icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Vi khuẩn lao có đặc điểm gì và cách phòng ngừa hiệu quả thế nào?

Thu Thủy04/05/2025

Vi khuẩn lao là tác nhân gây ra bệnh lao – một trong những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhất trên thế giới. Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết đặc điểm của vi khuẩn lao cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay, bệnh lao vẫn là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là vi khuẩn lao – một loại trực khuẩn có khả năng tồn tại lâu trong môi trường và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Việc hiểu rõ về vi khuẩn lao không chỉ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Vi khuẩn lao là gì? Đặc điểm của vi khuẩn lao

Vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis, là loại vi khuẩn gây ra bệnh lao – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể tấn công các cơ quan khác như hạch, xương, màng não, màng bụng,... Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, đặc biệt là khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện.

Đặc điểm nổi bật của loại vi khuẩn này là khả năng kháng cồn và kháng acid, nghĩa là khi nhuộm bằng thuốc Fuchsin, chúng không bị mất màu dù tiếp xúc với cồn hoặc acid. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 đến 4 tháng. Một số tính chất đặc trưng của vi khuẩn lao bao gồm:

  • Khả năng đề kháng với cồn và acid.
  • Sống và phát triển trong môi trường giàu oxy (ái khí tuyệt đối).
  • Tốc độ sinh trưởng rất chậm, phải mất từ 20 - 24 giờ mới phân chia một lần.
  • Trong các vùng tổn thương, chúng tồn tại dưới nhiều dạng chuyển hóa khác nhau.
  • Mức độ gây bệnh có thể thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
  • Có thể kháng lại nhiều loại thuốc điều trị lao như lao phổi, lao xương, lao hạch hay lao màng bụng,...
dac-diem-cua-vi-khuan-lao-va-cach-phong-ngua-hieu-qua 5.jpg

Vi khuẩn lao cũng có khả năng sống sót trong nhiều điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trong tự nhiên, vi khuẩn lao có thể sống được 3 - 4 tháng.
  • Trong môi trường phòng thí nghiệm, vi khuẩn có thể được bảo quản nhiều năm.
  • Đờm của người bệnh nếu được để ở nơi tối và ẩm có thể giữ vi khuẩn còn độc lực tới 3 tháng.
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vi khuẩn bị tiêu diệt sau khoảng 1,5 giờ.
  • Vi khuẩn lao ngừng phát triển ở nhiệt độ 42°C và chết ở nhiệt độ sôi 100°C sau khoảng 10 phút.
  • Dung dịch cồn 90° có thể diệt khuẩn trong vòng 3 phút.
  • Trong acid phenic 5%, vi khuẩn chỉ tồn tại được khoảng 1 phút.

Chính Mycobacterium Tuberculosis là tác nhân gây ra bệnh lao phổi. Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng điển hình, để chẩn đoán chính xác bệnh, việc phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm như đờm hoặc dịch rửa phế quản là phương pháp hiệu quả nhất.

Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao ở người

Tùy theo điều kiện của môi trường xung quanh, các hạt nước bọt có thể lơ lửng trong không khí trong nhiều giờ sau khi bị bắn ra. Khả năng nhiễm bệnh cũng như mức độ tiến triển nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Thông thường, bệnh lao phát triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn lao sơ nhiễm: Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể lần đầu, chúng thường gây tổn thương ở vùng phổi có sự thông khí mạnh. Khoảng 2 - 4 tuần sau, khi cơ thể bắt đầu có phản ứng quá mẫn, các tổn thương dạng hạt sẽ xuất hiện, dẫn đến hình thành hạt lao đặc trưng. Từ đây, vi khuẩn có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết gần đó, sau đó theo dòng máu lan rộng khắp cơ thể.
  • Giai đoạn lao tái phát: Đa số các trường hợp lao ở người là do các ổ nhiễm cũ từ giai đoạn sơ nhiễm hoạt động trở lại. Những ổ bệnh này thường nằm ở vùng dưới hoặc gần đỉnh phổi – nơi có nồng độ oxy cao, rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi bệnh được phát hiện, các tổn thương đã hoại tử thành bã đậu và hóa lỏng, từ đó tạo thành hang lao, làm tăng khả năng phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.
dac-diem-cua-vi-khuan-lao-va-cach-phong-ngua-hieu-qua 4.jpg

Người bị lao thường có những triệu chứng điển hình như ho kéo dài, ho khạc đờm hoặc ho ra máu, đau tức ngực, cảm giác khó thở, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém và giảm cân rõ rệt.

Các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lao

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau được sử dụng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Trong số đó, một số kỹ thuật phổ biến và có độ chính xác cao bao gồm:

Nhuộm soi trực tiếp (Ziehl–Neelsen)

Sử dụng phương pháp nhuộm đặc biệt để phát hiện vi khuẩn lao kháng cồn – kháng acid (AFB) trong mẫu bệnh phẩm như đờm. Đây là kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh và thường được áp dụng trong chẩn đoán lao phổi.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn lao

Mẫu bệnh phẩm được cấy trên môi trường đặc (Loewenstein–Jensen) hoặc môi trường lỏng (Sauton). Đây là phương pháp có độ chính xác cao, có thể kiểm tra khả năng kháng thuốc, nhưng thời gian chờ kết quả khá lâu (vài tuần).

dac-diem-cua-vi-khuan-lao-va-cach-phong-ngua-hieu-qua 3.jpg

Xét nghiệm PCR

Là kỹ thuật sinh học phân tử giúp phát hiện nhanh DNA của vi khuẩn lao. Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán lao ngoài phổi. Tuy nhiên, chi phí thực hiện tương đối cao và cần cơ sở có điều kiện kỹ thuật.

Test Tuberculin (Mantoux)

Tiêm dưới da dung dịch chứa kháng nguyên lao để đánh giá phản ứng miễn dịch. Phản ứng dương tính cho thấy cơ thể đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao, nhưng không phân biệt được giữa lao đang hoạt động và lao tiềm ẩn.

Xét nghiệm IGRA (Interferon-Gamma Release Assay)

Đo lường phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao thông qua việc giải phóng interferon-gamma. Kết quả không bị ảnh hưởng bởi vắc xin BCG và phù hợp để phát hiện lao tiềm ẩn.

dac-diem-cua-vi-khuan-lao-va-cach-phong-ngua-hieu-qua 1.jpg

Biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả

Để phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn lao cũng như hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng, mỗi người cần chủ động thực hiện những biện pháp sau:

  • Đeo khẩu trang: Khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc gần với người đang mắc lao phổi, cần đeo khẩu trang để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh lao cũng như các bệnh lý lây qua đường hô hấp khác.
  • Tránh dùng chung đồ cá nhân: Không nên dùng chung các vật dụng sinh hoạt với người đang mắc bệnh để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây lao.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy,... để giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giữ vệ sinh không gian sống: Cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng. Đồng thời, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh lao.
  • Tận dụng ánh nắng mặt trời: Đưa các vật dụng sinh hoạt của người bệnh phơi dưới ánh nắng giúp tiêu diệt vi khuẩn, góp phần giảm nguy cơ lây lan bệnh.

Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng lao là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể. Tại Việt Nam, vắc xin BCG được sử dụng phổ biến nhằm phòng ngừa bệnh lao, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

dac-diem-cua-vi-khuan-lao-va-cach-phong-ngua-hieu-qua 2.jpg

Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin phòng lao với nguồn gốc nhập khẩu, được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP. Trung tâm còn trang bị dây chuyền bảo quản lạnh hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng vắc xin ở điều kiện tốt nhất. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng tốt nhất. Sau tiêm, khách hàng sẽ được theo dõi trong không gian chờ sạch sẽ, thoáng mát ít nhất 30 phút. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng xử lý nhanh chóng các phản ứng sau tiêm nếu xảy ra.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của vi khuẩn lao cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Việc duy trì thói quen sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tốt và chủ động phòng bệnh sẽ góp phần bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm lao.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
bcg1_176a7cc935

80.000đ

/ Liều

/ Liều

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN