icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời

Kim Ngân08/05/2025

Tăng áp lực nội sọ là một hội chứng nguy hiểm, có điểm đặc trưng bởi sự gia tăng áp lực bất thường bên trong hộp sọ và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và không thể phục hồi đối với não bộ. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng áp lực nội sọ có khả năng gây tử vong nhanh chóng.

Tình trạng tăng áp lực nội sọ thực tế không phải là trường hợp hiếm gặp, ngược lại đã có nhiều ca bị chấn thương sọ não và tổn thương tủy sống bằng cách áp lực đè lên các cấu trúc quan trọng và hạn chế lưu lượng máu vào não. Vậy tăng áp lực nội sọ là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng này là gì? Mời mọi người cùng theo dõi qua bài viết sau đây của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để hiểu rõ hơn nhé. 

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?

Hội chứng tăng áp lực nội sọ (ICP) xảy ra khi có sự gia tăng áp lực quá mức bên trong hộp sọ như lượng máu trong não, thể tích nhu mô não hoặc lượng dịch não tủy và có thể làm tổn thương cấu trúc não rất nguy hiểm, cần được cấp cứu và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 1
Tăng áp lực nội sọ là trạng thái thường xuyên gặp trong đời sống hiện nay

3 cơ chế của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời, hội chứng này có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu não, phù não hoặc tụt não gây các tổn thương không thể phục hồi.

Trong đó có 3 cơ chế có thể kết hợp hoặc đơn độc như phù não, não úng thủy và ứ trệ tuần hoàn dẫn đến tăng áp lực nội sọ.

Phù não   

Hậu quả của ứ nước nhu mô não thường gặp nhất khi chia làm 2 loại phù nội và ngoại bào, trong đó:

  • Do phù tế bào (phù độc tế bào): Dạng đầu tiên là thiếu máu cục bộ não như ngộ độc CO, chấn thương sọ não,... và dạng thứ hai là phù thẩm thấu gặp trong hạ Na+ máu như lọc máu, ngộ độc nước,...
  • Do phù ngoại bào (do tổn thương hàng rào máu - não): Thường gặp dưới dạng bệnh lý tụ máu nội não, chấn thương sọ não, thiếu máu não, viêm não, áp xe não,...
Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 3
Hiểu rõ nguyên nhân của từng loại phù não giúp ích cho việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Não úng thủy   

  • Do tăng tiết dò dịch não tủy (DNT): U màng não kề với đám rối mạch mạc và u đám rối mạch mạc.
  • Do rối loạn hấp thụ DNT: Trong viêm màng não dày dính  thường kèm theo tắc nghẽn lưu thông DNT.
  • Do tắc nghẽn lưu thông DNT: Thường gặp trong u não, apxe não, tụ máu trong não,... 
Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 4
Não úng thủy là một tình trạng phức tạp có thể phát sinh từ sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy

Ứ trệ tuần hoàn  

  • Do nguồn gốc tĩnh mạch: Gây ra tình trạng viêm tắc tĩnh mạch ở sọ, máu tụ, tăng áp lực trong lồng ngực,...
  • Do nguồn gốc mao mạch: Xuất phát từ những tổn thương tổ chức não gây tích lũy các axit chuyển hóa, thiếu O2, tăng CO2, dẫn đến giãn mạch gây thoát dịch ra khỏi thành mạch gặp trong tăng huyết áp ác tính, sản giật. 

Các dấu hiệu nhận biết tăng áp lực nội sọ

Trước các biến chứng nguy hiểm của hội chứng tăng áp lực nội sọ, việc nhận biết sớm các dấu hiệu theo tình trạng người bệnh có nhân thức hay hôn mê, để kịp thời xử lý kịp thời là rất quan trọng, cụ thể:

Biểu hiện ở người bệnh có nhận thức

  • Các cơn đau nhức đầu dần lan ra nhiều vùng và tăng dần lên;
  • Rối loạn thần kinh với biểu hiện ngủ gà và lờ đờ;
  • Rối loạn thị giác với triệu chứng suy giảm thị lực, đáy mắt có phù gai, nhìn thoáng mờ;
  • Buồn nôn nhiều và tần suất lặp lại thường xuyên.
Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 5
Rối loạn thị giác là một triệu chứng nhận biết tăng áp lực nội sọ

Biểu hiện ở người bệnh hôn mê

  • Bệnh nhân đột ngột hôn mê và hôn mê sâu;
  • Nhịp không đều nhanh hoặc chậm, tăng hoặc tụt huyết áp;
  • Rối loạn hệ hô hấp với hơi thở sâu, nhanh hoặc thở Cheyne-Stokes;
  • Có biểu hiện tăng trương lực cơ;
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt với biểu hiện nhiệt độ cơ thể giảm hoặc sốt cao;
  • Rối loạn thần kinh tự động là dấu hiệu nặng của bệnh tăng áp lực nội sọ;
  • Có các dấu hiệu tổn thương do tụt não khác như: Đồng tử giãn, liệt dây thần kinh số 3, thở nhanh hoặc ngừng thở,...

Biểu hiện chung ở người bị tăng áp lực nội sọ

Dưới đây là các triệu chứng nhận biết thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân tăng áp lực nội sọ, bao gồm:

  • Chóng mặt: Xuất hiện thường xuyên do chèn ép vào vùng tiền đình hoặc do tổn thương tiền đình ở thân não hoặc vùng thái dương và trán.
  • Đau đầu: Các cơn đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày càng nặng hơn khi vận động gắng sức, ho hắt hơi do tăng áp lực tĩnh mạch,... và vị trí đau có thể ở thái dương, trán, chẩm và vùng mắt.
  • Người bệnh có thể bị buồn nôn sau cơn nhức đầu, do sự kích thích dây X.
  • Rối loạn thị giác với triệu chứng khách quan nhất là phù gai khi có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ và biểu hiện khó nhìn do liệt dây VI.
Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 6
Tăng áp lực nội sọ thường biểu hiện qua một loạt các triệu chứng liên quan đến thần kinh

Một số biểu hiện khác nếu có

  • Mạch chậm, huyết áp tăng và ù tai.
  • Rối loạn thực vật như toát mồ hôi, các cơn đau bụng cấp, táo bón, nôn ra chất màu đen,...
  • Rối loạn tâm thần với các biểu hiện rối loạn trí nhớ, hôn mê, ngủ gà, vô cảm, thờ ơ, mất định nghĩa không gian và thời gian,...

Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ

Cách điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ còn phụ thuộc vào tốc độ phát triển của áp lực sọ não và giảm áp lực bên trong hộp sọ là mục tiêu hướng đến của các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Dẫn lưu chất lỏng xung quanh não bộ và dịch tủy sống qua ống thông hoặc tạo ra một lỗ nhỏ ở sọ.
  • Sử dụng một số loại thuốc làm giảm áp lực nội sọ bằng cách lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể như thuốc có chứa mannitol và nước muối ưu trương. 

Một số phương pháp khác điều trị tăng áp lực nội sọ ít phổ biến hơn như:

  • Dùng thuốc gây mê;
  • Làm lạnh cơ thể hoặc hạ thân nhiệt người bệnh;
  • Một phần của hộp sọ được loại bỏ.

Lưu ý: Trong trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp làm tăng áp lực lên nội sọ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc an thần.

Tăng áp lực nội sọ là gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh kịp thời 7
Cách điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tốc độ gia tăng áp lực sọ não

Hy vọng qua thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết và những cơ chế của hội chứng tăng áp lực nội sọ, từ đó nếu nhận thấy bản thân hoặc người thân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các đơn vị y tế uy tín để thăm khám kịp thời để phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó nếu bạn đang quan tâm đến lịch tiêm ngừa vắc xin các bệnh truyền nhiễm cho gia đình, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn và đăng ký sớm nhất nhé. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN