icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết và cách nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Huỳnh Bảo Phương Vy08/05/2025

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh là số lượng tiểu cầu trong máu. Vậy đâu là dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn. Bệnh thường diễn biến theo ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Trong đó, giai đoạn nguy hiểm là thời điểm người bệnh dễ gặp phải biến chứng nhất, đặc biệt là hiện tượng giảm tiểu cầu. Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết là một trong những yếu tố then chốt giúp nhận biết mức độ nặng nhẹ của bệnh. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu này giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tử vong.

Hiểu về tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết

Giảm tiểu cầu là một trong những dấu hiệu đặc trưng khi mắc sốt xuất huyết. Tình trạng này xảy ra khi lượng tiểu cầu trong máu tụt xuống dưới mức bình thường, do ảnh hưởng trực tiếp từ virus Dengue – loại virus thuộc họ Flaviviridae, lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn. Đây là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng xuất huyết trong quá trình mắc bệnh.

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ có nguồn gốc từ tủy xương, đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, làm lành vết thương và hỗ trợ miễn dịch. Khi bị nhiễm virus Dengue, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus, tuy nhiên trong quá trình này, các tiểu cầu cũng bị tấn công và phá hủy. Không chỉ vậy, virus còn có thể làm suy giảm chức năng tủy xương - nơi sản sinh tiểu cầu - dẫn đến việc sản xuất tiểu cầu mới bị chậm lại hoặc ngưng trệ.

Tiểu cầu là tế bào nhỏ từ tủy xương, giúp cầm máu, chữa lành vết thương và hỗ trợ miễn dịch.
Tiểu cầu là tế bào nhỏ từ tủy xương, giúp cầm máu, chữa lành vết thương và hỗ trợ miễn dịch

Ở người trưởng thành có sức khỏe bình thường, lượng tiểu cầu trong máu thường nằm trong khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlít máu. Khi lượng tiểu cầu giảm xuống khoảng 50.000/microlít, đây được xem là dấu hiệu cảnh báo, vì cơ thể bắt đầu dễ bị chảy máu hơn. Nếu mức tiểu cầu tiếp tục hạ thấp xuống chỉ còn khoảng 10.000 – 20.000/microlít, bác sĩ đánh giá đây là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế kịp thời.

Tóm lại, số lượng tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết là do hai nguyên nhân chính: Virus làm giảm khả năng sản xuất tiểu cầu và đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hủy tiểu cầu nhiều hơn bình thường. Đây là lý do vì sao người bệnh cần được theo dõi sát sao các dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt trong giai đoạn bệnh chuyển nặng để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, sau vài ngày sốt cao, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết đáng lưu ý.

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết là các chấm đỏ li ti dưới da, không biến mất khi ấn vào. Những chấm này thường rải rác ở những vùng như ngực, nách, cẳng chân, lưng, thắt lưng… Không giống với phát ban, các chấm xuất huyết này là dấu hiệu điển hình của tình trạng tiểu cầu giảm thấp trong máu.

Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết và cách nhận biết sớm để điều trị kịp thời 2
Chấm đỏ li ti dưới da, ấn không mất là dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu khi sốt xuất huyết

Ngoài ra, xuất huyết niêm mạc cũng là triệu chứng đáng chú ý: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu… Ở phụ nữ tuổi dậy thì, có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết âm đạo không theo chu kỳ. Trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, dù sốt có thể giảm, người bệnh vẫn có nguy cơ xuất hiện tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa – biểu hiện của hiện tượng thoát huyết tương, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng.

Những dấu hiệu thường gặp

Nếu tiểu cầu tiếp tục hạ thấp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Da dễ bầm tím dù va chạm nhẹ.
  • Nổi mề đay, phát ban kèm ngứa.
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng.
  • Khó cầm máu khi có vết thương nhỏ.
  • Ở nữ giới: Kinh nguyệt kéo dài hoặc ra nhiều hơn.
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.

Cảnh báo nguy cơ chảy máu nội tạng

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, lượng tiểu cầu giảm mạnh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nội tạng – biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài phân đen, có mùi hôi.
  • Nôn ra dịch màu đen hoặc có lẫn máu.
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ.
Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết và cách nhận biết sớm để điều trị kịp thời 3
Nôn ra dịch màu đen hoặc có lẫn máu là một trongg những cảnh báo khi bị sót xuất huyết

Cần theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh trong những ngày bệnh diễn biến, đặc biệt là từ ngày thứ 3 đến thứ 7 – thời điểm dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm nhất.

Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu 

Hạ sốt đúng cách

Người bị sốt xuất huyết cần được theo dõi nhiệt độ thường xuyên, nhất là trẻ em từng có tiền sử co giật. Nếu sốt cao từ 38°C trở lên, không nên tự ý dùng thuốc mà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách hạ sốt đúng an toàn. Việc xử lý sớm sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như co giật hoặc sốc.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng tiểu cầu

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh hơn và cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu. Một số thực phẩm nên bổ sung:

  • Rau xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, cải thìa chứa nhiều vitamin K, hỗ trợ đông máu và sản sinh tiểu cầu.
  • Trái cây có múi như cam, chanh, bưởi giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chức năng của tiểu cầu.
  • Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, đậu lăng, hạt bí... giúp tăng sinh hồng cầu và tiểu cầu.
  • Thực phẩm chứa vitamin D như cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua hỗ trợ hoạt động của tủy xương – nơi sản xuất tế bào máu.
Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết và cách nhận biết sớm để điều trị kịp thời 4
Rau chân vịt giàu vitamin K, giúp cơ thể cầm máu hiệu quả và tăng tạo tiểu cầu

Nghỉ ngơi và theo dõi sát sao

Người bệnh nên được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động mạnh. Bổ sung nước thường xuyên để bù dịch do sốt. Nếu có dấu hiệu bất thường như xuất huyết, nôn nhiều, đau bụng dữ dội, cần đưa đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Dọn sạch nơi muỗi sinh sản

Loại bỏ nước đọng quanh nhà như bình hoa, chậu cây, khay nước điều hòa. Úp các dụng cụ không dùng, đậy kín lu vại chứa nước và thả cá vào bể để diệt lăng quăng.

Tránh muỗi đốt

Mặc đồ dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày. Dùng thuốc xịt, kem chống muỗi, nhang muỗi hoặc vợt điện. Người bệnh cần nằm trong màn để tránh truyền bệnh.

Phun thuốc diệt muỗi an toàn

Chọn loại thuốc rõ nguồn gốc, phun theo hướng dẫn y tế. Tránh phun lên đồ dùng trẻ nhỏ hay bề mặt thường xuyên tiếp xúc.

Tăng đề kháng để phòng bệnh

Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh sốt xuất huyết cho cả trẻ em và người lớn, bên cạnh việc kiểm soát muỗi truyền bệnh. Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có vắc xin Qdenga bảo vệ cơ thể khỏi cả 4 tuýp virus Dengue. Được phê duyệt tại Việt Nam, vắc xin này tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Người đã từng mắc sốt xuất huyết cũng cần tiêm để tránh tái nhiễm. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng, với hiệu quả bảo vệ lên đến 80,2%, giảm 90% nguy cơ nhập viện do bệnh.

Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết và cách nhận biết sớm để điều trị kịp thời 5
Vắc xin Qdenga giúp cơ thể chống lại cả 4 tuýp virus Dengue, ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Việc nhận biết dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết không chỉ giúp bạn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe mà còn chủ động xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn cảnh giác với các biểu hiện xuất huyết bất thường, đặc biệt trong những ngày thứ 4 đến thứ 6 kể từ khi sốt bắt đầu. Đừng để sốt xuất huyết trở thành mối nguy hiểm âm thầm. Hãy chủ động phòng bệnh bằng cách giữ gìn môi trường sống, diệt muỗi, ngủ màn và đặc biệt là tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết đúng lịch.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm chủng linh hoạt, từ tiêm lẻ đến đặt vắc xin trực tuyến. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tiêm nhẹ nhàng, cùng vắc xin chính hãng, giá hợp lý. Tất cả vắc xin được bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khách hàng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN