icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Thảo08/05/2025

Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy là hiện tượng xảy ra khá phổ biến và bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Vậy, đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả?

Tình trạng đi ngoài phân lỏng nhẹ thì có thể hết sau từ 1 đến 2 ngày, trái lại, nếu bệnh diễn tiến nặng hơn thì có thể gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Nếu còn chưa biết cụ thể nguyên nhân đi ngoài phân lỏng do đâu cũng như cách để khắc phục, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đi ngoài phân lỏng là gì?

Đi ngoài phân lỏng hay còn gọi là tiêu chảy, là tình trạng người bệnh đi đại tiện với phân ở dạng lỏng hoặc nước, xảy ra nhiều hơn bình thường (thường từ 3 lần trở lên trong một ngày). Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa.

Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày (tiêu chảy cấp) hoặc trong một số trường hợp có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài nhiều tuần. Ngoài ra, đi ngoài phân lỏng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, mất nước, sốt hoặc đầy hơi,...

Mặc dù phần lớn các trường hợp tiêu chảy đều nhẹ và có thể tự khỏi nhưng nếu kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu nặng như sốt cao, phân có máu, mất nước nghiêm trọng,... thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu?1
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng

Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng

Đi ngoài phân lỏng có thể do vấn đề về bệnh lý hoặc sinh lý, được chia thành cấp hoặc mãn tính. Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng cấp tính có thể tự khỏi trong khoảng thời gian ngắn mà không cần can thiệp y tế phức tạp. Trái lại, nếu bị mãn tính thì sẽ lâu khỏi hơn. Ngoài ra, đã có rất nhiều trường hợp đi ngoài phân lỏng nghiêm trọng, biến chứng từ cấp tính chuyển sang mãn tính, cảnh báo dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân cấp tính

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là nguyên nhân cấp tính phổ biến gây đi ngoài phân lỏng. Các tác nhân gây ra tình trạng này thường là virus, ký sinh trùng, vi khuẩn bên trong đường tiêu hóa. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và tấn công, gây tình trạng viêm đồng thời giải phóng độc tố khiến cho người bệnh đi ngoài phân lỏng, có thể kèm nhầy và lẫn máu. Việc nhiễm khuẩn dễ xảy ra khi người bệnh ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn thức ăn bị ôi thiu hay tiếp xúc với đồ dùng, ở trong môi trường có mầm bệnh sinh sôi.
  • Nhiễm lạnh vùng bụng: Vùng bụng bị nhiễm lạnh hoặc không dụng nạp được một số chất, thiếu hụt các men tiêu hóa như sucrase - isomaltase hay lactase khiến cho người bệnh đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Ăn uống không đúng, đủ bữa, để bụng quá no hoặc quá đói cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Sinh hoạt không khoa học, giờ giấc bất thường sẽ làm cho cơ thể tích tụ nhiều chất độc, hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, dễ đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu?2
Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài phân lỏng

Nguyên nhân mãn tính

  • Bệnh viêm đại tràng: Viêm đại tràng là nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài phân lỏng mãn tính. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, lâu ngày, bệnh có thể tiến triển thành ung thư đại tràng vô cùng nguy hiểm.
  • Đại tràng co thắt: Hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Mặc dù tình trạng này không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đại tràng, song mức độ khó chịu lại cao hơn, chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm, gặp nhiều bất tiện.
  • Nguyên nhân khác: Các bất thường ở gan và túi mật, bệnh cường giáp, viêm tuyến tụy,... cũng có thể là nguyên nhân gây đi ngoài phân lỏng.
Đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu?3
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy

Làm thế nào để cải thiện, phòng ngừa tình trạng đi ngoài phân lỏng?

Để cải thiện và hạn chế gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, mỗi người cần áp dụng các biện pháp như:

  • Có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm đã bị hỏng hay ôi thiu. Hạn chế ăn các loại đồ ăn có thể gây kích thích nhu động ruột.
  • Tích cực bù nước và các chất điện giải khi bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
  • Không ăn các loại thực phẩm dễ lên men, đầy hơi khó hấp thụ.
  • Sắp xếp thời gian ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý (nếu có).
  • Tăng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn uống. Từ những loại thức ăn lỏng chuyển sang thức ăn đặc hơn. Cụ thể, trong thời gian đầu đi ngoài phân lỏng, người bệnh nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng,... Sau khi bệnh đã cải thiện thì chuyển sang ăn khoai lang nghiền, thịt nạc băm, ngũ cốc,...
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và nếu có các bất thường, cần can thiệp điều trị ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Ngoài ra, việc thực hiện tiêm đầy đủ các loại vắc xin quan trọng cũng là cách giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh lý hiệu quả. Để hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy do một số tác nhân phổ biến như virus Rota - nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh hãy đưa trẻ đi uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus đúng lịch và đủ liều, bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi tại các địa điểm, trung tâm tiêm chủng uy tín như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Việc uống vắc xin Rota không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giảm mức độ nghiêm trọng nếu trẻ chẳng may bị nhiễm virus, đồng thời giảm tỷ lệ nhập viện và biến chứng nguy hiểm như mất nước nặng, co giật do sốt cao.

Bên cạnh đó, đừng quên vắc xin phòng bệnh tả – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, có thể dẫn đến tiêu chảy cấp nghiêm trọng và mất nước nhanh chóng. Vắc xin phòng tả hiện có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt cần thiết đối với những người sinh sống hoặc du lịch đến khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tiêm vắc xin phòng tả tại các trung tâm tiêm chủng uy tín ngay hôm nay!

Đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do đâu?4
Ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh, khoa học để hạn chế đi ngoài phân lỏng

Nhìn chung, đi ngoài phân lỏng là biểu hiện phổ biến nhưng tuyệt đối không nên xem nhẹ vì có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, virus, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc các bệnh lý tiềm ẩn. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN