icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Khám phụ khoa là gì? Kinh nghiệm khám phụ khoa chị em nên biết

Kim Toàn23/05/2025

Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 đến 12 tháng/lần tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh lý cá nhân. Với những chị em lần đầu đi khám, nhiều người vẫn thắc mắc về quy trình khám phụ khoa, liệu có đau đớn không và cần chú ý những gì. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Khám phụ khoa đã trở nên quen thuộc với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu đi khám, đặc biệt là các bạn gái chưa có kinh nghiệm quan hệ tình dục, việc khám phụ khoa vẫn có thể gây cảm giác bỡ ngỡ. Nếu các chị em nhận thấy cơ thể mình có những triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa bao gồm những gì?

Khi tiến hành khám phụ khoa, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm:

  • Các cơ quan sinh dục trên: Gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng.
  • Cơ quan sinh dục dưới: Gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. 

Ngoài ra, nữ giới sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng,... nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý phụ khoa. Đối với các trường hợp nghi ngờ ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ hay âm đạo, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư như sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm PAP,... để có kết quả chẩn đoán rõ ràng.

Khám phụ khoa là gì? Kinh nghiệm chị em nên biết 1
Quá trình khám phụ khoa bao gồm kiểm tra tổng quát và chi tiết các cơ quan sinh dục nữ

Vì sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Các bệnh lý phụ khoa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia y tế, không chỉ phụ nữ đã có quan hệ tình dục mà cả những người chưa quan hệ tình dục cũng có thể mắc các rối loạn phụ khoa như viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm hoặc rối loạn nội tiết.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế khi gặp các triệu chứng rõ rệt như khí hư bất thường, ngứa rát, hoặc rối loạn kinh nguyệt. Thói quen này có thể khiến bệnh không được phát hiện ở giai đoạn sớm, dẫn đến biến chứng như viêm vùng chậu, tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ ngại đi khám phụ khoa định kỳ bao gồm: 

  • Thiếu thông tin y tế chính thống;
  • E ngại về mặt tâm lý;
  • Chủ quan trong chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn đến việc chần chừ đến khi có triệu chứng nặng mới đi khám có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
Khám phụ khoa là gì? Kinh nghiệm chị em nên biết 2
Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm và kịp thời các vấn đề phụ khoa

Vì vậy, khám phụ khoa định kỳ là phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung - loại ung thư phổ biến và có thể phòng ngừa được nhờ sàng lọc định kỳ bằng xét nghiệm PAP hoặc xét nghiệm HPV. Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những độ tuổi sau nên thăm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ:

  • Phụ nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm PAP mỗi 3 năm.
  • Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP mỗi 3 năm, hoặc kết hợp với xét nghiệm HPV mỗi 5 năm.
  • Những người có nguy cơ cao (như suy giảm miễn dịch, HIV, tiền sử gia đình mắc ung thư phụ khoa) nên thực hiện sàng lọc thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Việc chủ động đi khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp phát hiện và điều trị sớm mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản lâu dài và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.

Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Phụ nữ nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ vào các thời điểm sau:

  • Trước khi kết hôn hoặc có quan hệ tình dục lần đầu: Việc khám phụ khoa trước khi bắt đầu quan hệ tình dục giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản, đồng thời được tư vấn về cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và các biện pháp tránh thai phù hợp.
  • Trước khi mang thai: Khám phụ khoa trước khi có kế hoạch mang thai giúp đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản, phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và thai kỳ.
Khám phụ khoa là gì? Kinh nghiệm chị em nên biết 3
Trước khi kết hôn, phụ nữ nên khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe sinh sản

Ngoài ra, phụ nữ nên đi khám phụ khoa khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Dịch âm đạo có mùi lạ hoặc thay đổi về màu sắc, lượng hoặc độ đặc.
  • Ngứa, rát, hoặc xuất hiện vết loét ở vùng sinh dục.
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau vùng bụng dưới.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, như sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh nguyệt.

Chuẩn bị trước khi khám phụ khoa

Để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác, phụ nữ nên lưu ý:

  • Trang phục: Chọn mặc váy hoặc trang phục dễ tháo để thuận tiện cho việc thăm khám.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám. Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi khám, vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Quan hệ tình dục: Tránh quan hệ tình dục trong vòng 24 - 48 giờ trước khi khám để đảm bảo độ chính xác của các xét nghiệm.
  • Thời điểm khám: Không nên đi khám phụ khoa trong thời gian hành kinh, trừ khi có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.
  • Tâm lý: Giữ tâm lý thoải mái và sẵn sàng chia sẻ trung thực về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và tư vấn phù hợp.
  • Nhịn ăn: Nếu bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm máu, bạn có thể cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
  • Tránh rượu bia và đồ uống có đường: Hạn chế tiêu thụ rượu bia và đồ uống có đường trước khi khám để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khám phụ khoa là gì? Kinh nghiệm chị em nên biết 4
Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa không chỉ là bước quan trọng giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa mà còn là cách bảo vệ sức khỏe sinh sản và gìn giữ hạnh phúc lâu dài cho phụ nữ. Việc thăm khám phụ khoa định kỳ, lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy và chủ động trang bị kiến thức cần thiết sẽ giúp chị em an tâm hơn trong việc chăm sóc bản thân. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN