icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
tieu_chay_cap_5d69946461tieu_chay_cap_5d69946461

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Tuyết Ly20/05/2025

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh phổ biến nhất được báo cáo tại Hoa Kỳ, chỉ đứng sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trên toàn thế giới, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 4 tuổi, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy kéo dài từ 2 đến 4 tuần được gọi là tiêu chảy dai dẳng. Tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần được gọi là tiêu chảy mạn tính.

Tìm hiểu chung về tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc phân nước. Đây là bệnh lý thường gặp đến mức nhiều người cảm thấy khó chịu ngay khi nghe đến. Tiêu chảy thường ở mức nhẹ (chỉ đi ngoài vài lần mỗi ngày) và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn. Nó có thể khiến cơ thể mất nước hoặc không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.

Tiêu chảy được phân loại theo thời gian kéo dài như sau:

  • Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy phân lỏng, phân nước kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Đây là loại phổ biến nhất và thường tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Tiêu chảy dai dẳng: Kéo dài từ khoảng 2 đến 4 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính: Kéo dài hơn 4 tuần hoặc tái đi tái lại trong thời gian dài. Tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và cần được khám và điều trị bởi bác sĩ.

Triệu chứng tiêu chảy cấp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy cấp

Phân trong bệnh lý tiêu chảy là loại phân lỏng hoặc phân nước. Một số người cho rằng tiêu chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần hơn bình thường, nhưng thực chất, đặc điểm quan trọng nhất là độ đặc của phân.

Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm: Đau quặn bụng, sốt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và cảm giác mót rặn. Tiêu chảy mạn tính có thể kèm theo sụt cân, suy dinh dưỡng, đau bụng hoặc các triệu chứng khác của bệnh lý nền.

Một số dấu hiệu gợi ý bệnh lý thực thể nghiêm trọng bao gồm: Sụt cân, tiêu chảy khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm, hoặc có máu trong phân. Đây là những dấu hiệu mà bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp đều tự khỏi và các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, vì có thể bạn đang bị mất nước và cần truyền dịch tĩnh mạch hoặc các phương pháp điều trị, đánh giá khác.

Tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của một số tình trạng y tế khẩn cấp nghiêm trọng. Nếu bạn bị tiêu chảy phân lỏng, nước kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ. Sự kết hợp của các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng:

  • Sốt;
  • Phân có máu;
  • Nôn nhiều lần.

Hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ;
  • Sốt từ 39°C trở lên;
  • Phân có máu;
  • Phân có mủ;
  • Phân đen như hắc ín.

Đây đều là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng khẩn cấp.

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 2.png
Nên đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng tiêu chảy cấp kèm sốt cao

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Nguyên nhân tiêu chảy cấp thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Nguyên nhân do virus

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp. Rotavirus là nguyên nhân chính ở trẻ em, trong khi norovirus thường gây bệnh ở người lớn. ​

Nguyên nhân do vi khuẩn

Vi khuẩn gây ra khoảng 15 – 20% các trường hợp tiêu chảy cấp. Các loại vi khuẩn thường gặp bao gồm Salmonella, Campylobacter, Shigella và Escherichia coli (E. coli). Tiêu chảy do vi khuẩn thường liên quan đến việc sử dụng thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm. ​

Nguyên nhân do ký sinh trùng

Ký sinh trùng như Giardia lamblia và Cryptosporidium có thể gây tiêu chảy cấp, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc sống trong môi trường vệ sinh kém.

Nguyên nhân không do nhiễm trùng

Một số trường hợp tiêu chảy cấp không liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là kháng sinh.
  • Không dung nạp thực phẩm, như không dung nạp lactose.
  • Ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ thực phẩm chứa độc tố. ​
Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 3.png
Rota virus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp do virus ở trẻ em

Nguy cơ mắc phải tiêu chảy cấp

Những ai có nguy cơ mắc phải tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm virus như Rota virus.
  • Người cao tuổi: Sức đề kháng suy giảm theo tuổi tác, dễ mắc bệnh và khó hồi phục hơn.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm người mắc HIV/AIDS, ung thư, đang điều trị hóa trị, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người sống ở khu vực có điều kiện vệ sinh kém: Thiếu nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Khách du lịch: Khi đến những vùng có nguồn nước hoặc thực phẩm không an toàn, nguy cơ mắc tiêu chảy du lịch rất cao.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tiêu chảy cấp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp bao gồm:

  • Ăn uống không hợp vệ sinh như thức ăn ôi thiu, nước uống không đun sôi hoặc thực phẩm đường phố không đảm bảo vệ sinh.
  • Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Tự ý sử dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ dẫn đến tiêu chảy do kháng sinh.
  • Du lịch đến vùng có dịch tiêu chảy hoặc điều kiện vệ sinh kém.
  • Không tiêm phòng vaccine ngừa Rota virus (đối với trẻ nhỏ).
  • Môi trường sống đông đúc, thiếu vệ sinh dễ lây lan các tác nhân gây tiêu chảy qua đường phân – miệng.
Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 4.png
Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh là yếu tố nguy cơ của tiêu chảy cấp

Phương pháp chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm tiêu chảy cấp

Trong phần lớn trường hợp, tiêu chảy cấp có thể được chẩn đoán thông qua khai thác triệu chứng lâm sàng và hỏi bệnh sử. Bác sĩ sẽ tìm hiểu thời gian khởi phát, số lần đi ngoài, đặc điểm phân (lỏng, có máu, có nhầy,…), triệu chứng kèm theo như sốt, buồn nôn, đau bụng hoặc mất nước.

Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu nặng hoặc xảy ra ở người có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và hướng điều trị:

  • Xét nghiệm phân: Giúp phát hiện vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc máu và bạch cầu trong phân.
  • Cấy phân: Dùng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và khả năng kháng kháng sinh.
  • Xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase): Phát hiện nhanh các tác nhân virus hoặc vi khuẩn trong phân, độ nhạy cao.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng mất nước, mất điện giải hoặc nhiễm trùng toàn thân.
  • Nội soi đại tràng (hiếm): Chỉ định trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, nghi ngờ bệnh lý khác như viêm ruột mạn tính.

Việc xác định đúng nguyên nhân giúp điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả và hạn chế biến chứng.

Điều trị tiêu chảy cấp

Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy cấp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là phòng ngừa mất nước (biến chứng thường gặp và nguy hiểm của tiêu chảy).

Bù nước và điện giải

Người bệnh nên bù nước bằng cách uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch oresol (ORS) hoặc các loại nước pha từ muối và đường theo đúng tỷ lệ khuyến nghị. Sự kết hợp giữa đường và muối giúp ruột hấp thụ nước hiệu quả hơn. Trong 24 – 48 giờ đầu, nên tránh sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Người bệnh có thể bắt đầu ăn nhẹ bằng các món dễ tiêu như súp, nước dùng hoặc cháo loãng.

Sử dụng thuốc

  • Một số thuốc điều trị triệu chứng như loperamide (thuốc làm chậm nhu động ruột) hoặc bismuth subsalicylate có thể được sử dụng để kiểm soát tiêu chảy nặng.
  • Tuy nhiên, những thuốc này không nên dùng cho người bị sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu, vì có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. Trẻ nhỏ cũng cần được thận trọng khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, nhất là trong các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn E. coli sinh độc tố Shiga (E. coli 0157:H7), vì có nguy cơ gây biến chứng nặng như hội chứng tan máu – ure huyết.

Kháng sinh

Kháng sinh chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi người bệnh bị sốt cao, có biểu hiện kiết lỵ (phân nhầy máu) hoặc tiêu chảy nặng do đi du lịch (tiêu chảy do phơi nhiễm với vi khuẩn ở môi trường lạ). Một số vi khuẩn như Shigella cần điều trị kháng sinh bắt buộc.

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 5.png
Phòng ngừa mất nước là yếu tố quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa tiêu chảy cấp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu chảy cấp

Để hỗ trợ quá trình hồi phục và phòng ngừa biến chứng, người bệnh tiêu chảy cấp cần duy trì một số thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Tránh vận động gắng sức, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.
  • Theo dõi dấu hiệu mất nước: Quan sát tình trạng khát nước, khô môi, mắt trũng, đi tiểu ít... và đến cơ sở y tế nếu có biểu hiện nghiêm trọng.
  • Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy: Trừ khi được bác sĩ chỉ định, vì một số thuốc có thể che giấu triệu chứng nguy hiểm hoặc làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với người khác: Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do virus hoặc vi khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung nước liên tục: Uống từng ngụm nhỏ nước lọc, nước oresol (ORS), hoặc nước cháo loãng có pha ít muối và đường để tránh mất nước
  • Ăn lỏng – dễ tiêu: Ưu tiên cháo loãng, súp, nước cơm, nước hầm rau củ, canh... trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng: Không ăn đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn, caffeine hoặc nước ngọt có ga.
  • Tránh sữa và chế phẩm từ sữa: Trong 24 – 48 giờ đầu để giảm nguy cơ làm nặng thêm tiêu chảy do không dung nạp đường lactose tạm thời.
  • Bổ sung trái cây chín mềm và rau củ nấu chín: Giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan dễ tiêu hóa như chuối chín, cà rốt, khoai tây luộc.
  • Tái lập chế độ ăn bình thường sau 2 – 3 ngày: Khi tiêu chảy giảm, có thể trở lại ăn cơm mềm, thịt nạc, trứng... với lượng tăng dần.
Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 6.png
Người bệnh tiêu chảy cấp nên ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu

Phòng ngừa tiêu chảy cấp

Đặc hiệu

Bạn có thể đưa trẻ đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được dùng vắc xin phòng virus Rota, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ đáng tin cậy chuyên cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng. Trung tâm sử dụng vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản đúng quy trình đạt chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo hiệu quả và độ an toàn tối ưu. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm tại đây sẽ thăm khám và theo dõi sức khỏe cho trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng.

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp 7.png
Vắc xin phòng Rota virus giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Không đặc hiệu

Bạn không thể luôn luôn ngăn ngừa tiêu chảy, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải do nhiễm trùng hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

  • Vệ sinh tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh hoặc chuẩn bị và ăn thức ăn.
  • Phòng bằng vắc xin: Vắc xin phòng Rota virus, một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và nấu chín thực phẩm đến nhiệt độ khuyến nghị. Không tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống quá hạn sử dụng.
  • Cẩn thận với đồ uống khi đi du lịch: Không uống nước không qua xử lý khi du lịch. Tránh sữa tươi hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng. Khi không chắc chắn, hãy uống nước đóng chai hoặc nước đã đun sôi.
  • Cẩn thận với thực phẩm khi đi du lịch: Tránh ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín (và động vật có vỏ), cũng như trái cây và rau sống. Trái cây và rau thường là lựa chọn lành mạnh, nhưng vỏ có thể chứa các chất ô nhiễm gây bệnh.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nước trong thời gian ngắn, thường dưới 2 tuần. Đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý tiêu hóa, có thể do nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm virus (như virus Rota, norovirus), vi khuẩn (như E. coli, Salmonella, Shigella), nhiễm ký sinh trùng, hoặc do ngộ độc thực phẩm, thuốc, hoặc căng thẳng.

Tiêu chảy cấp thường không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, nó có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải, gây mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.

Tiêu chảy cấp có thể được phòng ngừa bằng cách vệ sinh tay đúng cách, uống nước sạch, bảo quản thực phẩm đúng cách, và tránh ăn uống thực phẩm không sạch hoặc không rõ nguồn gốc, đặc biệt khi đi du lịch. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Ví dụ, vắc xin Rota giúp ngăn ngừa nhiễm virus Rota, một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Tiêu chảy cấp có thể tái phát nếu nguyên nhân gây bệnh chưa được điều trị hoàn toàn hoặc nếu bạn tiếp xúc lại với tác nhân gây bệnh. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và thói quen ăn uống hợp lý có thể giảm nguy cơ tái phát.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Thiếu nước là một trong những triệu chứng quan trọng để phân biệt bệnh do Rota virus và tiêu chảy thông thường. Ngoài ra phụ huynh còn biết các dấu hiệu nào khác? Nếu chưa, cùng tìm hiểu trong video này nhé.

alt

Tiêm phòng vắc xin 6in1, Phế cầu và uống Rota cũng lúc có được không? Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm câu trả lời qua video này nhé.

alt