Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để an thai? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản này lại có rất nhiều người không biết được chính xác câu trả lời. Nếu bạn cũng chưa biết rõ bầu 3 tháng ăn gì tốt cho sức khỏe thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi đây là thời điểm hình thành các cơ quan của thai nhi như tim, não bộ, hệ thần kinh và hệ xương. Mặt khác, cơ thể mẹ lúc này lại có nhiều thay đổi, trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là yếu tố then chốt giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên trong thực đơn hàng ngày để giúp an thai, giảm nguy cơ sảy thai và hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho thai nhi:
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau dền,... là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin thiết yếu như A, B, C, E, K cùng các chất chống oxy hóa mạnh mẽ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, các loại rau này còn chứa hàm lượng cao chất xơ, kẽm, sắt, canxi và magie - những vi chất rất cần thiết để hỗ trợ quá trình tạo máu, phát triển xương và tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Các loại rau củ khác
Bên cạnh các loại rau lá xanh, các loại rau củ khác như cần tây, súp lơ trắng, bí đao, măng tây,... cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như acid folic, vitamin K, C và chất xơ có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, súp lơ và măng tây rất giàu folate - dưỡng chất cực kỳ cần thiết giúp ngăn ngừa tối đa tình trạng dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Nhóm protein lành mạnh
Mang thai 3 tháng đầu ăn gì? Protein đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên. Đây là nguyên liệu chính giúp xây dựng tế bào, cơ bắp, các mô cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi. Đồng thời, protein còn giúp mẹ bầu duy trì năng lượng, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình sản sinh máu, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu thường gặp trong thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung các nguồn protein lành mạnh như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, đậu nành, đậu xanh, bơ và đậu phộng,...
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, mì ống nguyên cám,... có chứa hàm lượng lớn chất xơ, sắt, vitamin nhóm B và acid folic. Những chất này không chỉ giúp mẹ bầu duy trì năng lượng ổn định mà còn hỗ trợ quá trình hình thành hệ thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng hoặc bữa phụ để duy trì dinh dưỡng liên tục suốt ngày dài.

Các loại trái cây
Trái cây là nguồn bổ sung tự nhiên các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, A, E và các chất chống oxy hóa. Mẹ bầu nên ăn các loại quả như chuối, táo, dâu, cam, lê,... Mẹ bầu cũng nên ưu tiên ăn trái cây tươi thay vì nước ép đóng chai hoặc nước ép có thêm đường, việc này sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết, phòng ngừa tình trạng tiểu đường trong thai kỳ và đảm bảo cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn cung cấp canxi, protein và vitamin D tuyệt vời cho mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua không đường, phô mai cũng giúp tăng cường hệ xương, phát triển răng và hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên sử dụng sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn. Đối với những mẹ bầu không dung nạp lactose, có thể thay thế bằng sữa chua không đường hoặc các loại sữa hạt.
Dầu cá
Dầu cá có chứa nhiều omega-3 cùng các loại vitamin A, vitamin D,... rất cần thiết cho sự phát triển xương và trí não của trẻ. Vì thế, để có một nền tảng sức khỏe ổn định, mẹ bầu hãy bổ sung dầu cá vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh
Ngoài vấn đề “Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để có nền tảng sức khỏe tốt?”, mẹ bầu cũng nên chú ý tới nhóm thực phẩm cần tránh. Hạn chế hoặc không sử dụng một số nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe không mong muốn. Cụ thể:
Thực phẩm chưa chín hoặc chưa nấu chín kỹ
Các loại thực phẩm sống như thịt sống, sushi,... có thể chứa vi khuẩn như listeria, salmonella hoặc ký sinh trùng toxoplasma, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng cho mẹ, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non vô cùng nguy hiểm.
Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại hải sản như cá thu vua, cá ngừ tươi,... chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây tổn thương não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các loại hải sản an toàn hơn như mực, cá mòi, cá hồi, cá trích,... và chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt nguội, pate hộp, thực phẩm ăn liền,... thường chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, chất bảo quản và nitrat. Tiêu thụ nhiều những thực phẩm này không chỉ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Đồ uống có chứa chất kích thích
- Rượu, bia: Cần tuyệt đối tránh trong suốt thai kỳ vì rượu bia có thể gây dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ và hội chứng rối loạn do rượu bào thai (FAS).
- Cà phê, trà đặc: Hạn chế tiêu thụ quá nhiều caffeine (không quá 200mg mỗi ngày, tương đương 1 ly cà phê nhỏ), bởi caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Đồ ăn nhiều đường, đồ chiên rán
Bánh ngọt, kẹo, đồ uống có đường, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ không chỉ gây thừa cân béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm khác.

Một số lưu ý khác để có một thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là hành trình đầy yêu thương và cũng cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày, dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua:
Luyện tập thể dục thường xuyên
Duy trì vận động nhẹ nhàng bằng việc đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, bơi lội,... sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và hỗ trợ quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Thăm khám thai định kỳ
Việc khám thai đúng lịch không chỉ theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn giúp phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết. Chính vì thế, mẹ đừng bỏ qua bất cứ lịch hẹn nào với bác sĩ.
Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác để đánh giá sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi như xét nghiệm máu, siêu âm thai định kỳ, NIPT, xét nghiệm Double Test, Triple Test,... Việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong hành trình mang thai.
Tiêm vắc xin đầy đủ
Tiêm vắc xin là một bước chuẩn bị không thể thiếu trước, trong khi mang thai để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé ngay từ những ngày đầu tiên. Một số vắc xin quan trọng cần thực hiện bao gồm:
Chủ động tiêm phòng đầy đủ trước, trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn tạo nền tảng sức khỏe vững chắc cho thai nhi phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hãy đăng ký ngay gói vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn lộ trình tiêm phòng phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất!

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?”. 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nền tảng, quyết định rất lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe lâu dài của mẹ. Việc lựa chọn thực phẩm đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn hỗ trợ bé yêu phát triển khỏe mạnh. Hãy ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein lành mạnh, chất xơ và các acid béo, đồng thời hạn chế tối đa những món ăn tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Chăm sóc thai kỳ bằng một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp vận động nhẹ nhàng và thăm khám thai định kỳ, tiêm vắc xin đầy đủ chính là món quà đầu tiên mẹ dành cho con - món quà của tình yêu, sự an tâm và khởi đầu cho một hành trình làm mẹ trọn vẹn.