icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách

Trần Như Ý06/07/2025

Tăng thân nhiệt là một trong những hiện tượng sinh lý thường gặp nhưng không phải lúc nào cũng lành tính. Trong một số trường hợp, nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sốc nhiệt, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vậy tăng thân nhiệt là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và phòng ngừa tăng thân nhiệt hiệu quả.

Khi thời tiết bước vào những ngày nắng gắt kéo dài, hoặc sau những giờ vận động cường độ cao trong môi trường oi bức, cơ thể bạn có thể trở nên mệt mỏi, choáng váng và thân nhiệt tăng cao bất thường. Đây không chỉ đơn thuần là cảm giác nóng nực thường gặp, mà rất có thể là dấu hiệu của tăng thân nhiệt. Đây là một hiện tượng sinh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.

Tăng thân nhiệt là gì?

Tăng thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường, vượt quá khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể. Trái với sốt, vốn là phản ứng tự nhiên khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng thân nhiệt thường không do nhiễm khuẩn mà chủ yếu do môi trường hoặc yếu tố bên ngoài tác động.

Tăng thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể >38°C, trong khi đó, nhiệt độ bình thường của cơ thể người dao động từ 36,5°C – 37,5°C. Mức độ tăng nhiệt càng cao và kéo dài càng làm tăng nguy cơ tổn thương cơ quan trong cơ thể.

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 1
Tăng thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường, vượt quá khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường do hai yếu tố sau:

Tăng thân nhiệt do yếu tố bên ngoài

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn trong thời gian dài, cơ thể không kịp giải phóng nhiệt, dẫn đến tích tụ nhiệt và tăng thân nhiệt. 

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 2
Môi trường nắng nóng là một trong những nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt do yếu tố bên trong

Việc luyện tập thể thao cường độ cao trong môi trường nóng bức hoặc khi cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể khiến lượng nhiệt sinh ra vượt quá khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể. Khi hệ thống làm mát không hoạt động hiệu quả, thân nhiệt sẽ tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số bệnh lý như nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa cũng có thể làm tăng thân nhiệt do phản ứng viêm hoặc sự thay đổi trong quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể.

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 4
Tập luyện cường độ cao trong môi trường nóng bức có thể khiến cơ thể sinh nhiệt quá mức

Dấu hiệu nhận biết khi bị tăng thân nhiệt

Chuột rút

Chuột rút do nhiệt thường xuất hiện đột ngột, gây đau và co thắt cơ ở các vị trí như bàn chân, bắp chân, đùi, bàn tay hoặc cánh tay. Cơn co rút thường xảy ra khi cơ thể mất nước và điện giải sau khi đổ nhiều mồ hôi. Sau khi chuột rút qua đi, vùng cơ bị ảnh hưởng vẫn có thể còn cảm giác đau nhức, khó chịu.

Kiệt sức

Các triệu chứng của kiệt sức vì nóng bao gồm:

Các biểu hiện của say nắng thường khá giống với tình trạng kiệt sức do nóng, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng cao hơn và có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu như:

  • Da khô, không còn tiết mồ hôi dù thân nhiệt cao;
  • Choáng váng, mất thăng bằng;
  • Rối loạn ý thức như mất phương hướng, nói sảng;
  • Da đỏ, nóng hoặc nhợt nhạt rõ rệt;
  • Huyết áp tăng hoặc giảm;
  • Tình trạng co giật.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng có thể rơi vào trạng thái sốc, hôn mê, suy đa cơ quan và thậm chí tử vong. Khi thấy ai đó có dấu hiệu nghi ngờ say nắng, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 3
Làm việc nặng dưới thời tiết oi bức có thể khiến cơ thể kiệt sức

Hướng dẫn sơ cứu trên người bị tăng thân nhiệt 

Khi gặp trường hợp nghi ngờ sốc nhiệt hoặc tăng thân nhiệt quá mức, việc sơ cứu nhanh chóng và đúng cách có thể giúp cứu sống người bệnh và hạn chế tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là các bước sơ cứu cần thực hiện:

Đưa người bệnh đến nơi mát mẻ, thoáng gió

Nên di chuyển người bệnh đến khu vực có bóng râm, trong nhà, hoặc nơi thoáng khí. Đặt người nằm ngửa trên bề mặt phẳng, có thể kê đầu thấp một chút để tăng lưu lượng máu lên não, từ đó giúp giảm nguy cơ tổn thương thần kinh.

Hạ thân nhiệt càng nhanh càng tốt

Nếu có điều kiện, hãy ngâm người bệnh vào bồn nước lạnh chứa khoảng 150 - 180 lít nước pha với 15 kg đá, đảm bảo nhiệt độ nước dưới 15°C. Trong quá trình ngâm, cần để đầu và cổ nạn nhân nổi trên mặt nước. Theo dõi nhiệt độ trực tràng, ngâm cho đến khi nhiệt độ hạ xuống dưới 39°C hoặc cho đến khi xuất hiện dấu hiệu rét run.

Sử dụng phương pháp làm mát tại chỗ nếu không thể ngâm

Trong trường hợp không có bồn nước, có thể dùng khăn thấm nước lạnh để đắp lên cơ thể người bệnh. Chuẩn bị các chiếc khăn sạch nhúng vào hỗn hợp nước lạnh hoặc nước đá, sau đó đắp lên các vùng như trán, cổ, nách, bẹn, lưng. Mỗi 2 - 3 phút cần thay khăn mới để đảm bảo hiệu quả làm mát liên tục.

Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 5
Dùng khăn ướt để lau người giúp hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân 

Kết hợp tưới nước lạnh

Có thể sử dụng vòi sen, vòi nước máy để phun nước lạnh đều lên cơ thể nạn nhân nhằm thúc đẩy quá trình tỏa nhiệt. Trong khi thực hiện, nên xoa bóp nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông và hỗ trợ giải nhiệt hiệu quả hơn. 

Làm mát bằng đá khi thiếu phương tiện chuyên dụng 

Trường hợp không có bồn hoặc khăn, có thể đặt người bệnh lên một tấm vải lớn như drap trải giường hoặc tấm bạt, sau đó phủ một lượng đá vừa phải lên khắp cơ thể rồi quấn vải lại. Cách này giúp duy trì độ lạnh tạm thời để kiểm soát nhiệt độ.

Vận chuyển an toàn đến cơ sở y tế

Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện. Nếu di chuyển bằng xe, nên bật điều hòa hoặc mở cửa sổ để không khí lưu thông. Trong lúc vận chuyển, có thể tiếp tục chườm khăn lạnh hoặc dùng quạt thổi để duy trì quá trình làm mát.

Lưu ý: Trong trường hợp sốc nhiệt, thuốc hạ sốt không có tác dụng vì tình trạng tăng thân nhiệt không liên quan đến cơ chế sốt do nhiễm trùng. Do đó, không nên sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol trong tình huống này.

Cách phòng ngừa tăng thân nhiệt 

Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng giúp bạn chủ động phòng tránh tình trạng tăng thân nhiệt trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày:

  • Tránh hoạt động, làm việc nặng lúc nắng gay gắt;
  • Đội mũ rộng vành, mặc quần áo sáng màu, thấm hút mồ hôi tốt khi ra nắng;
  • Uống nước điện giải;
  • Ở trong khu vực thoáng gió, mát mẻ.
Tăng thân nhiệt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đúng cách 4
Cần bổ sung nước điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể

Tăng thân nhiệt không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt vào những ngày thời tiết nắng nóng hoặc khi cơ thể phải hoạt động quá sức. Tuy nhiên, nếu không được nhận biết sớm và xử lý đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các biện pháp sơ cứu và phòng ngừa sẽ giúp bạn và người thân chủ động bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tăng thân nhiệt.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm chủng chính là bước đầu tiên và quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đa dạng các loại vắc xin dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn và người cao tuổi. Đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình tiêm an toàn, nhanh chóng. Đặt lịch ngay hôm nay để được tư vấn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN