Cảm cúm mấy ngày thì khỏi? Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt và được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm nhanh hơn. Ngược lại, ở một số trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già hoặc người có bệnh lý nền, thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn. Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian mắc bệnh và tránh biến chứng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cảm cúm mấy ngày thì khỏi?
Cảm cúm mấy ngày thì khỏi là thắc mắc của nhiều người dân. Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết các trường hợp cúm không biến chứng, kể cả ở trẻ em, thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng như ho và mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc hơn.
Thông thường, thời gian mắc cúm không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chủng virus, nhưng cúm A (đặc biệt là H3N2) có thể gây bệnh nặng hơn. CDC cho biết virus cúm A (H3N2) có liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi so với các chủng cúm khác như cúm A (H1N1) và cúm B. Ngoài ra, hiệu quả của vắc xin đối với cúm A (H3N2) cũng thường thấp hơn.
/cam_cum_may_ngay_thi_khoi_1_c727e103b3.jpg)
Như vậy, thời gian khỏi cảm cúm có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Tuổi tác, sức khỏe và hệ miễn dịch: Trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu thường mất nhiều thời gian hồi phục hơn và có nguy cơ gặp biến chứng. Ngược lại, người có sức đề kháng tốt thường khỏi bệnh nhanh hơn.
- Chủng virus cúm: Mỗi chủng cúm có thời gian ủ bệnh và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số chủng có thể gây triệu chứng nặng hơn, kéo dài thời gian hồi phục.
Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cảm cúm mấy ngày thì khỏi tới quý vị độc giả, vậy làm gì để người bị cảm cúm nhanh khỏi và phòng tránh bệnh cảm cúm như thế nào?
Thời gian lây lan khi bị cúm là bao lâu?
Các triệu chứng cúm thường xuất hiện sau 1 - 4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Người mắc cúm có thể lây lan virus từ 1 ngày trước khi khởi phát triệu chứng đến tối đa 5 - 7 ngày sau đó. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch suy yếu có thể lây truyền virus trong thời gian dài hơn.
Ngoài lây truyền qua đường hô hấp, virus cúm cũng có thể tồn tại trên bề mặt như tay nắm cửa, mặt bàn trong tối đa 24 giờ, đặc biệt là trên thép không gỉ, nhựa và các bề mặt cứng khác. Vì vậy, rửa tay thường xuyên và hạn chế chạm vào mặt, miệng là biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
/cam_cum_may_ngay_thi_khoi_2_16d4c6ae21.jpg)
Làm gì để người bị cảm cúm nhanh khỏi bệnh?
Một số cách để hỗ trợ cơ thể hồi phục khi bị cảm cúm có thể kể đến như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Cố gắng ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm và nghỉ ngơi ban ngày nếu cần.
- Uống đủ nước: Nước giúp đào thải độc tố và giảm nghẹt mũi. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây và ăn các món loãng như cháo, súp.
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là vitamin C, vitamin D và kẽm.
- Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: Có thể sử dụng thuốc không kê đơn như paracetamol để giảm sốt và đau nhức, nhưng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng.
- Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc gần với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Điều trị triệu chứng: Sử dụng xịt họng, hút mũi, thuốc ho hoặc các biện pháp phù hợp để giảm đau họng, sổ mũi, ho.
- Áp dụng mẹo dân gian: Xông hơi, uống chanh ấm mật ong, súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp cải thiện triệu chứng.
/cam_cum_may_ngay_thi_khoi_3_7085ef5539.jpg)
Phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
Việc duy trì một nền tảng sức khỏe vững chắc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm:
- Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
- Bổ sung vitamin D: Thiếu vitamin D làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, bao gồm cảm cúm.
- Uống đủ nước: Giữ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ loại bỏ độc tố và làm loãng đờm, giúp giảm triệu chứng cúm.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ từ 7 - 10 tiếng mỗi đêm để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh tay: Rửa tay sạch trước khi ăn, chạm vào mặt hoặc sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng để hạn chế lây nhiễm virus.
- Giảm stress: Căng thẳng kéo dài làm suy yếu miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy duy trì tinh thần thoải mái.
- Tập thể dục: Vận động đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm căng thẳng.
- Hạn chế thuốc lá và rượu bia: Tránh các chất này để bảo vệ sức khỏe và duy trì hệ miễn dịch tốt.
- Tiêm vắc xin cúm: CDC khuyến cáo tiêm phòng cúm hằng năm cho người từ 6 tháng tuổi trở lên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
/cam_cum_may_ngay_thi_khoi_4_4007bf18f9.jpg)
Thời gian khỏi bệnh khi bị cúm thường kéo dài từ 3-5 ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc. Nếu có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và điều trị đúng cách, cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cảm cúm mấy ngày thì khỏi và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa cảm cúm, giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp vắc xin chất lượng với quy trình an toàn, dịch vụ chuyên nghiệp và không gian tiêm chủng hiện đại. Đội ngũ nhân viên tận tâm, hỗ trợ tư vấn chi tiết, giúp khách hàng an tâm khi tiêm phòng. Bạn có thể đặt lịch hẹn bằng cách gọi tới hotline miễn phí 18006928.