icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
viem_co_tims3_42fa36bfe5viem_co_tims3_42fa36bfe5

Viêm cơ tim là gì? Những vấn đề cần biết về Viêm cơ tim

Thu Thảo09/04/2025

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý nghiêm trọng ở tim. Viêm cơ tim ảnh hướng đến sức khỏe người mắc và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim,... Viêm cơ tim có thể do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân không nhiễm trùng khác như thuốc, bệnh tự miễn,... Bệnh có thể điều trị nội khoa và/hoặc ngoại khoa. Bài viết sau giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Tìm hiểu chung về viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp cơ giữa của thành tim và có thể ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Viêm cơ tim có thể phát triển đột ngột hoặc kéo dài. Hầu hết mọi người mắc bệnh này sẽ hồi phục mà không để lại di chứng lâu dài. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi khi tình trạng viêm nghiêm trọng, phần cơ tim bị viêm có thể gây sẹo ở cơ tim. Tổn thương này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và oxy đi khắp cơ thể. Theo thời gian, cơ tim có thể trở nên to hơn và yếu đi.

Triệu chứng viêm cơ tim

Những triệu chứng của viêm cơ tim

Viêm cơ tim ở giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim bao gồm:

  • Đau ngực với cảm giảm đau thắt, đè ép ở ngực khi nghỉ ngơi hoặc làm việc.
  • Mệt mỏi.
  • Khó thở lúc nghỉ ngơi hay khi hoạt động, khi nằm xuống.
  • Tim loạn nhịp, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
  • Sưng ở mắt cá chân và bàn chân.
  • Cảm thấy choáng váng hoặc muốn ngất xỉu.
  • Các triệu chứng giống cúm như đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt hoặc đau họng.
  • Trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như da tái nhợt, khó bú, yếu ớt và dễ cáu gắt, khó thở.
viem-co-tim1.jpg

Tác động của viêm cơ tim với sức khỏe

Viêm cơ tim có thể làm suy tim và ảnh hưởng hệ thống điện của tim gây loạn nhịp tim,...

Biến chứng có thể gặp phải khi mắc viêm cơ tim

Các biến chứng có thể xảy ra của viêm cơ tim bao gồm:

Suy tim

Viêm cơ tim không được điều trị có thể làm tổn thương cơ tim, khiến tim không thể bơm máu tốt. Những người bị suy tim do viêm cơ tim có thể cần đến các thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc ghép tim.

Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

Nếu cơ tim bị tổn thương và không thể bơm máu, máu có thể tích tụ trong tim và hình thành cục máu đông. Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra nếu cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tim. Đột quỵ có thể xảy ra nếu cục máu đông từ tim di chuyển đến các động mạch cấp máu cho não.

Rối loạn nhịp tim

Tổn thương cơ tim có thể làm thay đổi nhịp tim. Một số loại loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột quỵ llà rung nhĩ.

Đột tử do tim

Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập đột ngột, nếu dẫn đến tử vong gọi là đột tử do tim.

Bệnh cơ tim giãn nở (Dilated cardiomyopathy - DCM)

Viêm cơ tim có thể gây sẹo ở cơ tim, khiến tim trở nên to hơn và yếu hơn dẫn đến DCM hoặc suy tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn đau ngực không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh hoặc khó thở. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ các biến chứng lâu dài của viêm cơ tim.

Nguyên nhân gây viêm cơ tim

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây viêm cơ tim. Nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau có thể dẫn đến viêm cơ tim, bao gồm:

  • Virus: Nhiều loại virus có liên quan đến viêm cơ tim như adeno, COVID-19, virus gây viêm gan B và C, parvovirus, virus herpes simplex, echovirus, virus Epstein-Barr, virus HIV, influenza.
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim bao gồm staphylococcus, streptococcus, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và bệnh Lyme.
  • Ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng có thể gây viêm cơ tim là Trypanosoma cruzi và toxoplasma.
  • Nấm: Nhiễm nấm có thể gây viêm cơ tim đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Các bệnh nhiễm nấm liên quan đến viêm cơ tim bao gồm nhiễm trùng nấm men (candida); nấm mốc (aspergillus) và histoplasma.
viem-co-tim2.jpg

Ngoài nhiễm trùng, viêm cơ tim cũng có thể do:

  • Một số loại thuốc hoặc ma túy bất hợp pháp: Bao gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh (penicillin và sulfonamide), một số thuốc chống co giật và cocaine. Khi các chất này gây ra viêm cơ tim được gọi là viêm cơ tim do thuốc.
  • Hóa chất hoặc bức xạ: Tiếp xúc với carbon monoxide và bức xạ đôi khi có thể gây viêm cơ tim.
  • Bệnh tự miễn: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh trong bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm động mạch Takayasu.
  • Phản ứng dị ứng với độc tố: Chẳng hạn như do côn trùng đốt, rắn cắn.

Nguy cơ mắc phải viêm cơ tim

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm cơ tim?

Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới và những người dưới 50 tuổi. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc viêm cơ tim do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và dễ tiếp xúc với virus trong quá trình sinh nở.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm cơ tim

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm cơ tim, bao gồm:

  • Giới tính nam;
  • Tuổi trẻ;
  • Uống nhiều rượu;
  • Sức đề kháng suy yếu;
  • Thực hiện một số phương pháp điều trị y tế chẳng hạn như lọc máu, xạ trị, đặt thiết bị tim và đường truyền tĩnh mạch trung tâm;
  • Mắc một số bệnh lý chẳng hạn như HIV/AIDS, bệnh thận mãn tính, tiểu đường;
  • Tiền sử mắc các bệnh tự miễn;
  • Tiếp xúc với độc tố/ma túy;
  • Vừa mới sinh con;
  • Không tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh có thể gây viêm cơ tim (cúm, rubella, COVID-19).

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm cơ tim

Để chẩn đoán viêm cơ tim các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát. Các xét nghiệm có thể được sử dụng để chẩn đoán viêm cơ tim bao gồm:

  • Điện tâm đồ: Đo hoạt động điện của tim tại một thời điểm hoặc theo dõi 24 giờ.
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh về tim và cấu trúc của nó.
  • Chụp X-quang ngực: Để xem hình ảnh tim, phổi và các cấu trúc khác trong ngực.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, kháng thể hoặc số lượng tế bào máu. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu tổn thương tim (troponin).
  • Chụp cộng hưởng từ tim: Tạo ra hình ảnh chi tiết về tim và có thể giúp phát hiện tình trạng viêm và sẹo ở cơ tim.
  • Thông tim và sinh thiết cơ tim: Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể tiến hành thông tim để đo áp lực và lưu lượng máu trong tim, đồng thời lấy mẫu mô nhỏ từ cơ tim để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết cơ tim có thể được xem xét trong các trường hợp rất hiếm.
viem-co-tim3.jpg

Phương pháp điều trị viêm cơ tim

Việc điều trị viêm cơ tim sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu điều trị là giảm viêm, hỗ trợ chức năng tim và điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có.

Nội khoa

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp và thuốc sử dụng trong điều trị:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế hoạt động thể chất để giảm gánh nặng cho tim và giúp tim có thời gian phục hồi.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được sử dụng để giảm đau ngực.
  • Thuốc chống viêm: Bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc chống viêm phù hợp để giảm viêm.
  • Thuốc điều trị nguyên nhân: Thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc thuốc kháng nấm nếu viêm cơ tim do nhiễm trùng.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs): Các thuốc này giúp hạ huyết áp và tái cấu trúc cơ tim sau viêm cơ tim.
  • Thuốc chẹn beta (Beta blockers): Các thuốc này giúp cải thiện tình trạng loạn nhịp tim và giúp tái cấu trúc cơ tim.
  • Thuốc lợi tiểu (Diuretics): Các thuốc này giúp giảm tình trạng ứ dịch trong cơ thể do suy tim.
  • Thuốc chống đông máu: Các thuốc này giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Ngoại khoa

Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa hoặc thiết bị hỗ trợ tim mạch:

  • Đặt máy tạo nhịp tim, máy khử rung: Cấy ghép các thiết bị này khi có tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO): Một máy móc bên ngoài cơ thể thực hiện chức năng của tim và phổi.
  • Ghép tim: Trong những trường hợp rất hiếm gặp khi tim bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi thì ghép tim là biện pháp được sử dụng.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa viêm cơ tim

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm cơ tim

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh hút thuốc lá và hạn chế uống rượu do các yếu tố này có thể làm trầm trọng thêm tổn thương cơ tim.
  • Không tập thể dục cho đến khi được bác sĩ cho phép. Giai đoạn nghỉ ngơi là cần thiết để tim hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân nên tránh hoạt động thể lực cường độ cao trong vòng 3-6 tháng kể từ thời điểm chẩn đoán, và chỉ nên bắt đầu tập luyện lại theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng chỉ định, tái khám đúng hẹn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo dõi.

Chế độ sinh dưỡng:

  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi, cung cấp vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa.
  • Duy trì chế độ ăn ít muối, ít chất béo bão hòa và cholesterol để giảm áp lực lên hệ tim mạch.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và nước ngọt có gas.

Phương pháp phòng ngừa viêm cơ tim hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa đặc hiệu

Hiện tại, không có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với viêm cơ tim. Tuy nhiên, việc tiêm phòng các loại vắc xin như vắc xin cúm, COVID-19 và rubella được khuyến nghị vì những tác nhân này có thể liên quan đến sự khởi phát viêm cơ tim. Mặc dù hiếm gặp, một số nghiên cứu đã ghi nhận các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau tiêm vắc xin COVID-19, chủ yếu ở nam giới từ 12 đến 29 tuổi.

viem-co-tim4.jpg

Không đặc hiệu

Tránh xa những người bị bệnh: Tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng cúm hoặc các bệnh hô hấp khác cho đến khi họ khỏe hơn.

Tránh các thói quen xấu có thể dễ mắc bệnh: Để giảm nguy cơ viêm cơ tim liên quan nhiễm HIV bạn cần đảm bảo tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.

Điều trị nhanh chóng các bệnh nhiễm trùng: Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng có thể giúp ngăn ngừa viêm cơ tim.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Pháp
DSC_00115_2526d50613_9265541cf6

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Việt Nam
DSC_04905_19b40a3dcb

260.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Viêm cơ tim có các mức độ từ nhẹ đến nặng, nhẹ không gây nguy hiểm nhưng khi có nghi ngờ hoặc có triệu chứng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh diễn tiến nặng khi bệnh ở mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Bản thân bệnh viêm cơ tim không trực tiếp lây lan, nhưng tác nhân gây viêm cơ tim có thể lây như tác nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), do đó để phòng ngừa bệnh cần tránh xa những người bị mắc các tác nhân này.

Khoảng 40 trên 1.000.000 người mắc COVID-19 bị viêm cơ tim (0,004%). Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn ở người không tiêm vắc xin COVID-19 so với người có tiêm ngừa vắc xin này.

Viêm cơ tim giai đoạn đầu hoặc nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi có triệu chứng có thể là đau ngực, mệt mỏi, nhịp tim không đều hoặc khó thở.

Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà biểu hiện triệu chứng khác nhau từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến triệu chứng nặng. Các triệu chứng bệnh bao gồm tim đập nhanh, yếu, đau ngực, sốt và khó thở.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Cúm mùa và cảm mạo có triệu chứng khá giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, phân biệt đúng sẽ giúp điều trị hiệu quả và tránh biến chứng nguy hiểm.

alt

Cúm tưởng chừng là bệnh nhẹ nhưng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Vậy khi nào cúm trở nên nguy hiểm và cần đi khám ngay?

alt