icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Những cách điều trị bệnh bạch hầu hiệu quả

Tường Vy24/03/2025

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bệnh bạch hầu, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu chủ yếu lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người nhiễm bệnh. Nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp là cách hiệu quả để kiểm soát bệnh. Vậy bệnh bạch hầu có biểu hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh bạch hầu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp và niêm mạc da. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc nhóm trực khuẩn gram dương, hiếu khí, chỉ sinh độc tố khi mang gen tox do bị nhiễm phage (thể thực khuẩn) – yếu tố quyết định độc lực gây bệnh. Chính ngoại độc tố này là tác nhân chính gây tổn thương mô và biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh.

benh-bach-hau-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-bach-hau-1.png

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở vùng hầu họng, amidan, thanh quản và mũi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các niêm mạc khác như kết mạc mắt, tai, bộ phận sinh dục hoặc gây loét da. Một đặc điểm điển hình của bệnh là sự hình thành giả mạc màu trắng xám dày đặc tại vị trí nhiễm khuẩn, bám chặt vào niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn đường thở nếu lan rộng.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ người bệnh hoặc người lành mang trùng. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với vết loét bạch hầu trên da hoặc dùng chung vật dụng cá nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, suy hô hấp, tổn thương thần kinh và thậm chí tử vong.

Tiêm chủng vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp tạo miễn dịch bền vững và giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn này có bốn tuýp chính gồm gravis, intermedius, mitis và belfanti, tất cả đều có khả năng sản xuất ngoại độc tố, gây tổn thương mô nghiêm trọng. Chính độc tố này là yếu tố chủ yếu làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh và suy hô hấp.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể tồn tại trong điều kiện khô và lạnh trên các bề mặt vô cơ trong nhiều ngày. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với nhiệt và các chất sát khuẩn thông thường. Dưới ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị tiêu diệt sau vài giờ, trong khi ở nhiệt độ 58°C, vi khuẩn bị bất hoạt trong khoảng 10 phút. Các dung dịch sát khuẩn như phenol 1% và cồn 60° có thể tiêu diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút.

benh-bach-hau-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-bach-hau-2.png

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn từ người nhiễm bệnh hoặc người lành mang trùng. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét nhiễm trùng hoặc qua các vật dụng cá nhân bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin bạch hầu và phát hiện sớm để điều trị bệnh bạch hầu kịp thời là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh.

Cách điều trị bệnh bạch hầu

Việc điều trị bệnh bạch hầu cần tuân thủ nguyên tắc quan trọng là cách ly bệnh nhân sớm, sử dụng huyết thanh kháng độc tố kết hợp với kháng sinh, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp để kiểm soát biến chứng.

Điều trị đặc hiệu

Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD - Diphtheria Antitoxin) là phương pháp trung hòa độc tố do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sản sinh. Huyết thanh kháng độc tố cần được tiêm càng sớm càng tốt, ngay khi nghi ngờ lâm sàng, không cần chờ kết quả xét nghiệm xác định. Liều lượng SAD sẽ được điều chỉnh tùy theo mức độ nhiễm trùng, từ 20.000 - 100.000 đơn vị quốc tế (UI). Trước khi tiêm, cần thực hiện kiểm tra phản ứng dị ứng và giải mẫn cảm nếu cần thiết.

Ngoài ra còn có phương pháp điều trị kháng sinh, được chỉ định nhằm tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu và hạn chế sự lây lan. Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Penicillin G (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch) đối với các trường hợp nhiễm trùng nặng.
  • Erythromycin hoặc Azithromycin đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong trường hợp dị ứng với penicillin.
  • Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10 - 14 ngày để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
benh-bach-hau-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-bach-hau-3.png

Điều trị hỗ trợ và kiểm soát biến chứng

Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở do giả mạc bạch hầu cần được mở khí quản hoặc đặt nội khí quản để duy trì thông khí. Cần sử dụng oxy hoặc can thiệp thở máy nếu bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nặng.

Bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp hỗ trợ tim mạch:

  • Theo dõi sát các dấu hiệu của viêm cơ tim do độc tố bạch hầu.
  • Nếu có loạn nhịp tim, có thể cần đặt máy tạo nhịp tạm thời (Pacemaker).
  • Điều chỉnh điện giải và cân bằng dịch để ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn.

Ở những trường hợp bệnh nặng, độc tố bạch hầu có thể gây suy thận hoặc suy đa tạng, việc lọc máu giúp loại bỏ độc tố khỏi hệ tuần hoàn.

Người bệnh có thể gặp khó khăn trong ăn uống do viêm họng và giả mạc bạch hầu gây đau rát khi nuốt. Truyền dịch hoặc nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày có thể được cân nhắc để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và vi chất cần thiết. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt về hô hấp và tim mạch, nhằm phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm.

benh-bach-hau-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-bach-hau-4.png

Điều trị bệnh bạch hầu đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh và kháng sinh, cùng với các biện pháp hỗ trợ tích cực nhằm giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu được cung cấp đầy đủ và chính hãng, bao gồm:

  • Infanrix Hexa (6 trong 1) – phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib, phù hợp cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi.
  • Hexaxim (6 trong 1) – vắc xin phối hợp thế hệ mới, được WHO tiền thẩm định, giúp tạo miễn dịch toàn diện ngay từ giai đoạn đầu đời.
  • Boostrix (GSK) – vắc xin tiêm nhắc cho người lớn và trẻ lớn để duy trì miễn dịch với bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Tiêm vắc xin đúng lịch không chỉ bảo vệ cá nhân khỏi bệnh bạch hầu mà còn góp phần kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn, chính xác với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và hệ thống bảo quản đạt chuẩn GSP. Hãy liên hệ ngay Hotline 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng cho bạn và gia đình ngay hôm nay.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN