icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
sinh_non_7da43af71bsinh_non_7da43af71b

Sinh non là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa sinh non

Tuyết Ly09/04/2025

Sinh non là tình trạng mà trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Thai nhi chào đời càng sớm thì nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe càng nghiêm trọng. Một số nguy cơ thường gặp như vấn đề về hô hấp và thân nhiệt. Trẻ sinh non có thể cần được chăm sóc đặc biệt tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU). Sau đây Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản về sinh non. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa có thể giúp bạn và con của bạn được bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Tìm hiểu chung về sinh non

Sinh non là tình trạng mà trẻ được sinh ra quá sớm, trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trong khi đó, một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần.

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt khi sinh quá sớm. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau, nhưng trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe càng cao.

Trẻ sinh non tháng có thể được phân loại như sau:

  • Sinh non muộn: Được sinh từ tuần thứ 34 đến hết tuần thứ 36 của thai kỳ.
  • Sinh non vừa: Được sinh từ tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ.
  • Sinh rất non: Được sinh từ tuần thứ 28 đến 32 của thai kỳ.
  • Sinh cực non: Được sinh trước tuần thứ 28 của thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp sinh non thuộc loại sinh non muộn.

Triệu chứng sinh non

Những dấu hiệu sinh non ở trẻ là gì?

Trẻ sinh non có thể có các dấu hiệu và triệu chứng từ rất nhẹ đến nghiêm trọng. Một số dấu hiệu sinh non ở trẻ bao gồm:

  • Kích thước nhỏ, đầu lớn hơn so với cơ thể.
  • Sắc nét hơn và kém tròn trịa hơn so với trẻ đủ tháng do thiếu lớp mỡ dự trữ.
  • Lông tơ bao phủ cơ thể trẻ.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp, đặc biệt ngay sau sinh trong phòng sinh.
  • Khó thở.
  • Gặp khó khăn trong việc bú mẹ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây của chuyển dạ sinh non:

  • Dịch tiết âm đạo bất thường (như rỉ dịch ối) hoặc xuất huyết.
  • Cơn co thắt hoặc đau quặn bụng, có thể kèm hoặc không kèm tiêu chảy.
  • Đau thắt lưng kéo dài.
  • Cảm giác áp lực nặng ở vùng chậu hoặc bụng.
  • Vỡ ối.

Nếu bạn có các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc tiền sản giật, hãy đến gặp bác sĩ nếu bệnh chưa được kiểm soát. Bác sĩ sẽ giúp bạn quản lý tình trạng sức khỏe để kéo dài thai kỳ, giúp tránh sinh non.

sinh-non 3.png

Nguyên nhân gây sinh non

Sinh non có thể xảy ra đột ngột mà không có một nguyên nhân cụ thể. Đôi khi, bác sĩ phải kích thích chuyển dạ sớm vì lý do nào đó. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể chuyển dạ sớm vì:

  • Bệnh lý mạn tính như đái tháo đường hoặc bệnh tim không được kiểm soát tốt.
  • Các vấn đề về nhau thai, như nhau bong non hoặc nhau tiền đạo.
  • Tiền sản giật.
  • Mang thai đa thai. Khoảng 60% thai đôi và thai ba được sinh ra sớm.
  • Vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Xuất huyết âm đạo hoặc nhiễm trùng trong thai kỳ.
  • Sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia hoặc hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
sinh-non 4.png

Nguy cơ dẫn đến sinh non

Những ai có nguy cơ sinh non?

Cứ khoảng 10 trường hợp sinh đẻ ở Hoa Kỳ thì có 1 trường hợp là sinh non.

Tỷ lệ sinh non đang gia tăng do ngày càng nhiều phụ nữ mang thai sau tuổi 35 và do các công nghệ hỗ trợ sinh sản (như thụ tinh trong ống nghiệm - IVF) ngày càng dẫn đến nhiều trường hợp mang đa thai và thai kỳ có nguy cơ cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Những yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ trước và hiện tại bao gồm:

  • Mang thai đôi, thai ba hoặc đa thai.
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 6 tháng (tốt nhất nên cách nhau từ 18 đến 24 tháng).
  • Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
  • Có tiền căn sảy thai hoặc phá thai nhiều lần.
  • Từng sinh non trước đó.

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ sinh non, chẳng hạn như:

  • Bất thường ở tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai.
  • Nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng ối và đường sinh dục dưới.
  • Bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường.
  • Chấn thương.

Lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:

  • Hút thuốc lá, sử dụng ma túy, uống rượu bia thường xuyên hoặc quá nhiều khi mang thai.
  • Cân nặng người mẹ quá thấp hoặc quá cao trước khi mang thai.
  • Mang thai khi dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Căng thẳng tâm lý nặng, như mất người thân hoặc bạo lực gia đình.
sinh-non 5.png

Phương pháp chẩn đoán và điều trị sinh non

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm trong sinh non

Trẻ sinh non trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) có thể cần được thực hiện nhiều xét nghiệm. Những xét nghiệm mà trẻ sinh non có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Theo dõi nhịp thở và nhịp tim: Nhịp thở và nhịp tim của trẻ được giám sát liên tục. Huyết áp cũng được đo thường xuyên.
  • Theo dõi lượng dịch đưa vào và thải ra: Bác sĩ sẽ theo dõi lượng dịch mà trẻ được nhận vào qua đường ăn hoặc qua tĩnh mạch, đồng thời theo dõi lượng dịch mất qua tã.
  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu có thể được lấy bằng cách chích gót chân hoặc đặt kim vào tĩnh mạch. Những xét nghiệm này giúp theo dõi các chỉ số như canxi và đường huyết. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra máu để phát hiện thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
  • Siêu âm tim (Echocardiography): Kiểm tra chức năng tim bằng sóng siêu âm, tạo hình ảnh động trên màn hình để phát hiện vấn đề tim mạch.
  • Siêu âm: Dùng để kiểm tra não xem có xuất huyết hoặc ứ dịch hay không. Ngoài ra, có thể dùng siêu âm để kiểm tra gan, thận và hệ tiêu hóa.
  • Khám mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và thị lực của trẻ để phát hiện các vấn đề về võng mạc.

Ngoài ra, nếu trẻ có vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm bổ sung.

Điều trị sinh non

Trẻ sinh non có thể cần được chăm sóc đặc biệt tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU). Đây là khu vực chuyên biệt trong bệnh viện dành cho những trẻ cần sự quan tâm và chăm sóc y tế đặc biệt. Một số trẻ có thể phải nằm NICU trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Trẻ sinh non thường cần được hỗ trợ về:

  • Hô hấp;
  • Dinh dưỡng;
  • Cân nặng;
  • Duy trì thân nhiệt ổn định.
sinh-non 6.png

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa sinh non

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn và trẻ sau sinh non

Chế độ sinh hoạt:

Bạn có thể chuẩn bị trước một số thứ để bạn và trẻ thích nghi với cuộc sống sau khi từ bệnh viện về nhà.

Đảm bảo bạn có thể thực hiện việc chăm sóc trẻ:

  • Điều này rất quan trọng nếu bạn cần sử dụng máy theo dõi sức khỏe hoặc cho bé dùng thuốc, oxy hoặc các phương pháp điều trị khác.
  • Hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cần báo ngay, như khó thở hoặc gặp vấn đề khi cho con bú. Hỏi bất kỳ câu hỏi nào bạn thắc mắc và ghi chú lại.

Hạn chế tiếp xúc với người khác:

  • Trẻ sinh non dễ bị bệnh hơn các trẻ sơ sinh khác.
  • Tránh những nơi đông người nếu có thể và đảm bảo mọi người rửa tay sạch trước khi chạm vào trẻ.
  • Nếu ai đó bị ốm, hãy yêu cầu họ hoãn việc đến thăm trẻ cho đến khi khỏe mạnh.

Bảo vệ bé khỏi virus RSV:

  • Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng RSV, bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp.
  • Có hai cách bảo vệ trẻ khỏi RSV: Tiêm vắc xin RSV cho phụ nữ mang thai, giúp bảo vệ bé từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi. Hoặc tiêm kháng thể trực tiếp cho trẻ để phòng ngừa RSV.

Tuân thủ tái khám định kỳ:

  • Hỏi bác sĩ về lịch tái khám của trẻ. Lúc đầu, trẻ có thể cần gặp bác sĩ mỗi tuần hoặc hai tuần một lần để theo dõi sự phát triển và tình trạng sức khỏe.

Tiêm vắc xin cho trẻ:

  • Vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Trẻ sinh non nên tiêm chủng đúng lịch dựa trên tuổi của bé nếu sức khỏe ổn định.

Chế độ dinh dưỡng:

Sau sinh non, người mẹ cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phục hồi và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho trẻ:

  • Hỏi bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng cần bổ sung của trẻ. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện các biện pháp giúp tăng cường sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ sinh non.
  • Trẻ sinh non thường bú ít hơn nhưng cần được bú thường xuyên hơn so với trẻ đủ tháng. Hãy tìm hiểu về lượng sữa và tần suất bú phù hợp.
  • Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, vitamin D, omega-3.
  • Uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít/ngày, bao gồm sữa, nước ép trái cây.
  • Tránh uống rượu bia, cà phê, đồ chiên rán, gia vị cay.

Dinh dưỡng tốt sẽ giúp người mẹ nhanh phục hồi và trẻ phát triển khỏe mạnh.

Phòng ngừa sinh non

Không có biện pháp nào đảm bảo ngăn ngừa sinh non hoàn toàn, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ chuyển dạ sớm:

  • Tránh hút thuốc lá (kể cả khói thuốc lá), rượu bia và các chất kích thích trong thai kỳ.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối.
  • Bắt đầu chăm sóc thai kỳ ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên để phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe.
  • Trao đổi với bác sĩ về cách kiểm soát các bệnh lý đang có như đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn.
  • Giảm căng thẳng.
  • Chờ ít nhất 18 tháng giữa các lần mang thai.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Thông thường, trẻ được sinh càng sớm thì nguy cơ gặp các biến chứng sức khỏe càng cao. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng và cũng không có nghĩa là sinh con ở tuần 39 của thai kỳ thì hoàn toàn không có nguy cơ. Các nghiên cứu cho thấy trẻ được sinh ra khỏe mạnh hơn khi đạt ít nhất 37 tuần tuổi thai trước khi chào đời.

Việc sinh con non tháng có thể gây ảnh hưởng tâm lý lớn đến cả gia đình. Phụ nữ sinh non có nguy cơ cao gặp phải:

  • Rối loạn lo âu;
  • Trầm cảm sau sinh;
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD);
  • Khó gắn kết với trẻ.

Đôi khi có. Bác sĩ của trẻ sẽ xác định loại hình chăm sóc cho trẻ và khi nào trẻ có thể được xuất viện về nhà. Trong một số trường hợp, bạn có thể được hướng dẫn về nhà và tự chăm sóc trẻ.

Có. Cơ hội để một trẻ sinh non phát triển khỏe mạnh là khá cao, đặc biệt nếu được sinh sau 34 tuần thai. Tuy nhiên, trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ gặp phải các biến chứng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này càng cao.

Không, sinh non không phải là một dạng khuyết tật. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ mắc một số khuyết tật nhất định.