icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào?

Thị Thúy15/05/2025

Đa số các trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết đều có thể hồi phục nếu điều trị tốt, tuy nhiên bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào?

Sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Sốt, giai đoạn nguy hiểm đến giai đoạn hồi phục. Trong giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết gây cô đặc máu, tràn dịch đa màng, suy tạng, xuất huyết nặng thậm chí sốc Dengue, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vậy các biến chứng này có nguy hiểm đến tính mạng không? Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào?

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khoảng 50 đến 100 triệu ca sốt xuất huyết được ghi nhận mỗi năm trên toàn cầu, trong đó có hàng nghìn trường hợp tử vong.

Tuy không phải tất cả các ca sốt xuất huyết đều nguy hiểm nhưng ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nặng và gây tử vong do các biến chứng sau:

  • Sốc xuất huyết Dengue: Xuất hiện do thoát huyết tương ồ ạt, làm giảm thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, suy đa cơ quan.
  • Xuất huyết nặng: Chảy máu nội tạng, chảy máu não có thể xảy ra do rối loạn đông máu.
  • Tổn thương gan, tim, thần kinh: Một số bệnh nhân bị tổn thương cơ quan đích, dẫn đến suy gan cấp, viêm cơ tim hoặc viêm não.
Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào? 1
Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào?

Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết được ghi nhận dưới 1% nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể tăng lên 20% ở những ca sốt xuất huyết nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết

Không phải ai mắc sốt xuất huyết cũng đối mặt với nguy cơ tử vong cao, một số yếu tố nhất định có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là những yếu tố cần đặc biệt lưu ý:

Độ tuổi và tình trạng sức khỏe

Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người có các bệnh nền mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, hen suyễn, béo phì có nguy cơ diễn tiến nặng và gặp biến chứng nghiêm trọng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết. Hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm cũng làm tăng tính dễ tổn thương của cơ thể trước virus.

Tiền sử mắc sốt xuất huyết

Người đã từng mắc sốt xuất huyết một lần có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết nặng khi nhiễm lại với chủng virus Dengue khác. Virus Dengue có 4 chủng, DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nhiễm chủng khác nhau trong lần mắc sau làm tăng nguy cơ sốc xuất huyết dengue, nguyên nhân chính gây tử vong.

Xử trí và theo dõi bệnh không đúng cách

Việc xử trí và theo dõi bệnh không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong do sốt xuất huyết. Tự ý điều trị tại nhà mà không theo dõi sát các dấu hiệu cảnh báo có thể dẫn đến sự tiến triển nặng của bệnh. Hơn nữa, việc sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin hoặc Ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào? 2
Bệnh nhân sốt xuất huyết không được xử trí và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, việc không bù nước kịp thời trong giai đoạn thoát huyết tương có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, gây sốc và suy cơ quan. Do đó việc điều trị và theo dõi bệnh nhân cần phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, không phải tất cả trường hợp sốt xuất huyết đều cần nhập viện. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế lập tức:

  • Đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc nôn nhiều.
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu cam, nướu răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài bất thường.
  • Da lạnh, tay chân tím tái, mệt mỏi, vật vã, li bì.
  • Tiểu ít hoặc không tiểu, dấu hiệu của mất nước nặng.
  • Khó thở, đau ngực: Có thể do tràn dịch màng phổi hoặc suy tim.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng bệnh nhân cần được theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng tiểu cầu và hematocrit trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, đây là thời điểm nguy cơ biến chứng cao nhất.

Làm gì để phòng tránh nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết?

Phòng ngừa luôn là giải pháp tối ưu để giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết. Các biện pháp sau đây được khuyến cáo thực hiện:

Tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết

Vắc xin sốt xuất huyết không chỉ giúp giảm thiểu số ca mắc mới mà còn góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như sốc do mất dịch, xuất huyết nội tạng, thậm chí tử vong. Cơ chế hoạt động của vắc xin là kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại cả bốn tuýp virus Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), từ đó giúp hình thành miễn dịch chủ động và bền vững. Khi được tiêm đúng liều và đúng lịch trình, vắc xin có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng nếu không may bị nhiễm.

Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào? 3
Tiêm vắc xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện nay, Việt Nam đã cấp phép lưu hành vắc xin sốt xuất huyết Qdenga một loại vắc xin thế hệ mới, an toàn và hiệu quả trong việc phòng bệnh do virus Dengue. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là một trong những đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc xin sốt xuất huyết cho cộng đồng. Với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và quy trình tiêm chủng an toàn, Trung tâm cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao, giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước mối đe dọa từ dịch bệnh sốt xuất huyết.

Chủ động phòng tránh muỗi đốt

Muỗi Aedes aegypti hoạt động mạnh vào ban ngày, đặc biệt sáng sớm và chiều tối. Để giảm nguy cơ bị muỗi đốt bạn có thể làm như sau:

  • Mặc quần áo dài tay, sáng màu.
  • Sử dụng kem chống muỗi an toàn cho da.
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày.
  • Vệ sinh môi trường: Lật úp dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, diệt lăng quăng định kỳ.
Sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào? 4
Thực hiện các biện pháp phòng tráng muỗi đốt ngăn ngừa sốt xuất huyết

Phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách

Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán và theo dõi sát.

  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau, hạ sốt ngoài paracetamol.
  • Uống đủ nước oresol, nước lọc, nước trái cây để bù điện giải.

Nâng cao ý thức cộng đồng

Việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng giúp tăng nhận thức về mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý bệnh đúng cách. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng: Việc phát hiện sớm, điều trị hỗ trợ thích hợp và quản lý biến chứng có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết xuống dưới 1%.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về sốt xuất huyết có chết không? Phòng ngừa như thế nào? Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao, khi bệnh diễn tiến nặng hoặc không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Lọ

/ Lọ
Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN