Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải dù các triệu chứng không quá nghiêm trọng, nhưng chúng lại hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết và những lúc cảm lạnh uống gì để bệnh nhanh hồi phục mà không khiến bệnh tồi tệ hơn cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm.
Triệu chứng cảm lạnh thường gặp
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh virus từ 1 - 3 ngày, cơ thể mỗi người sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác nhau nhưng dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất, cụ thể:
- Cảm lạnh viêm họng;
- Ho, nhức đầu, đau nhức người nhẹ, hắt xì;
- Cảm lạnh viêm họng, sốt nhẹ, mất vị giác;
- Cảm thấy có áp lực trong tai và mặt kèm sưng hạch bạch huyết;
- Mất vị giác, chảy nước mắt, khó thở và khó chịu trong người;
- Cảm lạnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi kèm dịch mũi đặc, có màu xanh lá hoặc màu vàng.
Các triệu chứng này thường xuất hiện và tự khỏi trong vòng 3 - 7 ngày và giai đoạn bệnh dễ lây nhiễm nhất trong 3 ngày đầu hoặc tuần đầu tiên bị bệnh.

Cảm lạnh uống gì thì tốt cho sức khỏe?
Dưới đây là một số thực phẩm thường được bác sĩ khuyên dùng và giúp bạn trả lời câu hỏi "Cảm lạnh uống gì?" bao gồm:
Súp gà
Súp gà thường được xem là phương thuốc hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng cảm lạnh khi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu như protein, calo, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là cung cấp chất điện giải cần để hydrat hóa, nhất là khi bạn phải thường xuyên đi vệ sinh.
Thêm nữa súp gà cũng được xem như loại thuốc thông mũi vì có khả năng làm sạch chất nhầy mũi hiệu quả vì chứa thành phần axit amin cysteine - loại chất giúp phá vỡ chất nhầy và có khả năng ngừa virus, kháng viêm, chống oxy hóa và ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính.

Các loại nước canh
Nước canh ở đây không chỉ chứa hương vị cho bữa ăn thêm ngon mà còn là nguồn hydrat hóa cho người bệnh cảm lạnh vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và calo.
Đặc biệt bệnh nhân nên thưởng thức nước dùng khi còn nóng để giải cảm nhờ hơi nước nóng giúp mũi thông thoáng và cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi do cảm lạnh. Ngoài ra việc uống nước canh còn giúp ích cho nhiều bệnh nhân có vấn đề ở dạ dày.

Nước dừa
Khi bị cảm lạnh việc giữ cơ thể đủ nước là điều quan trọng vì các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến bạn mất rất nhiều nước và cái chất điện giải.
Lúc này nước dừa sẽ là lựa chọn lý tưởng để bạn bù lại nước vì không chỉ chứa hàm lượng glucose và các chất điện giải cần thiết cho quá trình hydrat hóa.
Theo nhiều nghiên cứu đưa ra nước dừa cũng có chứa chất chống oxy hóa và kiểm soát tốt đường trong máu nhưng có thể gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Trà gừng ấm
Cảm lạnh sẽ khiến cổ họng bạn bị khô rát và hơi nóng của trà sẽ giúp bạn giảm đáng kể các cơn đau dạ dày, đau họng, nghẹt mũi,... nhờ chứa loại chất tự nhiên polyphenol có nhiều trong thực vật với hiệu quả kháng viêm, chống oxy hóa, chống virus,....
Khuyến cáo để tăng cường đề kháng nên uống một tách trà gừng mỗi sáng có thể kèm thêm chút mật ong để làm dịu cơn ho và giúp ngủ ngon hơn.
Nước chanh
Nước chanh chứa nhiều vitamin C có thể cải thiện tình trạng cảm lạnh, bù nước và giảm thiểu đáng kể triệu chứng nghẹt mũi nếu được sử dụng thường xuyên.
Bị cảm lạnh không nên uống gì?
Bên cạnh thắc mắc bị cảm lạnh nên uống gì cũng như các loại đồ uống có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh, nhiều người cũng băn khoăn về những loại đồ uống cần tránh vì có một số đồ uống có thể gây hại và làm tình trạng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn, thay vì giúp cải thiện sức khỏe, bao gồm:
Rượu
Khi bị cảm lạnh mà vẫn uống rượu sẽ làm các triệu chứng cảm lạnh trở nên nghiêm trọng hơn như đau đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn hoặc khiến cơ thể mất nước, vì một số loại hợp chất có trong rượu sẽ hạn chế khả năng xử lý nhiễm trùng của cơ thể.
Soda gừng
Có thể bạn đã biết gừng tươi có nhiều lợi ích về giải cảm nhưng loại nước uống soda gừng lại là đồ uống có ga và đường, sẽ làm giảm đi hiệu quả vốn có của gừng.
Thay vì chọn soda gừng, bạn nên thưởng thức trà gừng nóng để cảm nhận công dụng thực sự của nó sau một thời gian dài uống.

Cà phê
Khi cơ thể bị cảm lạnh có thể làm hệ miễn dịch suy yếu và chế độ ăn uống cần được chú ý trong thời gian này, trong đó cà phê chứa lượng lớn caffeine chất gây kích thích thần kinh, khó ngủ và làm chậm thời gian hồi phục các triệu chứng cảm lạnh.
Cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả tại nhà
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có vắc xin trị cảm lạnh thông thường, nhưng chúng ta vẫn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này nếu thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp dưới đây:
Rửa tay thường xuyên: Vi khuẩn và virus luôn có mặt khắp mọi nơi nên cần phải rửa sạch tay thường xuyên bằng xà bông diệt khuẩn là điều cần thiết.
Thường xuyên vệ sinh đồ dùng gia đình: Làm sạch mặt bếp và bàn bằng chất cồn, đặc biệt là các đồ chơi của trẻ nhỏ cũng cần được vệ sinh thường xuyên.
Không dùng chung đồ: Các vật dụng mỗi ngày hoặc món đồ vệ sinh cá nhân với người bị mắc bệnh.
Hạn chế việc tiếp xúc với người bị cảm lạnh: Vì người bệnh cảm lạnh sẽ dễ lây truyền sang người khác thông qua tiếp xúc, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.
Tự xây dựng thói quen sống theo khoa học: Thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh.

Thêm nữa ngoài tìm cách phòng chống bệnh đừng quên tiêm ngừa vắc xin để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nhiều căn bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập nhé, liên hệ ngay qua hotline 18006928 để nhận tư vấn và đặt lịch ngay từ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Trên đây là những thông tin giải đáp về việc cảm lạnh uống gì cũng như một số thực phẩm cần tránh để không khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cảm lạnh cũng là căn bệnh phổ biến thay đổi theo thời tiết nên tùy vào mức độ bệnh có thể lựa chọn cách thức điều trị hoặc tăng sức đề kháng cho cơ thể.