icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa

Ánh Vũ25/04/2025

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt là tình trạng khiến nhiều phụ huynh bối rối, không biết có cần đưa con đi khám hay chỉ nên theo dõi tại nhà. Việc hiểu đúng nguyên nhân và cách chăm sóc sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con yêu an toàn và đúng cách.

Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh dễ mắc các triệu chứng hô hấp, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa hoặc khi tiếp xúc với môi trường lạ. Tuy nhiên, nếu không kèm theo sốt hay dấu hiệu nguy hiểm, các biểu hiện như ho, sổ mũi có thể không quá nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt và cách xử lý khoa học, nhẹ nhàng mà hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

Tình trạng ho sổ mũi không sốt ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến yếu tố môi trường hoặc sinh lý nhẹ. Việc nhận biết đúng nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi nhưng không sốt sẽ giúp phụ huynh có cách xử lý phù hợp, tránh lo lắng không cần thiết. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Nhiễm siêu vi nhẹ (cảm lạnh thông thường)

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có thể do nhiễm virus cảm lạnh như Rhinovirus, Adenovirus hay virus RSV thường gây ra các triệu chứng nhẹ như ho, sổ mũi mà không kèm sốt. Những loại virus này rất phổ biến và dễ lây lan qua đường không khí hoặc tiếp xúc.

Trẻ bị cảm lạnh thường có nước mũi trong, ho khan hoặc ho nhẹ. Tuy nhiên, trẻ vẫn bú tốt và không có biểu hiện mệt mỏi rõ rệt.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa 1
Nhiễm siêu vi nhẹ là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

Dị ứng hoặc kích ứng môi trường

Các tác nhân như khói thuốc, bụi mịn, phấn hoa, lông thú cưng hoặc mùi hóa chất có thể kích thích đường hô hấp nhạy cảm của trẻ, gây ho khan, hắt hơi và sổ mũi. Triệu chứng dị ứng thường xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng và biến mất khi loại bỏ tác nhân. Do đó, bé vẫn bú, ngủ bình thường, nước mũi trong và không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý đến môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt nếu gia đình có nuôi thú cưng hoặc sống ở khu vực ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Không khí khô hoặc thay đổi thời tiết đột ngột

Không khí khô (do điều hòa hoặc thời tiết hanh khô) khiến cho niêm mạc mũi họng của trẻ mất độ ẩm, gây kích ứng, dẫn đến ho và sổ mũi nhẹ.

Bên cạnh đó, thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến trẻ dễ gặp các triệu chứng hô hấp, nhất là trong giai đoạn giao mùa. Chẳng hạn, nhiệt độ giảm đột ngột vào ban đêm có thể làm trẻ bị ngạt mũi.

Triệu chứng ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân này thường không kéo dài và cải thiện khi điều chỉnh môi trường sống phù hợp.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân phổ biến ở trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích cổ họng, gây ho, đặc biệt vào ban đêm.

Trẻ có thể ho khan, khò khè hoặc ngắt quãng khi bú nhưng không kèm sốt. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi bú hoặc khi nằm ngửa. Phụ huynh có thể nhận biết qua các dấu hiệu khác như nôn trớ, quấy khóc khi bú hoặc khó chịu sau bữa ăn.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa 2
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có khoảng 60 - 70% trẻ dưới 1 tuổi từng bị ho hoặc sổ mũi không sốt ít nhất một lần. Đây thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân như virus nhẹ hoặc thay đổi môi trường. Phần lớn các trường hợp tự khỏi sau 5 - 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách và không có biến chứng.

Tuy nhiên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi có triệu chứng kéo dài quá 3 ngày, vì hệ miễn dịch của trẻ ở độ tuổi này rất yếu.
  • Khó thở, thở rít, thở nhanh hoặc có dấu hiệu tím tái môi, đầu chi, cho thấy trẻ có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.
  • Nước mũi đặc, màu xanh hoặc vàng kéo dài quá 5 ngày, có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Bé bú kém, bỏ bú, quấy khóc nhiều hoặc li bì, cho thấy tình trạng sức khỏe đang xấu đi.
  • Sốt xuất hiện sau vài ngày ho sổ mũi, có thể là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn hoặc bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa 3
Cha mẹ cần đưa trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi kèm khó thở đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt đúng cách tại nhà

Trong phần lớn các trường hợp, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có thể được xử lý tại nhà với các biện pháp đơn giản, an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để phụ huynh áp dụng, cụ thể như sau:

Vệ sinh mũi họng thường xuyên

Bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ 2 - 3 lần/ngày. Nhỏ 1- 2 giọt vào mỗi bên mũi, để dịch nhầy loãng ra, sau đó dùng khăn mềm lau sạch. 

Nếu dịch nhầy nhiều, mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để loại bỏ, tuy nhiên cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Việc hút mũi nên thực hiện trước khi cho bé bú hoặc đi ngủ để bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng hút mũi quá nhiều lần trong ngày vì có thể gây kích ứng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa 4
Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi cho trẻ

Giữ ấm và duy trì nhiệt độ phòng ổn định

Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt ở vùng cổ, ngực và bàn chân. Mặc quần áo cotton thoáng khí, phù hợp với nhiệt độ môi trường.

Nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là 26 - 28°C, với độ ẩm khoảng 50 - 60%. Cha mẹ có thể dùng máy đo độ ẩm để kiểm tra nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo vệ sinh máy điều hòa thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn hoặc nấm mốc.

Bổ sung dinh dưỡng và tăng cường đề kháng

Tiếp tục cho bé bú mẹ đều đặn, bởi sữa mẹ chứa kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bé bú bình, đảm bảo vệ sinh bình sữa kỹ lưỡng và sạch sẽ.

Bên cạnh đó, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, kiwi) và vitamin D (cá hồi, trứng) để cải thiện chất lượng sữa.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như cháo thịt bằm để hỗ trợ đề kháng cho bé thông qua bữa ăn hàng ngày.

Tạo môi trường trong lành, sạch sẽ

Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt, cha mẹ cần tạo môi trường sống trong lành và sạch sẽ cho con bằng cách:

  • Hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc khói thuốc lá. Không để người lớn hút thuốc gần trẻ.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên, đặc biệt là giường, nệm và rèm cửa để giảm thiểu bụi bẩn.
  • Nếu không khí quá khô, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm nhưng cần vệ sinh máy định kỳ để tránh vi khuẩn phát triển.

Biện pháp phòng ngừa ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non nớt. Dưới đây là các biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nhẹ nói chung và tình trạng ho sổ mũi nhưng không sốt nói riêng, cụ thể:

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Người chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng trước khi bế trẻ hoặc chuẩn bị đồ ăn. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm virus. 

Vệ sinh đồ chơi, không gian ngủ và khăn sữa của trẻ thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Phơi khô dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn.

Giặt chăn ga gối của bé ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo môi trường ngủ sạch sẽ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, đặc biệt trong mùa dịch cúm hoặc thời điểm giao mùa. Nếu cần ra ngoài, hãy đeo khẩu trang cho người lớn và che chắn cẩn thận cho bé.

Không cho người có biểu hiện ho, sổ mũi, sốt tiếp xúc gần với trẻ, kể cả người thân trong gia đình.

Tăng cường miễn dịch tự nhiên

Một trong những cách phòng ngừa tình trạng ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh là tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ, cụ thể: 

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp trẻ chống lại virus và vi khuẩn.
  • Cho trẻ tắm nắng sáng sớm (trước 9 giờ sáng) trong 10 - 15 phút mỗi ngày để hấp thụ vitamin D, hỗ trợ phát triển xương và tăng cường đề kháng.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc từ 16 - 18 giờ/ngày đối với trẻ sơ sinh) để cơ thể tái tạo và củng cố hệ miễn dịch.

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế

Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm các mũi vắc xin quan trọng như phế cầu, cúm, ho gà, bạch hầu, 6in1… để hỗ trợ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp nặng ở trẻ. 

Đặc biệt, vắc xin 6in1 là loại vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa cùng lúc 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae type b). 

Hơn nữa, vắc xin 6in1 giúp giảm số mũi tiêm, giảm đau cho trẻ và tiện lợi hơn cho cha mẹ trong việc tuân thủ lịch tiêm chủng. Do đó, vắc xin 6in1 được khuyến cáo sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và có hiệu quả, độ an toàn cao.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vắc xin 6in1 được tiêm cho trẻ bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Cụ thể, lịch tiêm vắc xin 6in1 thường được khuyến cáo như sau:

  • Mũi 1: Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Khi trẻ đủ 3 tháng tuổi (sau mũi 1 ít nhất 1 tháng);
  • Mũi 3: Khi trẻ đủ 4 tháng tuổi (sau mũi 2 ít nhất 1 tháng);
  • Mũi nhắc lại: Khoảng khi trẻ 12 - 18 tháng tuổi (tùy theo loại vắc xin và hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc Bộ Y tế).

Nếu cha mẹ còn đang băn khoăn không biết nên tiêm vắc xin 6in1 ở đâu để đảm bảo chất lượng và an toàn cho trẻ, Tiêm chủng Long Châu là một địa điểm tiêm chủng mà cha mẹ nên lựa chọn tiêm chủng vắc xin cho bé. Hiện nay, tại Tiêm chủng Long Châu đang lưu hành 2 loại vắc xin 6in1 là Hexaxim (Pháp) và Infanrix Hexa (Bỉ). Phụ huynh có thể đến trực tiếp tại các cơ sở tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc hoặc liên hệ với số Hotline miễn phí (1800.6928) để được tư vấn kỹ và đăng ký tiêm vắc xin cho bé. 

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa 5
Trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp phòng bệnh đường hô hấp hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt thường là tình trạng nhẹ và có thể được chăm sóc tại nhà nếu bé vẫn bú tốt, chơi ngoan và không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi sát sao, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo như khó thở, bỏ bú hoặc nước mũi đổi màu để đưa trẻ đi khám kịp thời. Bằng cách áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa khoa học, bạn có thể giúp con yêu khỏe mạnh, phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Hãy luôn ưu tiên tạo môi trường sống sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ và tiêm chủng đúng lịch để bảo vệ bé trước các bệnh hô hấp thông thường.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_04585_e6111ae6d8

995.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04520_a3dd1a5379

995.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN