Mỗi khi bị cảm cúm, không ít người cảm thấy cơ thể rã rời, mệt mỏi và đau nhức khắp nơi như vừa trải qua một cuộc vận động quá sức. Dù chỉ là bệnh do virus gây ra, cảm cúm lại khiến cơ thể đau nhức một cách rõ rệt. Hiện tượng này không đơn thuần là biểu hiện phụ mà là kết quả của những phản ứng phức tạp bên trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn, cần tìm hiểu cơ chế tại sao cảm cúm lại đau người.
Tại sao cảm cúm lại đau người?
Một trong những triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất khi bị cảm cúm là cảm giác đau nhức khắp người, từ cơ bắp đến khớp. Nhưng tại sao cảm cúm lại đau người? Khi cơ thể bị nhiễm cúm, cảm lạnh hoặc một loại vi-rút/bệnh nhiễm trùng nào đó, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể. Các tế bào bạch cầu nhanh chóng được huy động, tuần hoàn khắp cơ thể và sản sinh ra các kháng thể để tấn công tác nhân gây bệnh. Quá trình này tuy cần thiết, nhưng cũng gây ra một phản ứng phụ không mong muốn là phản ứng viêm lan rộng trong cơ thể.
Phản ứng viêm do hệ miễn dịch kích hoạt để chống lại virus cúm có thể ảnh hưởng đến các mô cơ và khớp, dẫn đến cảm giác đau nhức toàn thân, mệt mỏi, tương tự như sau khi vận động quá sức. Mặc dù phản ứng viêm là một phần của quá trình chống lại nhiễm trùng, nhưng nếu quá mức có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng; do đó, cần theo dõi và điều trị phù hợp.
Vì thế, lý do tại sao cảm cúm lại đau người không phải do virus trực tiếp gây ra, mà là hệ quả của "cuộc chiến" bên trong cơ thể – nơi hệ miễn dịch đang nỗ lực hết sức để bảo vệ bạn khỏi tác nhân gây bệnh.
/tai_sao_cam_cum_lai_dau_nguoi_2_2dfc0674ac.jpg)
Những phương pháp giúp giảm cảm giác đau nhức khi nhiễm cúm
Sau khi hiểu được tại sao cảm cúm lại đau người thì cần có những phương pháp để giảm cơn đau này khi nó gây khó chịu quá mức. Cách tốt nhất để giảm đau nhức toàn thân là điều trị nguyên nhân gây đau nhức. Nhưng trong khi đang chờ đợi phương pháp điều trị có hiệu quả hoặc chỉ chờ virus được cơ thể tiêu diệt hết, có thể thực hiện một số cách sau:
Uống đủ nước
Cúm có thể khiến bạn mất nước do sốt, đổ mồ hôi, nôn ói hoặc tiêu chảy. Mất nước làm cơ thể mệt mỏi và tăng cảm giác đau nhức.Vì vậy hãy uống nhiều nước lọc, nước điện giải, trà ấm hoặc nước dùng/súp để giữ cơ thể đủ nước và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
/tai_sao_cam_cum_lai_dau_nguoi_3_f60bc2507f.jpg)
Sử dụng nhiệt để thư giãn cơ bắp
Nhiệt độ ấm giúp làm dịu các cơ căng cứng và giảm đau. Có thể tắm nước ấm (không quá nóng) hoặc sử dụng túi chườm nóng, chăn sưởi để xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi dùng nhiệt nếu bạn đang sốt cao, và tránh để ngủ quên khi đang sử dụng các thiết bị nhiệt.
Hạ sốt để giảm đau nhức
Sốt khiến cơ thể rùng mình, gây co thắt cơ và làm tăng cảm giác đau. Sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ, mặc quần áo nhẹ, đắp chăn mỏng và tắm nước mát (nhiệt độ vừa phải) có thể giúp điều chỉnh thân nhiệt và giảm đau.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Giấc ngủ là “liều thuốc” tự nhiên giúp cơ thể phục hồi. Khi bị cúm, bạn cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn bình thường. Cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi tối đa, kể cả ban ngày, để cơ thể có cơ hội chiến đấu và hồi phục.
/tai_sao_cam_cum_lai_dau_nguoi_4_ffe750ebdd.jpg)
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Các thuốc như ibuprofen hoặc naproxen (thuộc nhóm NSAID) có thể giúp giảm viêm, đau nhức và hạ sốt hiệu quả. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không nên lạm dụng, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý nền liên quan đến dạ dày, gan hoặc thận.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, đau nhức do cúm sẽ thuyên giảm sau 3 – 5 ngày và cải thiện với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến khám bác sĩ nếu:
- Đau nhức kéo dài hơn 5 ngày hoặc không có dấu hiệu cải thiện.
- Cảm giác đau xuất hiện sau khi bị ve cắn.
- Đi kèm với phát ban, sưng đỏ nghiêm trọng.
- Không có sốt hay triệu chứng cúm khác, nhưng bạn thường xuyên bị đau nhức kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng thuốc hoặc một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm cơ hoặc các bệnh mãn tính khác.
Đừng chủ quan với cảm giác đau nhức nếu nó kéo dài bất thường. Hãy lắng nghe cơ thể bạn vì đôi khi, đó chính là cách cơ thể lên tiếng cảnh báo.
Những đối tượng nào nên tiêm ngừa vắc xin cúm?
Tiêm ngừa vắc xin cúm là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm. Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm, thường vào mùa thu hoặc đầu mùa đông - thời điểm virus cúm dễ lây lan nhất.
Bạn nên tiêm phòng cúm nếu thuộc một trong các nhóm sau:
- Người từ 65 tuổi trở lên: Hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác khiến người lớn tuổi dễ bị biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp hoặc nhập viện do cúm.
- Người có bệnh lý nền mạn tính: Bao gồm các bệnh về tim, phổi, gan, thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, béo phì, hoặc các bệnh mạn tính khác.
- Phụ nữ mang thai: Mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch và tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc cúm nặng. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ mẹ mà còn giúp bảo vệ thai nhi trong những tháng đầu sau sinh.
- Người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn: Đây là môi trường dễ lây nhiễm, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu.
- Người chăm sóc hoặc sống cùng người có hệ miễn dịch yếu: Việc tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho những người dễ tổn thương xung quanh.
- Người chăm sóc chính cho người già, người khuyết tật hoặc người nhận trợ cấp chăm sóc: Tiêm phòng giúp giảm nguy cơ lây bệnh và đảm bảo họ có thể tiếp tục chăm sóc cho người thân một cách an toàn.
- Nhân viên y tế và chăm sóc xã hội tuyến đầu: Là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, việc tiêm ngừa giúp bảo vệ cả bản thân và cộng đồng.
/tai_sao_cam_cum_lai_dau_nguoi_1_a7f9841231.jpg)
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp nhiều loại vắc xin cúm chất lượng như:
- Vaxigrip Tetra (Pháp);
- Influvac Tetra (Hà Lan);
- Ivacflu-S (Việt Nam).
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và quy trình tiêm an toàn, hiệu quả, Long Châu cam kết mang đến trải nghiệm tiêm chủng thoải mái, đáng tin cậy. Trung tâm cũng hỗ trợ tư vấn lựa chọn vắc xin phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của từng khách hàng. Hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1800 6928 hoặc đến các điểm tiêm gần nhất của Long Châu để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi: “Tại sao cảm cúm lại đau người?”. Hiện tượng đau người khi bị cảm cúm là do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus cúm. Đây là một phần của quá trình cơ thể tự bảo vệ và chiến đấu với tác nhân gây bệnh. Hiểu được cơ chế này không chỉ giúp người bệnh yên tâm hơn khi trải qua các triệu chứng mà còn biết cách chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi nhanh chóng.