icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
1_46936f6d9a1_46936f6d9a

Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa

Tuyết Ly21/05/2025

Xuất huyết dưới da là tình trạng xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ ngay bên dưới bề mặt da. Các mạch máu bị vỡ này có thể xuất hiện dưới dạng các chấm đỏ nhỏ hoặc là những mảng lớn màu tím, xanh hoặc đen. Thông thường, xuất huyết dưới da là nhẹ và sẽ tự lành trong khoảng hai tuần.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa xuất huyết dưới da

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết dưới da

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh xuất huyết dưới da cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục, hạn chế tình trạng tái phát và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chế độ sinh hoạt:

  • Hạn chế va chạm mạnh: Tránh các hoạt động thể chất dễ gây chấn thương như chơi thể thao cường độ cao, mang vác vật nặng hoặc té ngã.
  • Mặc quần áo thoải mái: Chọn trang phục, giày dép vừa vặn, tránh bó sát hoặc cọ xát mạnh gây tổn thương da.
  • Chăm sóc vùng da bị xuất huyết: Chườm lạnh trong 48 giờ đầu để giảm sưng, sau đó có thể chườm ấm.
  • Không tác động vùng da bị xuất huyết: Không gãi hoặc chà xát.
  • Tái khám định kỳ: Nếu tình trạng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, nên tái khám để phát hiện và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn (bệnh gan, tủy xương, giảm tiểu cầu...).

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C: Giúp củng cố thành mạch máu và hỗ trợ lành vết thương. Các loại như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu tây, súp lơ xanh, cải bó xôi.
  • Bổ sung vitamin K: Giúp đông máu tốt hơn. Nguồn thực phẩm như rau cải xanh, rau bina, bông cải xanh, đậu nành, trứng.
  • Ăn đủ chất đạm: Thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ giúp tái tạo mô và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây loãng máu: Như tỏi sống, rượu, gừng tươi (khi dùng với liều cao), nhất là nếu đang dùng thuốc chống đông.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp tuần hoàn máu tốt và đào thải độc tố.
Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 6.png
Người bệnh xuất huyết dưới da nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

Phòng ngừa xuất huyết dưới da

Thông thường, xuất huyết dưới da xảy ra sau một chấn thương do va chạm. Hãy chườm đá và nâng cao vùng bị thương ngay sau khi bị thương để giảm khả năng hình thành vết bầm tím. Nếu bạn chơi các môn thể thao đối kháng, hãy luôn đeo đồ bảo hộ.

Nếu bạn có tình trạng dễ bị bầm tím, hãy đến gặp bác sĩ. Việc kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính có thể làm giảm nguy cơ các biến chứng như xuất huyết dưới da.

Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 7.png
Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính có thể làm giảm nguy cơ các biến chứng như xuất huyết dưới da

Tìm hiểu chung về xuất huyết dưới da

Xuất huyết dưới da là tình trạng xảy ra khi một trong các mạch máu của bạn bị vỡ và chảy máu vào mô xung quanh. Hệ thống mạch máu là các ống dẫn máu đi khắp cơ thể. Xuất huyết dưới da thường không gây ra các triệu chứng nặng. Tình trạng này thường gây ra vết bầm tím và sẽ lành trong vài ngày đến vài tuần.

Triệu chứng thường gặp của xuất huyết dưới da

Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết dưới da

Đôi khi, triệu chứng duy nhất của xuất huyết dưới da là sự thay đổi màu da. Bạn có thể thấy một vùng da có màu đỏ, đen, xanh hoặc tím.

Trong một số trường hợp, vết bầm cũng có thể:

  • Gây đau;
  • Bị sưng;
  • Nhạy cảm khi chạm vào.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng xuất huyết dưới da vẫn tiếp diễn mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, hoặc nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ:

  • Xuất huyết dưới da đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
  • Các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Nếu bạn có các bệnh lý mạn tính hoặc đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 2.png
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu xuất huyết dưới da kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn mà không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Nguyên nhân dẫn đến đột ngột xuất huyết dưới da

Xuất huyết dưới da đột ngột có thể xảy ra vì những lý do như:

  • Chấn thương hoặc va chạm: Một cú đánh trực tiếp hoặc tác động vào da có thể làm vỡ mạch máu, dẫn đến bầm tím hoặc các chấm đỏ. Ngay cả những va chạm nhỏ đôi khi cũng có thể gây ra những thay đổi đáng chú ý.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc làm loãng máu như heparin hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn đang dùng những loại này, ngay cả những vết thương nhỏ cũng có thể gây chảy máu đáng chú ý hơn.
  • Áp lực: Các hoạt động gây nhiều áp lực lên một số bộ phận cơ thể nhất định, như nâng tạ nặng, có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ và dẫn đến các đốm đỏ.
  • Nhiễm trùng huyếtPhản ứng toàn thân đối với nhiễm trùng có thể dẫn đến xuất huyết dưới da.
  • Phản ứng dị ứng: Phản ứng với một chất lạ, thuốc hoặc nhiễm trùng có thể gây viêm mạch quá mẫn, dẫn đến viêm và tổn thương mạch máu, chủ yếu ở da.    

Hiểu rõ những nguyên nhân này giúp xác định liệu chảy máu là do một vấn đề nhỏ hay có thể liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dưới da mạn tính

Khi có tuổi, da và mạch máu trở nên mỏng, yếu, khiến chúng dễ vỡ và gây ra các đốm chảy máu.    

Xuất huyết dưới da mạn tính cũng có thể là do:

  • Sử dụng lâu dài một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Bệnh hemophilia, một bệnh gây chảy máu hiếm gặp trong đó máu không thể đông bình thường;    
  • Bệnh bạch cầu, loại bệnh ung thư ảnh hưởng đến máu và tủy xương;
  • Viêm màng não;
  • Nhiễm virus hoặc bệnh ảnh hưởng đến quá trình đông máu;
  • Hóa trị;
  • Suy dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu vitamin B12, C hoặc K, hoặc folate;
  • Bệnh gan, chẳng hạn như xơ gan;    
  • Các rối loạn tự miễn dịch như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP), một rối loạn chảy máu trong đó hệ thống miễn dịch phá hủy các tiểu cầu cần thiết cho quá trình đông máu.
Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 3.png
Xơ gan có thể dẫn đến xuất huyết dưới da mạn tính

Nguy cơ mắc phải xuất huyết dưới da

Những ai có nguy cơ mắc phải xuất huyết dưới da?

Bất kỳ ai cũng có thể bị bầm tím hoặc xuất huyết dưới da nhẹ. Một số người có nguy cơ mắc phải cao hơn:

  • Trên 65 tuổi.
  • Dùng thuốc chống đông.
  • Uống các loại thực phẩm bổ sung làm tăng nguy cơ chảy máu, như vitamin E.
  • Tham gia các môn thể thao có va chạm.

Một số người mắc các bệnh lý khiến họ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu hơn, chẳng hạn như:

  • Bệnh hemophilia;
  • Bệnh bạch cầu (Leukemia);
  • Bệnh gan;
  • Lupus;
  • Hội chứng Marfan;
  • Viêm màng não;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Thiếu vitamin K.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xuất huyết dưới da

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bầm tím hơn những người khác do ảnh hưởng từ lối sống, các hoạt động thường ngày, bệnh lý nền hoặc thuốc đang sử dụng.

  • Chấn thương cơ học và hoạt động thường ngày: Va đập, chơi thể thao, đeo kính/giày dép chật, dùng nạng, bó bột, gắng sức khi ho/nôn/khóc.
  • Tuổi: Người cao tuổi dễ bị bầm tím do da mỏng và mạch máu yếu.
  • Tác dụng phụ của điều trị: Hóa trị, xạ trị hoặc các thủ thuật y tế khác.
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến đông máu: Leukemia, lupus, hemophilia, bệnh gan/thận, thiếu máu bất sản, thiếu vitamin C/K, ITP, viêm mạch, viêm màng não, sốt đỏ, viêm nội tâm mạc, Marfan.
  • Thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu: NSAID (ibuprofen), aspirin, warfarin và các thuốc chống đông.
Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 4.png
Chơi thể thao đối kháng là một trong những yếu tố nguy cơ của xuất huyết dưới da

Phương pháp chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới da

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm xuất huyết dưới da

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán xuất huyết dưới da bằng cách khám trực tiếp vùng da bị ảnh hưởng. Họ có thể hỏi bạn các câu hỏi sau:

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
  • Bạn có gặp thêm triệu chứng nào khác không?
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc nào?
  • Bạn có thể mô tả chấn thương (nếu có) gây ra vết bầm không?
  • Bạn có tiền căn gia đình bị xuất huyết dưới da nặng hoặc mắc các bệnh gây xuất huyết không?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có một tình trạng tiềm ẩn gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da, họ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh như:

  • Xét nghiệm máu;
  • Sinh thiết tủy xương;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Siêu âm, chụp CT hoặc MRI.
Xuất huyết dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng ngừa 5.png
Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Điều trị xuất huyết dưới da

Bạn thường có thể tự điều trị xuất huyết dưới da tại nhà. Với các vết bầm nhẹ, bạn có thể:

  • Chườm đá lên vùng bị tổn thương trong 10 đến 15 phút mỗi lần.
  • Tránh tác động nhiệt trực tiếp lên vùng này trong khoảng 48 giờ đầu.
  • Kê cao vùng bị tổn thương.
  • Uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.

Nếu tình trạng xuất huyết dưới da không thuyên giảm, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Họ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyến cáo bạn ngưng dùng một số loại thuốc đang sử dụng. Bạn cũng có thể được điều trị cho tình trạng bệnh lý nền gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_0121d2fee9

15.342.160đ

/ Gói

16.134.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

22.919.960đ

/ Gói

23.768.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:
consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Đi làm móng có thể lây viêm gan? Nhiều người không ngờ rằng thói quen làm đẹp này lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm viêm gan nếu dụng cụ không được vệ sinh đúng cách. Sự thật là gì? Cùng tìm hiểu ngay!

alt

Bị mèo cào có bị dại không? Nhiều người lo lắng sau khi bị mèo cào, nhưng không rõ có cần tiêm phòng dại hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hãy cùng tìm hiểu để xử lý đúng cách.

alt