icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tránh biến chứng nguy hiểm

Kim Toàn16/07/2025

Sốt xuất huyết ở trẻ em ngày càng gia tăng và có thể gây biến chứng nặng nếu không được phát hiện sớm. Trẻ dù hạ sốt sau 4 - 6 ngày vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như mệt mỏi, đau bụng, tay chân lạnh… Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chủ quan khiến trẻ rơi vào sốc, đe dọa tính mạng. Do đó, nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ là yếu tố then chốt để ngăn ngừa biến chứng.

Sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt Dengue) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cha mẹ chủ động đưa trẻ đi khám và điều trị kịp lúc, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết tăng mạnh

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Việt Nam đang bước vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết do thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn sinh sôi mạnh. Từ đầu năm đến ngày 8/7/2025, cả nước đã ghi nhận 32.189 ca mắc và 5 ca tử vong, dù giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn là con số đáng báo động.

Nhiều địa phương khu vực Nam Bộ và Tây Nam Bộ đang trở thành tâm điểm dịch, như Bến Tre (tăng 346,5%), Tây Ninh (274,3%), Long An (208,6%), Đồng Nai (191,7%) và TP.HCM (151,4%). Trong khi đó, miền Bắc và miền Trung cũng không ngoại lệ, khi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh bắt đầu ghi nhận các ca rải rác nhưng có xu hướng tăng dần.

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tránh biến chứng nguy hiểm 1
Cảnh báo sốt xuất huyết bùng dịch nhanh chóng trong mùa mưa

Đáng lưu ý, chu kỳ bùng phát dịch đã thu ngắn từ khoảng 5 năm/lần trước đây xuống chỉ còn 3 - 4 năm, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều đợt dịch liên tiếp. Bộ Y tế và Cục Y tế Dự phòng đã đưa ra cảnh báo, nếu không áp dụng các biện pháp phòng chống quyết liệt, số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng mạnh tại nhiều địa phương trong những tháng tới.

Trẻ em là nhóm nguy cơ cao, bởi hệ miễn dịch còn non yếu, dễ diễn tiến nặng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, hạn chế tối đa rủi ro.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ qua từng giai đoạn

Giai đoạn sốt cao đột ngột (1 - 3 ngày đầu)

Ở giai đoạn khởi phát, dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ thường bắt đầu bằng cơn sốt cao đột ngột kéo dài nhiều ngày. Trẻ nhỏ thường khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, trong khi trẻ lớn hơn có thể than đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn ói. Đồng thời, có thể xuất hiện dấu hiệu sung huyết da như những chấm xuất huyết nhỏ dưới da. Một số trẻ còn kèm theo đau nhức cơ bắp, đau khớp, đau sau hốc mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Trong giai đoạn sốt, xét nghiệm máu thường chưa có thay đổi rõ rệt. Dung tích hồng cầu (Hematocrit) vẫn duy trì ở mức bình thường, tuy nhiên tiểu cầu có thể giảm dần, còn số lượng bạch cầu thường có xu hướng hạ thấp.

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tránh biến chứng nguy hiểm 2
Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời

Giai đoạn nguy hiểm: Thoát huyết tương (3 - 6 ngày)

Sau khi qua giai đoạn sốt, trẻ thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Đây là thời điểm nguy cơ cao nhất, khi trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc đã hạ sốt nhưng bắt đầu xuất hiện hiện tượng thoát huyết tương. Việc huyết tương rò rỉ ồ ạt ra ngoài thành mạch khiến bụng trẻ căng chướng, kéo dài khoảng 24 - 48 giờ và có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện trẻ bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng, gan to bất thường hoặc mí mắt sưng nề. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng, trẻ dễ rơi vào sốc với biểu hiện vật vã, lừ đừ, bứt rứt, tay chân lạnh, da nhợt nhạt và ẩm ướt. Mạch nhanh nhưng yếu, lượng nước tiểu giảm rõ rệt, huyết áp tụt mạnh thậm chí khó đo.

Một dấu hiệu đáng chú ý khác là xuất huyết. Trẻ có thể xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, các mảng bầm tím lớn, thường tập trung ở cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi hoặc mạng sườn. Ngoài ra, có thể xảy ra xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc tiểu ra máu. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có biểu hiện xuất huyết rõ ràng. Ngay cả khi không có dấu hiệu xuất huyết, trẻ vẫn có thể đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, cần được theo dõi chặt chẽ để tránh biến chứng nặng nề.

Biến chứng nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này là sốc sốt xuất huyết, được nhận biết qua ba dấu hiệu suy giảm: Tri giác giảm, thân nhiệt hạ thấp và huyết áp tụt. Đây là tình trạng nguy kịch, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, đòi hỏi phải được cấp cứu và can thiệp y tế ngay lập tức.

Kết quả xét nghiệm máu ở giai đoạn nguy hiểm cho thấy tiểu cầu giảm mạnh, có thể xuống dưới 50.000 tế bào/microlít máu. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn tiến, trẻ có thể gặp rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng, gây ra nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời ở giai đoạn này đóng vai trò quyết định, giúp hạn chế biến chứng và bảo toàn tính mạng cho trẻ.

Giai đoạn hồi phục (7 - 10 ngày)

Sau khoảng 48 - 72 giờ kể từ khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ hồi phục. Lúc này, cơn sốt chấm dứt và tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt. Trẻ thường ăn ngon miệng trở lại, huyết áp dần ổn định, đồng thời số lần đi tiểu tăng lên đáng kể, cho thấy cơ thể đang dần lấy lại cân bằng.

Khi xét nghiệm máu, có thể thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh chóng, trong khi tiểu cầu cũng dần phục hồi nhưng chậm hơn so với bạch cầu.

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay?

Trong những ngày đầu mắc sốt xuất huyết, nếu trẻ diễn tiến tốt, thường từ ngày thứ 4 trở đi, cơn sốt sẽ giảm dần, trẻ đỡ đau đầu, bớt quấy khóc, tỉnh táo hơn và có thể chơi đùa trở lại. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Trẻ lờ đờ, không chơi, không nghịch, trẻ nhỏ bỏ bú, hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Trong giai đoạn sốt cao, trẻ vẫn còn háo, khát, bú hoặc uống nước được, nhưng sau khi hạ sốt lại bỏ bú, bỏ uống thì cần đi khám ngay.
  • Trẻ có biểu hiện mất nước như:
    • Đi tiểu rất ít hoặc hơn 6 giờ không tiểu.
    • Khóc không có hoặc rất ít nước mắt,
    • Mắt trũng sâu.
    • Trẻ dưới 1 tuổi có thể thấy thóp lõm.
    • Miệng, môi và lưỡi khô.
    • Mệt nhiều, vật vã, thay đổi tri giác.
    • Chân tay lạnh và ẩm ướt.

Những biểu hiện này cảnh báo trẻ đang có nguy cơ diễn tiến nặng, cần được theo dõi và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tránh biến chứng nguy hiểm 3
Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời

Biến chứng nguy hiểm nếu chậm điều trị

Tụt huyết áp, mệt mỏi, đau đầu

Khi trẻ mắc sốt xuất huyết ở thể nặng, bé có thể rơi vào tình trạng tụt huyết áp. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy kiệt sức, những bé lớn có thể gặp khó khăn khi đứng lên hoặc đi lại, còn một số trẻ khác xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội.

Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ bị sốt xuất huyết. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành xuất huyết não, thậm chí đe dọa tính mạng.

Sốc do mất máu

Sốt xuất huyết có thể khiến trẻ bị tăng tính thấm thành mạch, máu bị cô đặc và thoát huyết tương ra ngoài. Khi đó, bé có thể bị chảy máu cam, chảy máu từ vết thương hở hoặc chảy máu chân răng. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sốc do mất máu.

Trẻ có biểu hiện này cần được đưa đi cấp cứu ngay để tránh cơ thể suy kiệt, sốt cao kéo dài, nôn ói nhiều, vã mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Suy tim, suy thận

Ở giai đoạn nặng, sốt xuất huyết có thể gây suy tim và rối loạn tuần hoàn. Nguyên nhân là tim bé không đủ khả năng bơm máu trong khi dịch huyết tương vẫn rò rỉ, dẫn đến tràn dịch màng tim, gây phù nề cơ tim và suy giảm chức năng tim.

Bên cạnh đó, thận của trẻ cũng bị quá tải do phải hoạt động liên tục để thải huyết tương qua nước tiểu, từ đó dẫn đến suy thận cấp. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng lâu dài.

Suy đa tạng

Một biến chứng nghiêm trọng khác là suy đa tạng, tức là từ 2 cơ quan trở lên trong cơ thể bé bị rối loạn chức năng và không thể duy trì cân bằng nội môi nếu không được điều trị. Trẻ có thể rơi vào tình trạng suy gan tối cấp, tụt huyết áp, suy thận, suy tim… Trong trường hợp này, bé cần được cấp cứu khẩn cấp và lọc máu liên tục để bảo toàn tính mạng.

Xuất huyết não

Khi trẻ bị rối loạn đông máu, có thể xuất hiện chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết nội tạng, dẫn đến biến chứng xuất huyết não. Đây là biến chứng hiếm gặp ở trẻ nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tràn dịch màng phổi

Không phải giai đoạn nào của sốt xuất huyết cũng cần truyền dịch. Nếu giai đoạn đầu bé mất nước nhiều do nôn ói, tiêu chảy, việc truyền dịch là cần thiết. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, nếu truyền dịch không đúng chỉ định, trẻ dễ gặp biến chứng tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Trường hợp này cần được cấp cứu ngay lập tức.

Hôn mê

Hôn mê có thể xảy ra khi dịch huyết tương ứ đọng tại màng não, gây phù não và các rối loạn thần kinh. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của sốt xuất huyết ở trẻ.

Biến chứng về mắt

Sốt xuất huyết còn có thể gây xuất huyết võng mạc, làm tổn thương các mạch máu ở mắt. Nếu máu thấm và tạo lớp che trước võng mạc, trẻ có nguy cơ suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

Nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tránh biến chứng nguy hiểm 4
Sốt xuất huyết có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những thông tin quan trọng để nhận biết sớm triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và kịp thời phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết là giải pháp quan trọng giúp trẻ xây dựng khả năng miễn dịch chống lại virus Dengue, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc làm nhẹ triệu chứng nếu nhiễm bệnh. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, vắc xin phòng sốt xuất huyết Qdenga được cung cấp với chất lượng đã được Bộ Y tế cùng các tổ chức y tế quốc tế thẩm định. Vắc xin luôn được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn GSP, đảm bảo hiệu lực tối ưu khi sử dụng. Hãy đưa trẻ đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tiêm chủng an toàn, hiệu quả và hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_0121d2fee9

14.422.160đ

/ Gói

16.134.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

22.919.960đ

/ Gói

23.768.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN