Khi mắc bệnh zona thần kinh, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục. Không ít người băn khoăn liệu bị zona có ăn được cua không, bởi cua là loại hải sản giàu dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng ở một số người. Bên cạnh đó, việc nhận biết và kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn cũng là điều cần thiết để tránh biến chứng và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Người bị zona có ăn được cua không?
Bị zona có ăn được cua không? Câu trả lời là: Người mắc zona thần kinh có thể ăn cua, vì loại hải sản này giàu protein cùng nhiều khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, với những trường hợp có cơ địa dị ứng hoặc vùng da bị tổn thương viêm nặng, việc tiêu thụ cua cần được cân nhắc để tránh làm bùng phát phản ứng nhạy cảm.
Thịt cua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, B6, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, selen, Omega-3 và lysine, đây là một loại axit amin có vai trò trong việc tăng cường miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Omega-3 trong cua còn có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu tình trạng viêm da do virus zona gây ra, trong khi lysine góp phần ngăn virus phát triển mạnh.
/nguoi_bi_zona_co_an_duoc_cua_khong_can_kieng_nhung_thuc_pham_nao_1_d46f0be9e7.png)
Mặc dù cua là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng giống như nhiều loại hải sản khác, nó có thể gây dị ứng ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người có bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, chàm hoặc viêm mũi dị ứng. Sau khi ăn, nếu xuất hiện các biểu hiện như nổi mẩn, ngứa, rối loạn tiêu hóa hoặc sưng đỏ vết thương, cần ngưng ngay và theo dõi tình trạng sức khỏe. Tóm lại, với những người không có tiền sử dị ứng hải sản, cua vẫn là nguồn dinh dưỡng có lợi, có thể bổ sung hợp lý trong chế độ ăn khi điều trị zona thần kinh.
Những lưu ý khi ăn cua dành cho người bị zona
Cua là thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm và khoáng chất. Tuy nhiên, người đang bị zona thần kinh nên chú ý một vài điều trước khi đưa cua vào bữa ăn.
Dị ứng hải sản
Nếu từng bị dị ứng với cua hoặc các loại hải sản, tốt nhất không nên ăn. Một số protein trong cua có thể gây phản ứng quá mức ở hệ miễn dịch, dẫn đến nổi mẩn, ngứa, đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là khó thở và sốc phản vệ. Những biểu hiện này có thể xảy ra chỉ vài phút đến vài giờ sau khi ăn, bất kể ăn ít hay nhiều.
/nguoi_bi_zona_co_an_duoc_cua_khong_can_kieng_nhung_thuc_pham_nao_2_30247eebfd.png)
Không ăn cua sống hoặc chưa nấu chín kỹ
Cua sống hoặc chế biến chưa chín kỹ có thể chứa ký sinh trùng như sán lá phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, nên chế biến cua kỹ lưỡng trước khi ăn, đặc biệt là khi sức đề kháng đang yếu.
Những thực phẩm cần kiêng khi không may bị zona thần kinh
Ngoài thắc mắc bị zona có ăn được cua không thì nhiều người vẫn băn khoăn không biết còn những loại thực phẩm nào cần kiêng để nhanh chóng khỏi bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị zona thần kinh nên hạn chế tiêu thụ:
Thực phẩm cay nóng
Gia vị như ớt, tiêu, quế, gừng có thể gây kích ứng vùng da đang bị tổn thương, làm tăng cảm giác ngứa rát, khó chịu. Việc hạn chế các món cay sẽ giúp vùng da viêm trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Các món như xúc xích, thịt hun khói, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất, gây suy giảm sức đề kháng. Hệ miễn dịch yếu đi sẽ khiến cơ thể khó chống lại virus hiệu quả.
Thực phẩm giàu arginine
Các thực phẩm như socola, lúa mì, yến mạch,... Chứa nhiều arginine, một loại axit amin có thể kích thích virus zona hoạt động mạnh hơn. Việc giảm lượng arginine nạp vào có thể hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.
/nguoi_bi_zona_co_an_duoc_cua_khong_can_kieng_nhung_thuc_pham_nao_3_446681b9ef.png)
Thực phẩm có chứa gelatin
Gelatin thường có mặt trong các món như thịt đông, chả giò, bò viên. Dù giàu protein, nhưng gelatin có thể kích thích sự phát triển của virus trên các dây thần kinh, khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.
Đồ uống có cồn
Rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gây áp lực lên gan và khiến quá trình đào thải độc tố diễn ra chậm hơn. Điều này tạo điều kiện cho virus zona phát triển mạnh, khiến bệnh lâu khỏi.
Ngũ cốc tinh luyện
Ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì trắng, bún, mì ăn liền,... Có chỉ số đường huyết cao, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Việc thay thế bằng khoai lang, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp bổ sung tinh bột tốt, hỗ trợ cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Ăn quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có thể làm tăng đột ngột lượng đường huyết, gây cản trở hoạt động của bạch cầu. Hệ quả là vết zona dễ nhiễm trùng và kéo dài thời gian phục hồi.
/nguoi_bi_zona_co_an_duoc_cua_khong_can_kieng_nhung_thuc_pham_nao_4_e8d42ef605.png)
Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn đọc biết được bị zona có ăn được cua không. Tóm lại, việc người bị zona thần kinh có thể ăn cua hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cơ địa của từng người. Cua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe nếu người bệnh không gặp vấn đề dị ứng với hải sản. Ngược lại, nếu từng có tiền sử dị ứng hoặc vùng da bị zona đang viêm nặng, nên hạn chế ăn cua để tránh nguy cơ kích ứng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và làm lành da.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh zona thần kinh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp vắc xin phòng bệnh zona như: Vắc xin Shingrix với dịch vụ tiêm chủng linh hoạt, bao gồm tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu và đặt giữ vắc xin online, Long Châu đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chủng an toàn và hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất. Để đặt lịch hẹn, quý khách vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800 6928.