icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
lao_phoi_1_96284e974blao_phoi_1_96284e974b

Lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Minh Thi26/03/2025
bac_si_nguyen_hoang_hai_836a73c80a
Bác sĩ Chuyên khoa 1

Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao phổi lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Triệu chứng của lao phổi bao gồm ho kéo dài, đau ngực, mệt mỏi, sốt, giảm cân và ra mồ hôi ban đêm. Bệnh này có thể điều trị được, nhưng quá trình điều trị kéo dài và cần tuân thủ chế độ dùng thuốc nghiêm ngặt. Điều quan trọng là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Tìm hiểu chung bệnh lao phổi

Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do trực khuẩn lao gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, không phải là bệnh di truyền. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hay còn gọi là trực khuẩn Koch gây ra. Đây là một loại vi khuẩn hình que, có khả năng sinh sản nhanh và rất bền vững, có thể tồn tại trong không khí và nước vài tuần. Nếu người bệnh khạc nhổ đờm xuống đất ẩm, tối thì vi khuẩn lao có thể sống đến 2 - 3 tháng. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể khi hít phải không khí bị ô nhiễm, khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ ăn, thức uống. Bệnh lao phổi là một bệnh rất dễ lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong.

Triệu chứng bệnh lao phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm:

  • Ho dai dẳng kéo dài trên 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu). Đây là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.
  • Đau tức ngực, khó thở.
  • Sốt, ớn lạnh về chiều.
  • Đổ mồ hôi ban đêm, đặc biệt ở trẻ em.
  • Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài.

Bệnh lao không được điều trị có thể gây tử vong và thường ảnh hưởng đến phổi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao phổi

Các biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao phổi bao gồm:

  • Ho ra máu, xảy ra khi bệnh lao làm hoại tử thành của động mạch, là một biến chứng có thể gây tử vong nhanh chóng.
  • Tràn khí màng phổi do vỡ hang lao vào khoang màng phổi, đây là một biến chứng nặng. Vi khuẩn lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây tràn mủ, tràn khí màng phổi, việc điều trị sẽ rất khó khăn, cần điều trị lao và phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra sau khi điều trị khỏi bệnh lao, tạo thành các di chứng của bệnh lao phổi.
  • Giãn phế quản.
  • Suy hô hấp mãn.
  • U nấm phổi do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sản trong hang lao cũ ở phổi.
lao-phoi-3.png

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng hơn và giúp bạn mau chóng phục hồi.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi là do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) thuộc họ Mycobacteriaceae. Vi khuẩn lao này còn được gọi là trực khuẩn Koch, do Robert Koch phân lập vào năm 1882.

Trực khuẩn lao có khả năng kháng cồn và acid ở nồng độ diệt được các vi khuẩn khác. Vi khuẩn lao có thể sống trong đờm vài tuần, trong rác ẩm và tối. Vi khuẩn lao sẽ chết ở nhiệt độ 100°C trong 5 phút, và dễ mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời. Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp. Khả năng lây lan mạnh trong thời gian người bệnh chưa được điều trị. Theo thống kê, một người bị lao phổi có thể lây cho 10 - 15 người khác, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít phải không khí ô nhiễm do người bệnh ho, khạc nhổ hoặc hắt hơi, khi tiếp xúc gần với người bệnh, hoặc dùng chung đồ ăn thức uống với người mắc lao.

Nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Những ai có nguy cơ mắc phải lao phổi?

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em, khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao phổi.
  • Người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, ung thư.
  • Người mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp.
  • Người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy thận mạn.
  • Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa trị liệu ung thư.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lao phổi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) bao gồm:

Suy giảm hệ miễn dịch: Những người có hệ miễn dịch yếu, như người nhiễm HIV/AIDS, ung thư, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (như corticosteroids), có nguy cơ cao mắc bệnh lao.

Tiếp xúc với người mắc lao: Sống hoặc làm việc gần người mắc bệnh lao phổi, đặc biệt trong môi trường kín hoặc không thông thoáng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Điều kiện sống cộng đồng đông đúc: Những người sống trong các cơ sở tập trung đông như nhà tù, trung tâm tạm giam, hoặc trại tị nạn có nguy cơ nhiễm lao cao hơn do việc chia sẻ không gian và tiếp xúc gần.

Yếu tố lối sống: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hoặc ma túy làm tăng nguy cơ mắc lao do hệ miễn dịch suy giảm và tổn thương phổi.

Bệnh lý nền: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng làm tăng khả năng mắc bệnh lao phổi.

lao-phoi-4.png

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lao phổi

Sau khi thăm khám lâm sàng và loại trừ các bệnh như giãn phế quản, COPD, và ung thư phổi, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp để tìm AFB.
  • Nuôi cấy để phát hiện vi khuẩn lao.
  • Chụp X-quang phổi.
  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF.
  • Sử dụng phương pháp sinh học phân tử PCR.

Để chẩn đoán xác định bệnh lao phổi, cần có ít nhất một mẫu đờm có AFB (+) và hình ảnh X-quang nghi ngờ lao, hoặc hai mẫu đờm có AFB (+).

Phương pháp điều trị lao phổi hiệu quả

Bệnh lao là một bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi có kết quả chẩn đoán lao, bệnh nhân cần bắt đầu điều trị ngay và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị, bao gồm sử dụng thuốc đúng liều lượng, đều đặn và đủ thời gian.

Nguyên tắc điều trị lao phổi:

  • Phối hợp nhiều loại thuốc chống lao: Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để ngăn ngừa vi khuẩn lao kháng thuốc.
  • Dùng thuốc đúng liều, đều đặn và đủ thời gian: Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, thời gian và tần suất dùng thuốc.
  • Giai đoạn tấn công: Kết hợp từ 3 - 4 loại thuốc trở lên. Giai đoạn duy trì: Kết hợp 2 - 3 loại thuốc.

Điều trị dùng thuốc:

Quá trình điều trị lao phổi diễn ra qua hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 - 3 tháng, nhằm giảm nhanh số lượng vi khuẩn lao, kể cả các vi khuẩn đang ở trạng thái ngủ, qua đó ngăn ngừa đột biến kháng thuốc. Trong giai đoạn này, cần phối hợp từ 3 - 4 loại thuốc chống lao.
  • Giai đoạn duy trì: Kéo dài từ 4 - 6 tháng, với mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao còn sót lại, tránh nguy cơ tái phát bệnh. Giai đoạn này thường sử dụng 2 - 3 loại thuốc phối hợp.

Các thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) bao gồm: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), và Ethambutol (E). Bộ Y tế cũng khuyến cáo sử dụng bổ sung Rifabutin (Rfb) và Rifapentine (Rpt). Những thuốc này cần được bảo quản ở nhiệt độ mát và tránh ẩm.

Ngoài ra, để điều trị lao kháng thuốc, các thuốc chống lao hàng 2 được chia thành ba nhóm chính:

  • Thuốc chống lao hàng 2 loại tiêm: Kanamycin (Km), Amikacin (Am), Capreomycin (Cm).
  • Thuốc chống lao hàng 2 thuộc nhóm Fluoroquinolones: Levofloxacin (Lfx), Moxifloxacin (Mfx), Gatifloxacin (Gfx), Ciprofloxacin (Cfx), Ofloxacin (Ofx).
  • Thuốc chống lao hàng 2 uống: Ethionamide (Eto), Prothionamide (Pto), Cycloserine (Cs), Terizidone (Trd), Para-aminosalicylic acid (PAS), Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na).
  • Các thuốc hàng 2 thuộc nhóm 5: Bedaquiline (Bdq), Delamanid (Dlm), Linezolid (Lzd), Clofazimine (Cfz) và một số loại khác được sử dụng trong trường hợp đặc biệt hoặc bệnh nhân kháng nhiều thuốc.
lao-phoi-5.png

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa bệnh lao phổi

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao phổi

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tăng hiệu quả điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục cho người bệnh. Một số thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân lao phổi gồm:

  • Thịt bò, gan, hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương.
  • Các loại rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan chứa nhiều vitamin A, E, C.
  • Thực phẩm giàu sắt như mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng.
  • Vitamin K và B6 từ rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt.

Do bệnh nhân lao phổi thường có thể trạng kém và chán ăn do tác dụng phụ của thuốc, nên cần đa dạng hóa các món ăn, lựa chọn những món mà người bệnh thích và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Thực hiện đúng các chỉ dẫn trong quá trình điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực: Hạn chế stress và giữ tinh thần lạc quan.
  • Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và tiến triển của quá trình điều trị.

Dự phòng lây nhiễm cho người thân

Để dự phòng lây nhiễm lao phổi cho người thân, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng khẩu trang hoặc che miệng: Khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác, hoặc khi hắt hơi, ho.
  • Không khạc nhổ bừa bãi: Khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo nơi ở của người bệnh luôn thông thoáng, có ánh nắng tự nhiên từ cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng.
  • Phơi nắng đồ dùng cá nhân: Thường xuyên phơi nắng các vật dụng cá nhân như chiếu, chăn, màn.

Phương pháp phòng ngừa

Tiêm ngừa lao phổi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vắc xin BCG, chứa vi khuẩn lao đã được làm yếu, giúp cơ thể tạo ra miễn dịch mà không gây bệnh. Lợi ích của vắc xin BCG bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh lao và kích thích hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ hơn.

Đối tượng tiêm chủng bao gồm trẻ sơ sinh, được khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh hoặc sớm nhất có thể trong tháng đầu tiên, và người lớn cùng trẻ em chưa được tiêm phòng nhưng có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi khuẩn lao.

Việc tiêm phòng lao phổi không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần kiểm soát và giảm thiểu sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gần nhất để biết thêm chi tiết về lịch tiêm và quy trình đăng ký.

lao-phoi-6.png

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
bcg1_176a7cc935

80.000đ

/ Liều

/ Liều
Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Bệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí.

  • Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp.
  • Lây thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh.
  • Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi.
  • Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con.
  • Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục.

Bệnh lao phổi nếu không được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời, vi khuẩn lao có thể lây lan khắp cơ thể. Từ đó phát sinh ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Không những vậy, quá trình trao đổi chất cũng như chức năng của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh lao phổi còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường huyết. Đây là tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm. Nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh với tỷ lệ tử vong cao.

Theo các chuyên gia, lao phổi không phải lúc nào cũng gây ho, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bệnh có thể tiến triển rất chậm và ủ bệnh trong nhiều năm. Để chẩn đoán lao phổi trong trường hợp không có triệu chứng ho, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như Mantoux, IGRA, xét nghiệm đờm và dịch tiết.

Không phải ai nhiễm vi khuẩn lao cũng mắc bệnh lao phổi. Theo thống kê, chỉ khoảng 10% người nhiễm vi trùng lao có nguy cơ mắc bệnh, thường là khi sức đề kháng suy giảm do các yếu tố như lao động nặng nhọc, dinh dưỡng kém, sinh hoạt không điều độ, môi trường thiếu vệ sinh hoặc nhiễm HIV.

Để nhận biết nhiễm lao phổi, các dấu hiệu thường gặp gồm ho kéo dài (2 - 3 tuần hoặc hơn), ho ra đờm hoặc máu, đau tức ngực. Các triệu chứng khác như mất ngon miệng, sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm, và sưng ở cổ, nách, hoặc háng cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể do nhiều bệnh khác gây ra, vì vậy cần xét nghiệm chẩn đoán để xác định chắc chắn.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Tiêm chủng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều phụ huynh còn chưa nắm rõ các vai trò này. Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu về chủ đề này nhé!

alt

Các bậc phụ huynh luôn trăn trở về vấn đề chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào để đảm bảo được sức khỏe của trẻ. Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu nhé!

alt