icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan

Thảo08/05/2025

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cơ thể chúng ta rất dễ bị mất nước. Nếu không may mất nước nghiêm trọng, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phân độ mất nước sẽ giúp mỗi người trong chúng ta đánh giá được chính xác tình trạng sức khỏe cũng như đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết.

Vậy, những nguyên nhân nào có thể gây mất nước? Phân độ mất nước ra sao, biến chứng mất nước nguy hiểm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Những nguyên nhân gây mất nước phổ biến

Uống ít nước

Cơ thể con người có thể đào thải ra bên ngoài gần 2,5 lít nước qua hơi thở, mồ hôi hay đại tiểu tiện,... Nếu lượng nước bị đào thải ra bên ngoài nhiều hơn lượng nước mà cơ thể nạp vào thì hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước, mất nước.

Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan1
Cơ thể rất dễ bị mất nước do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh tả, kiết lỵ,...

Các bệnh lý tiêu hóa cấp tính như tiêu chảy cấp, nôn ói, kiết lỵ và bệnh tả đều có thể dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, đặc biệt khi các triệu chứng này xảy ra đồng thời. Sự mất cân bằng nước và điện giải không chỉ làm suy giảm thể trạng nhanh chóng mà còn có thể gây rối loạn chức năng tuần hoàn, thận và thần kinh trung ương nếu không được xử trí kịp thời. Ở trẻ em, do dự trữ nước và khả năng bù trừ hạn chế, mất nước cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.

Ra nhiều mồ hôi

Ra quá nhiều mồ hôi cũng dẫn tới tình trạng mất nước. Nguyên nhân thường là do luyện tập thể dục thể thao quá mức nhưng lại không tiếp đủ lượng nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, rất nhiều người bị mất nước vào những ngày hè do thời tiết nóng bức, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân gây mất nước phổ biến khác cũng có thể xảy ra như:

  • Sốt cao kéo dài khiến cho cơ thể mất nước. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu đi kèm biểu hiện khác như nôn mửa, tiêu chảy,...
  • Một số bệnh lý mãn tính khiến cho người bệnh tăng số lần đi tiểu, từ đó gây tình trạng mất nước. Các bệnh lý này bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo nhạt,... với các biểu hiện đặc trưng là đi tiểu nhiều lần, khát nước,...
  • Bệnh nhân bị bỏng độ 2 đến độ 3 cũng có thể rơi vào tình trạng mất nước do vết thương ảnh hưởng đến cả 3 lớp da, phá hủy dây thần kinh, tuyến mồ hôi và nang lông. Thậm chí, tình trạng mất nước ở bệnh nhân bị bỏng còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là tăng tần suất đi tiểu, tăng tiết mồ hôi dẫn tới mất nước như thuốc tâm thần, thuốc huyết áp, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu,...
Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan2
Ra nhiều mồ hôi, uống ít nước, sử dụng thuốc,... có thể gây mất nước

Phân độ mất nước chi tiết

Theo đó, phân độ mất nước bao gồm 3 cấp độ khác nhau, căn cứ vào các dấu hiệu chính như tình trạng huyết áp, tình trạng da, màu nước tiểu, nhiệt độ tay chân, tần suất đi tiểu, mức độ khát nước,... Cụ thể:

Dấu hiệu

Mất nước độ 1

Mất nước độ 2

Mất nước độ 3

Khát nước

Ít

Vừa

Nhiều

Tình trạng da

Da bình thường

Da khô

Da bị mất đàn hồi, mắt trũng, da nhăn nheo

Tình trạng mạch máu

< 100 lần/phút

Từ 100 đến 120 lần/phút, mạch đập nhanh và nhỏ

> 120 lần/phút, mạch đập rất nhanh, khó bắt

Nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ bình thường

Chân tay lạnh

Bị lạnh toàn thân

Huyết áp

Huyết áp bình thường

< 90mmHg

Huyết áp rất thấp, thậm chí không đo được

Lượng nước bị mất

Từ 5 đến 6% trọng lượng cơ thể

Từ 7 đến 9% trọng lượng cơ thể

Từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên

Nước tiểu

Ít 

Thiểu niệu

Vô niệu

Các biểu hiện ban đầu của tình trạng mất nước chỉ thể hiện qua tần suất đi tiểu, màu sắc nước tiểu và cảm giác khát nước. Mức độ mất nước càng nghiêm trọng thì các triệu chứng càng trở nên rõ ràng.

Ở các trường hợp mất nước nặng, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp lại lượng nước bị mất đi bằng cách tăng nhịp tim đồng thời làm cho các mạch máu bị co lại để duy trì huyết áp, lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng.

Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan3
Mất nước có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nghiêm trọng

Nguy cơ biến chứng mất nước

Mất nước làm cho cơ thể không có đủ nước để duy trì các chức năng, hoạt động sống bình thường. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, mất nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn điện giải: Khi mất nước, cơ thể cũng mất đi các khoáng chất quan trọng như natri, kali và clorua, gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp.
  • Hạ huyết áp: Lượng nước giảm làm giảm thể tích tuần hoàn trong máu, dẫn đến tụt huyết áp, choáng váng và thậm chí ngất xỉu.
  • Suy thận cấp: Thiếu nước làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây ảnh hưởng đến chức năng lọc và thải độc của thận.
  • Co giật: Mất cân bằng điện giải nặng có thể gây co giật, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Hôn mê hoặc tử vong: Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tri giác, hôn mê và đe dọa tính mạng.

Để phòng ngừa các biến chứng do mất nước, mỗi người đều cần uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc khi hoạt động thể chất nhiều. Nếu có dấu hiệu mất nước như khát nước nhiều, khô miệng, tiểu ít, chóng mặt,... hãy bổ sung nước ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu triệu chứng không cải thiện.

Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan4
Tình trạng mất nước có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách cải thiện và phòng ngừa tình trạng mất nước

Để duy trì cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng mất nước, bạn nên chú ý thực hiện những biện pháp đơn giản nhưng thiết thực như sau:

  • Uống nước đều đặn trong ngày: Đừng chỉ đợi đến khi khát mới uống nước, vì cảm giác khát thực chất là dấu hiệu muộn của việc cơ thể đang thiếu nước. Hãy tập thói quen uống nước từng ngụm nhỏ suốt cả ngày, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Tăng cường bổ sung nước khi có dấu hiệu mất nước: Nếu bạn ra nhiều mồ hôi do vận động, đang sốt, bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy chủ động uống thêm nước hoặc sử dụng dung dịch bù điện giải theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Chọn thực phẩm nhiều nước và vitamin: Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như dưa hấu, cam, bưởi, dưa leo, rau xanh,... Những thực phẩm này không chỉ cung ấp lượng nước cần thiết mà còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống gây lợi tiểu: Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga,… tuy rất hấp dẫn nhưng có thể khiến cho cơ thể bạn mất nước nhanh hơn. Hãy sử dụng chúng một cách hợp lý và tuyệt đối không sử dụng để thay thế cho nước uống thông thường.
  • Lắng nghe cơ thể: Mỗi người có nhu cầu nước khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể chất. Hãy chú ý đến các dấu hiệu như môi khô, da khô, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt,... để kịp thời điều chỉnh lượng nước đưa vào cơ thể một cách phù hợp.
Phân độ mất nước và các nguy cơ biến chứng không thể chủ quan5
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để phòng ngừa tình trạng mất nước

Việc nhận biết sớm và phân độ mất nước một cách chính xác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý và điều trị tình trạng mất nước. Tùy theo mức độ nhẹ, vừa hay nặng, người bệnh cần được bù nước kịp thời bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Đặc biệt, ở trẻ em và người cao tuổi - những đối tượng dễ bị mất nước, việc theo dõi dấu hiệu lâm sàng và can thiệp đúng lúc có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động phòng ngừa và nâng cao nhận thức về mất nước ngay hôm nay, đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng các bệnh lý liên quan đến tiêu chảy như virus Rota hay bệnh tả cũng là biện pháp chủ động giúp giảm thiểu nguy cơ mất nước nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virusvắc xin phòng bệnh tả hiện đã có sẵn tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giúp bạn và gia đình yên tâm hơn trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Đừng đợi đến khi triệu chứng xuất hiện mới hành động, hãy bảo vệ sức khỏe từ sớm bằng cách tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch ngay hôm nay!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN