Chữa viêm phế quản mãn tính là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai thường xuyên gặp các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, khò khè và đờm nhiều. Đây là bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm nhưng dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm kéo dài ở lớp niêm mạc ống phế quản, khiến đường thở bị thu hẹp và tiết nhiều đờm. Bệnh được xác định khi người bệnh ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và tái diễn liên tục trong 2 năm trở lên.
Đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, tim phổi mạn tính.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính thường tiến triển âm thầm, với các triệu chứng kéo dài và lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu đặc trưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này:
- Ho kéo dài, đặc biệt là vào buổi sáng sớm: Đây là triệu chứng sớm và phổ biến nhất. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho thường kéo dài hàng tuần, thậm chí nhiều tháng dễ tái phát vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết lạnh.
- Khạc đờm liên tục: Đờm có thể loãng hoặc đặc, màu trắng, vàng hoặc xanh. Lượng đờm thường nhiều vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Tình trạng khạc đờm dai dẳng là biểu hiện rõ ràng cho thấy đường thở đang bị viêm mãn tính.
- Khó thở khi gắng sức: Người bệnh thường cảm thấy hụt hơi, khó thở khi leo cầu thang, mang vác vật nặng, thậm chí là khi nói chuyện lâu. Khi bệnh tiến triển, khó thở có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Tiếng khò khè khi thở: Đường thở bị hẹp do viêm và tiết nhiều chất nhầy khiến luồng không khí đi qua khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè rõ rệt khi thở ra nhất là vào ban đêm hoặc khi thay đổi tư thế nằm.
- Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn: Do tình trạng viêm kéo dài và cơ thể phải hoạt động nhiều để thở, người bệnh dễ bị suy kiệt, mất năng lượng, ăn uống kém và có xu hướng giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các phương pháp chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả
Để chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị y tế với thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những phương pháp đang được áp dụng phổ biến, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng:
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định
Thuốc là nền tảng trong điều trị viêm phế quản mãn tính. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê:
- Thuốc giãn phế quản: giúp mở rộng đường thở, giảm khó thở;
- Thuốc corticoid dạng hít hoặc uống: kiểm soát tình trạng viêm trong phế quản;
- Kháng sinh: khi có bội nhiễm do vi khuẩn;
- Thuốc long đờm: hỗ trợ làm loãng và đẩy đờm ra ngoài;
- Thuốc giảm ho: nếu ho quá nhiều, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ;
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và corticoid. Việc dùng sai thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc kháng thuốc.
Thay đổi lối sống – Chìa khóa kiểm soát bệnh lâu dài
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa viêm phế quản mãn tính:
- Bỏ hút thuốc lá: Đây là điều kiện bắt buộc nếu muốn kiểm soát bệnh hiệu quả;
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, không khí lạnh;
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ, ngực khi trời lạnh;
- Uống nhiều nước, giúp làm loãng đờm;
- Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C, E, omega-3;
- Hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.

Luyện tập hô hấp và thể dục nhẹ nhàng
Duy trì vận động hợp lý là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc chữa viêm phế quản mãn tính:
- Các bài tập thở phục hồi phổi như: thở cơ hoành, thở mím môi;
- Đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, đạp xe chậm;
- Tập luyện giúp cải thiện thể lực, giảm tần suất khó thở và tăng khả năng chịu đựng của phổi.
Tiêm phòng đầy đủ
Nhiễm trùng hô hấp là yếu tố khiến bệnh tái phát nặng hơn. Vì vậy, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa quan trọng trong lộ trình chữa viêm phế quản mãn tính:
- Vắc xin cúm mùa: tiêm hàng năm;
- Vắc xin phế cầu: tiêm theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt cho người từ 50 tuổi trở lên.
Theo dõi bệnh định kỳ
Việc theo dõi diễn tiến bệnh và tái khám đúng lịch giúp điều chỉnh kịp thời thuốc men và phát hiện biến chứng từ sớm. Bệnh nhân nên:
- Tái khám mỗi 3–6 tháng tùy mức độ ổn định của bệnh;
- Thực hiện xét nghiệm chức năng hô hấp (spirometry) để kiểm tra độ thông thoáng của phổi;
- Ghi chú lại các triệu chứng bất thường như ho tăng, khó thở nhiều, đờm đổi màu để thông báo với bác sĩ khi tái khám.

Những sai lầm thường gặp khi chữa viêm phế quản mãn tính
Trong quá trình chữa viêm phế quản mãn tính, không ít người bệnh mắc phải những sai lầm phổ biến khiến tình trạng bệnh kéo dài, dễ tái phát hoặc trở nặng. Dưới đây là những lỗi thường gặp cần đặc biệt tránh:
- Tự ý ngưng thuốc khi thấy đỡ ho: Nhiều người dừng thuốc ngay khi triệu chứng giảm, khiến bệnh dễ tái phát. Viêm phế quản mãn tính cần điều trị đủ liệu trình theo chỉ định bác sĩ.
- Dùng thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc: Thuốc không rõ thành phần, không có cơ sở khoa học có thể gây dị ứng, ngộ độc. Làm chậm trễ quá trình điều trị bằng phương pháp chính thống. Có nguy cơ tương tác bất lợi với thuốc tây đang dùng.
- Chỉ điều trị triệu chứng mà không thay đổi môi trường sống: Tiếp tục hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, lạnh… khiến bệnh không cải thiện. Cần loại bỏ các yếu tố kích thích để hỗ trợ điều trị hiệu quả và lâu dài.
- Chủ quan, không tái khám định kỳ: Không theo dõi tiến triển bệnh dễ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo biến chứng. Cần tái khám định kỳ và kiểm tra chức năng phổi để điều chỉnh phác đồ kịp thời.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý đường hô hấp cần được kiểm soát lâu dài và đúng cách. Việc điều trị không chỉ dừng lại ở dùng thuốc mà còn đòi hỏi người bệnh phải thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt và theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị quá trình chữa viêm phế quản mãn tính sẽ đạt hiệu quả tốt giúp cải thiện chức năng phổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.