icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nghẹt mũi phải làm sao? Làm thế nào giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà?

Phương Thảo29/05/2025

Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây cảm giác khó chịu và cản trở hô hấp. Vậy khi bị nghẹt mũi phải làm sao để dễ chịu hơn? Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Dù là một tình trạng thường gặp, nghẹt mũi vẫn có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, không ít người thắc mắc rằng nghẹt mũi phải làm sao? Có những cách nào để áp dụng ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này?

Các nguyên nhân gây nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Cảm lạnh và nhiễm virus đường hô hấp trên: Gây viêm niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Dị ứng: Tiếp xúc với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật hoặc nấm mốc có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, gây nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.
  • Viêm xoang: Nhiễm trùng xoang hoặc viêm do dị ứng gây tắc nghẽn lỗ thông xoang, dẫn đến nghẹt mũi, đau vùng mặt.
  • Polyp mũi: Khối u lành tính trong niêm mạc mũi/xoang gây tắc nghẽn đường thở, nghẹt mũi mạn tính.
  • Thay đổi nội tiết trong thai kỳ: Tăng estrogen/progesterone gây sung huyết niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Tiếp xúc với chất kích thích: Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất công nghiệp hoặc các chất kích thích khác có thể gây viêm niêm mạc mũi và dẫn đến nghẹt mũi.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi quá mức: Việc sử dụng thuốc xịt mũi co mạch trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược, dẫn đến nghẹt mũi mãn tính.
Nghẹt mũi phải làm sao Làm thế nào giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà 1
Nghẹt mũi phải làm sao là câu hỏi quen thuộc của nhiều người khi gặp tình trạng này

Nghẹt mũi thường không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày khiến người bệnh trở nên mệt mỏi. Nếu tình trạng thường xuyên xảy ra, kéo dài và không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm xoang mãn tính: Tắc nghẽn kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang kéo dài, gây đau đầu, áp lực xoang và mệt mỏi.
  • Viêm tai giữa: Đặc biệt ở trẻ em, nghẹt mũi có thể gây tắc nghẽn ống Eustachian, dẫn đến tích tụ dịch và nhiễm trùng tai giữa.
  • Rối loạn giấc ngủ: Nghẹt mũi mãn tính có thể gây khó ngủ, ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Suy giảm chức năng khứu giác: Tình trạng viêm mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng ngửi và nếm.

Nghẹt mũi phải làm sao?

Ngoài việc sử dụng thuốc để trị nghẹt mũi theo chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm thiểu sự khó chịu mà tình trạng này gây ra tại nhà.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng nước đã đun sôi để nguội, nước cất hoặc nước vô trùng khi pha dung dịch rửa mũi, nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn do vi sinh vật trong nước máy. Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi rửa mũi nếu đang bị đau tai cấp tính, tiền sử thủng màng nhĩ hoặc tắc nghẽn ống tai, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Nghẹt mũi phải làm sao Làm thế nào giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà 2.png
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi tại nhà

Tạo độ ẩm không khí

Không khí khô có thể làm khô niêm mạc mũi, gây kích ứng và tăng cảm giác nghẹt mũi. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 30 - 50%, hỗ trợ làm dịu niêm mạc và giảm tắc nghẽn. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể đặt bát nước gần nguồn nhiệt hoặc sử dụng khăn ẩm để tăng độ ẩm không khí.

Tắm nước ấm

Nước ấm không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi khi bạn hít thở hơi nước, từ đó giảm tắc nghẽn và cải thiện hô hấp. Bạn có thể tắm nước ấm hoặc ngâm mình, kết hợp thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu bạch đàn,… giúp thư giãn tinh thần và làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng nước quá nóng để không gây bỏng, đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Kê cao gối khi ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể. Khi nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu - thành phần giúp chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Với người đang bị nghẹt mũi, việc kê cao gối khi ngủ có thể giúp dịch nhầy dễ thoát ra, giảm tắc nghẽn và cải thiện hô hấp. Bạn có thể sử dụng thêm gối hoặc điều chỉnh tư thế nằm sao cho phần đầu cao hơn thân người một chút, giúp ngủ ngon và dễ chịu hơn.

Nghẹt mũi phải làm sao Làm thế nào giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà 3.png
Việc kê cao gối khi ngủ giúp dịch nhầy dễ thoát ra, giảm nghẹt mũi và cải thiện hô hấp

Chườm ấm

Theo khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chườm ấm có thể hỗ trợ giảm áp lực trong các xoang. Bạn chỉ cần ngâm khăn vào nước ấm ở nhiệt độ phù hợp, sau đó đắp lên vùng mũi và trán. Phương pháp này giúp làm dịu cảm giác nghẹt mũi bằng cách mở rộng đường thở. Tuy nhiên, cần kiểm tra nhiệt độ khăn trước khi sử dụng để tránh gây bỏng, đặc biệt ở vùng da nhạy cảm.

Bạn cần lưu ý rằng các biện pháp trên chủ yếu nhằm hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài trên 10 ngày, kèm theo sốt, đau đầu, đau xoang hoặc dịch mũi đặc, có màu xanh vàng, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ tại nhà, tiêm vắc xin cúm hoặc vắc xin phế cầu cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Nghẹt mũi phải làm sao Làm thế nào giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà 4.png
Tiêm vắc xin cúm hoặc vắc xin phế cầu có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu giúp bạn tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là các loại vắc xin phế cầu được Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của khách hàng:

Tên vắc xin

Xuất xứ

Đối tượng tiêm

Giá tham khảo

Vắc xin Prevenar 13 0.5ml Inj

Bỉ

Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn

1.280.000 đồng/ống

Vắc xin Pneumovax 23

Mỹ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn

1.440.000 đồng/lọ

Vắc xin Vaxneuvance (PCV15)

Ireland

Trẻ trên 6 tuần tuổi và người lớn

1.600.000 đồng/lọ

Vắc xin Prevenar 20 (PCV20)

Bỉ

Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên

1.740.000 đồng/lọ

Vắc xin Synflorix Inj 0.5ml

Bỉ

Trẻ từ 6 tuần đến dưới 6 tuổi

1.024.000 đồng/ống

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thời điểm và chương trình khuyến mãi của Tiêm chủng Long Châu. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại vắc xin cũng như tư vấn trước khi tiêm, bạn có thể liên hệ qua số hotline miễn phí 18006928.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nghẹt mũi thì phải làm sao. Hãy lưu ý rằng các biện pháp nêu trên chỉ mang tính hỗ trợ, giúp giảm bớt triệu chứng chứ không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y khoa. Nếu có những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng nghẹt mũi kéo dài, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN