icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi độ tuổi: Phụ nữ cần nắm!

Kim Toàn02/06/2025

Ung thư cổ tử cung hiện nay là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, cách thức tầm soát và điều trị lại có sự khác biệt tùy theo từng độ tuổi. Hãy cùng khám phá lịch tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp cho từng nhóm tuổi qua bài viết sau!

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Trên toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh này ước tính khoảng 13,1/100.000 phụ nữ. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ giới. Theo dữ liệu từ Globocan 2020, ung thư cổ tử cung xếp thứ 8 về tỷ lệ mắc mới và thứ 9 về tỷ lệ tử vong trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Vì vậy, việc tầm soát định kỳ đóng vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh này.

Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ khi nào? Lịch kiểm tra phù hợp theo từng độ tuổi ra sao? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây để chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả!

Tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 21 đến 30 tuổi

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến nghị bắt đầu từ tuổi 21, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, bởi từ thời điểm này, nguy cơ mắc bệnh đã hiện hữu ở hầu hết phụ nữ. Trong nhóm tuổi từ 21 đến 29, nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) hoặc phương pháp ThinPrep với chu kỳ 3 năm/lần. Tuy nhiên, xét nghiệm phát hiện virus HPV chưa được khuyến cáo áp dụng ở nhóm tuổi này do khả năng nhiễm HPV tạm thời khá phổ biến và thường tự biến mất.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi độ tuổi 1.png
Phụ nữ trẻ nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để phát hiện và điều trị kịp thời

Tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi

Khi phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên (từ 30 đến 65 tuổi), nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gia tăng, đặc biệt cao trong khoảng tuổi từ 35 đến 44. Trong giai đoạn này, phương pháp tầm soát hiệu quả là kết hợp giữa xét nghiệm HPV và Pap smear/ThinPrep. Nếu kết quả HPV âm tính, có thể thực hiện xét nghiệm định kỳ mỗi 5 năm. Ngược lại, nếu kết quả HPV dương tính, nên thực hiện xét nghiệm phối hợp hàng năm để theo dõi sát sao. Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp và tần suất kiểm tra phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo tầm soát đạt hiệu quả tối ưu.

Tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên 65 tuổi

Phụ nữ trên 65 tuổi có thể cân nhắc ngừng tầm soát nếu không có tiền sử tổn thương tế bào cổ tử cung ở mức độ bất thường (từ trung bình đến nghiêm trọng) trong các lần xét nghiệm trước đó, và đã có 3 kết quả Pap smear bình thường hoặc HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, trong đó lần kiểm tra gần nhất nên được thực hiện không quá 5 năm. Quyết định ngừng tầm soát cần được cân nhắc kỹ lưỡng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Vì sao phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm?

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở nữ giới. Điều đáng lo ngại là phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh đều đã bước vào giai đoạn muộn, khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thực hiện tầm soát định kỳ là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm tổn thương và can thiệp kịp thời.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm? Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi độ tuổi 1
Ghi nhớ lịch tầm soát ung thư cổ tử cung là cách phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản

Thông thường, quá trình chuyển đổi từ các tế bào bất thường ở cổ tử cung thành tế bào ung thư có thể kéo dài từ 3 đến 7 năm. Nhờ vào các xét nghiệm sàng lọc, các bất thường này có thể được nhận diện sớm, ngay cả khi chưa hình thành khối u ác tính. Những trường hợp có tổn thương nhẹ sẽ được theo dõi định kỳ và điều trị phù hợp để tế bào phục hồi trạng thái bình thường. Với các tổn thương nghiêm trọng hơn, biện pháp cắt bỏ phần mô bị ảnh hưởng sẽ được áp dụng nhằm ngăn chặn nguy cơ tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số lưu ý quan trọng trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung

Trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (như Pap smear hoặc HPV), bạn nên lưu ý một số điều nhằm đảm bảo kết quả chính xác nhất. Cụ thể:

  • Không nên sử dụng các sản phẩm như thuốc đặt âm đạo, kem bôi trơn, gel vệ sinh, hoặc thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm, vì những tác động này có thể làm ảnh hưởng đến mẫu bệnh phẩm.
  • Tránh quan hệ tình dục ít nhất 48 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc lấy mẫu không nên thực hiện trong thời gian hành kinh, đặc biệt là khi ra máu nhiều, vì có thể làm sai lệch kết quả.
  • Nhiều chuyên gia lâm sàng khuyến nghị thực hiện xét nghiệm trong khoảng giữa chu kỳ kinh (khoảng ngày thứ 10 đến 14 sau khi sạch kinh), khi không còn ảnh hưởng của máu và dịch tiết bất thường.
  • Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc đang điều trị các bệnh lý phụ khoa, cần thông báo với bác sĩ trước khi xét nghiệm để được hướng dẫn cụ thể và lựa chọn thời điểm phù hợp.
Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi độ tuổi 3.png
Không nên tầm soát ung thư cổ tử cung trong kỳ kinh để đảm bảo kết quả chính xác

Cuối cùng, cần lưu ý rằng trong một số trường hợp hiếm, kết quả xét nghiệm có thể không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe, dẫn đến hiện tượng dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu nhận được kết quả dương tính, người bệnh nên giữ bình tĩnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nhằm đánh giá rõ hơn về nguy cơ cũng như mức độ tiến triển của ung thư cổ tử cung.

Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay bằng cách tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt. Việc tiêm phòng không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà còn là hành động thiết thực bảo vệ sức khỏe lâu dài cho bạn và những người thân yêu.

Nếu bạn đang tìm kiếm nơi tiêm chủng đáng tin cậy, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn lý tưởng với đầy đủ các loại vắc xin HPV chính hãng với chất lượng đảm bảo và an toàn tuyệt đối. Chúng tôi hiện đang cung cấp 2 loại vắc xin HPV gồm:

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm? Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi độ tuổi 5
Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ bạn trước ung thư cổ tử cung

Tại Tiêm chủng Long Châu, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng nhanh chóng, an toàn và chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiệt tình. Đặt lịch tiêm ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng tận tâm, chuyên nghiệp.

Bài viết về lịch tầm soát ung thư cổ tử cung xin được khép lại tại đây. Đây là mối đe dọa âm thầm nhưng nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, tin vui là căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nhờ tiêm vắc xin HPV - tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Việc chủ động tầm soát và tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN