 5% từ động vật hoang dã. Bệnh thường biểu hiện dưới hai dạng phổ biến là thể điên cuồng và thể dại câm.
Mỗi năm, bệnh dại cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và ảnh hưởng đến hàng triệu động vật trên toàn thế giới. Đây là một dịch bệnh nguy hiểm, gây ám ảnh đối với cả con người và động vật.
/cho_bi_dai_song_duoc_bao_lau_1_3df51bbfad.jpg)
Chó bị dại sống được bao lâu?
Chó bị dại sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Bệnh dại thường tiến triển qua hai giai đoạn chính: Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn này kéo dài từ 7 ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào loài vật, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số trường hợp phát bệnh trong vòng 21 - 30 ngày sau khi nhiễm virus, với thời gian trung bình ở chó là khoảng 10 ngày. Do triệu chứng ban đầu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, việc chẩn đoán trong giai đoạn này rất khó khăn, cần sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y có kinh nghiệm.
Thời kỳ phát bệnh
Bệnh dại thường biểu hiện dưới hai dạng chính là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể xen kẽ cả hai thể bệnh. Ban đầu, con vật có dấu hiệu kích động, điên cuồng, sau đó chuyển sang trạng thái suy nhược và bại liệt.
- Thể dại điên cuồng: Chó thường tử vong trong vòng 3 - 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
- Thể dại câm: Tiến triển nhanh hơn, con vật có thể chết chỉ sau 2 - 3 ngày.
/cho_bi_dai_song_duoc_bao_lau_2_7acab4a6bd.jpg)
Phương pháp chẩn đoán bệnh dại như thế nào?
Sau khi bệnh dại khởi phát, chó thường không sống lâu. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, nên khi phát hiện chó bị bệnh, thường đã quá muộn để can thiệp. Do đó, bạn nên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì môi trường sinh hoạt an toàn, sạch sẽ để hạn chế tiếp xúc với virus.
Nếu nghi ngờ chó nhiễm dại, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các phương pháp xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu ELISA: Lấy mẫu kháng nguyên để xác định bệnh, đây là phương pháp đơn giản và ít tốn kém.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu: Phân tích lượng bạch cầu; nếu bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu niệu tăng cao, có nguy cơ chó đã nhiễm bệnh.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Xác định có viêm não hay không, giúp đánh giá tình trạng bệnh dại.
- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Phương pháp chính xác nhất nhưng chỉ áp dụng sau khi chó đã tử vong.
- Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như xét nghiệm bệnh phẩm (lấy mẫu nước bọt, da, dịch não, màng sinh thiết để xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang hoặc nuôi tế bào để phân lập mẫu bệnh phẩm nhằm tìm ra virus bệnh dại.
Nếu xét nghiệm xác định chó bị dại và bạn không may bị chó cắn, cần nhanh chóng sơ cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
/cho_bi_dai_song_duoc_bao_lau_3_f8366f2bb7.jpg)
Sơ cứu khi bị chó cắn
Khi bị chó cắn, điều quan trọng là sơ cứu vết thương ngay lập tức để tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ nhiễm virus dại. Nếu vết cắn nhẹ, người bị cắn có thể tự sơ cứu, nhưng với vết cắn nặng, cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Vệ sinh vết thương: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch trong 15 phút để loại bỏ virus, sau đó sát trùng bằng cồn hoặc povidone-iodine. Tránh khâu kín vết thương ngay lập tức; nếu cần, nên trì hoãn từ vài giờ đến 3 ngày.
- Kiểm tra vết cắn: Nếu vết cắn không chảy máu hoặc chỉ chảy máu ít, có thể tự sơ cứu. Với vết cắn sâu, chảy máu nhiều, cần vệ sinh nhanh chóng và đến cơ sở y tế.
- Cầm máu: Nếu vết cắn chảy máu nhiều, dùng băng gạc để cầm máu trong khoảng 15 phút. Nếu khó cầm máu, có thể sử dụng dây cao su garo tạm thời.
- Băng bó vết thương: Sau khi cầm máu, băng bó vết thương bằng khăn sạch và cố định bằng thun ống.
- Tiêm ngừa vắc xin: Sau sơ cứu, cần đến cơ sở tiêm chủng để kiểm tra vết cắn và tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại và uốn ván nếu cần.
- Theo dõi sức khỏe: Trong 10 ngày sau khi bị cắn, theo dõi sức khỏe của bản thân và tình trạng của chó. Nếu chó vẫn khỏe sau 10 ngày, có nghĩa là nó không mắc bệnh dại. Nếu không thể theo dõi chó, hãy tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm để đảm bảo an toàn.
/cho_bi_dai_song_duoc_bao_lau_4_098d72f1bf.jpg)
Tóm lại, chó bị dại sống được bao lâu thường phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh. Sau khi triệu chứng xuất hiện, chó chỉ có thể sống từ vài ngày đến tối đa hai tuần trước khi tử vong. Do đó, việc nhận biết và phòng ngừa bệnh dại là vô cùng quan trọng. Nếu nghi ngờ chó mắc bệnh, cần nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy chủ động tiêm vắc xin cho chó để bảo vệ sức khỏe cho cả thú cưng và cộng đồng.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa bệnh dại, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người và vật nuôi. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp vắc xin chất lượng với quy trình tiêm chủng an toàn và hiện đại. Tại đây, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, theo dõi sức khỏe sau tiêm và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ hotline miễn phí 18006928.