Lẹo mắt không chỉ gây khó chịu và mất thẩm mỹ, mà còn khiến nhiều người hoang mang vì không rõ mức độ lây lan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lẹo mắt là gì, lẹo mắt có lây không và quan trọng hơn làm sao để bảo vệ cả gia đình khỏi tình trạng phiền toái này.
Lẹo mắt có lây không ?
Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng ở mi mắt, thường do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Tuy nhiên, lẹo mắt không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác.
Dù vậy, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tồn tại trong môi trường. Lẹo mắt có lây không? Câu trả lời là: Có thể lây theo đường gián tiếp, chẳng hạn như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bị bệnh, sử dụng chung đồ trang điểm mắt, kính áp tròng nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus.
Các con đường lây gián tiếp phổ biến
Lẹo mắt có thể lây lan gián tiếp qua nhiều con đường, đặc biệt là khi dùng chung các vật dụng cá nhân. Dưới đây là những cách lây truyền phổ biến:
- Dùng chung khăn mặt, khăn tắm.
- Dùng chung đồ trang điểm vùng mắt (mascara, bút kẻ mắt…).
- Đeo chung kính áp tròng, kính mắt.
- Dùng tay bẩn dụi mắt sau khi chạm vào vật có chứa vi khuẩn.

Lẹo mắt dễ lây nếu dùng chung đồ trang điểm mắt như mascara hay bút kẻ. Để bảo vệ mắt, mình đừng quên tránh dùng chung đồ cá nhân bạn nhé.
Các triệu chứng của lẹo mắt
Triệu chứng đặc trưng của lẹo mắt là một cục sưng đỏ ở rìa mí mắt. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau hoặc nhạy cảm ở vùng bị ảnh hưởng.
- Sưng mí mắt.
- Tăng sản xuất nước mắt.
- Một đốm nhỏ màu vàng ở giữa vết sưng (chỉ ra có mủ).
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm giác như có vật gì đó trong mắt.
Trong một số trường hợp, lẹo mắt có thể vỡ và tự chảy dịch. Đây là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành.
Lẹo mắt kéo dài bao lâu?
Lẹo mắt thường chỉ kéo dài khoảng 3 đến 7 ngày, còn nhanh hay chậm thì cũng tùy vào mức độ nặng nhẹ và cách mình chăm sóc. Nếu bạn chịu khó chườm ấm mỗi ngày, đa phần lẹo sẽ tự xẹp và lành hẳn trong thời gian ngắn. Nhưng nếu thấy lẹo lâu khỏi, kéo dài hơn một tuần hoặc cứ bị đi bị lại, thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ cho yên tâm nhé.

Phòng ngừa tránh lẹo mắt tái phát
Lẹo mắt nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ tái đi tái lại, gây khó chịu và mất tự tin. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau:
- Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ: Nếu bạn có các bệnh lý như viêm bờ mi, viêm da… nên dùng riêng khăn mặt, giấy lau hoặc gel vệ sinh chuyên biệt cho vùng mắt.
- Kiểm soát tốt bệnh nền: Với người bị đái tháo đường, hãy kiểm soát đường huyết ổn định để giảm nguy cơ nhiễm trùng, một trong những nguyên nhân làm lẹo mắt dễ xuất hiện.
- Ăn uống điều độ: Hạn chế các món cay nóng vì chúng có thể làm vùng mi mắt dễ bị kích ứng, sưng viêm.
- Tránh dùng chung đồ cá nhân: Đừng dùng chung khăn mặt, kính mát hay đồ trang điểm vùng mắt với người khác đặc biệt là với người đang bị lẹo. Những vật dụng tưởng chừng vô hại này lại có thể mang vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Sinh hoạt lành mạnh: Tránh thức khuya, hạn chế nhìn lâu vào màn hình điện thoại, máy tính. Nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi khoảng thời gian làm việc, học tập.

Những thói quen đơn giản nhưng duy trì đều đặn này sẽ giúp bạn nói lời tạm biệt với tình trạng lẹo mắt tái phát nhiều lần.
Khi nào nên đi khám bác sĩ ?
Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể tự chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lẹo sưng to bất thường, kéo dài hơn một tuần không đỡ hoặc bắt đầu làm mờ tầm nhìn, tốt nhất nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh mạnh hơn, hoặc nếu cần, sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để dẫn lưu mủ, giúp lẹo nhanh lành hơn.

Lẹo mắt có lây không? Có thể lây nếu không đảm bảo vệ sinh. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế tái phát.