icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện?

Phượng Hằng05/07/2025

Ký sinh trùng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại dễ bị bỏ qua vì triệu chứng thường mờ nhạt hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trong nhiều trường hợp, việc xét nghiệm ký sinh trùng đóng vai trò then chốt để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? Đây là thắc mắc của không ít người, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng do ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng, khiến cha mẹ càng quan tâm hơn đến vấn đề này. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Một số thông tin về xét nghiệm ký sinh trùng

Trước khi xác định thời điểm cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ xét nghiệm này là gì cũng như hiểu hơn về các loại xét nghiệm ký sinh trùng thường gặp.

Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là những sinh vật sống bám và phát triển trong cơ thể người, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Chúng có thể chiếm đoạt dưỡng chất, gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan hoặc gây tổn thương mô. Một số loại như giun đũa, giun sán có khả năng gây viêm loét, tạo sỏi hoặc chèn ép tại vùng ký sinh. Các loại khác như giun xoắn, giun chỉ hay giun móc có thể làm rối loạn chức năng nội tạng, gây nhiễm độc cho cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương do ký sinh trùng gây ra có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? 1
Ký sinh trùng gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan hoặc gây tổn thương mô

Xét nghiệm ký sinh trùng là một nhóm các phương pháp giúp phát hiện sự hiện diện của ký sinh trùng trong cơ thể. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ và khu vực sinh sống, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp để xác định nguyên nhân và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm ký sinh trùng không chỉ có vai trò phát hiện nguyên nhân gây bệnh mà còn hỗ trợ bác sĩ xây dựng hướng điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nhờ đó, người bệnh có thể được can thiệp sớm, tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc lây lan sang các cơ quan khác. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị, từ đó bác sĩ có thể kịp thời điều chỉnh phương pháp nếu cần thiết để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? 2
Xét nghiệm ký sinh trùng là một nhóm các phương pháp giúp phát hiện sự hiện diện của ký sinh trùng trong cơ thể

Các loại xét nghiệm ký sinh trùng

Sau đây là các loại xét nghiệm ký sinh trùng thường gặp:

  • Xét nghiệm phân: Đây là kỹ thuật thường được sử dụng nhất để kiểm tra sự có mặt của ký sinh trùng trong đường ruột. Mẫu phân sẽ được xử lý và quan sát dưới kính hiển vi nhằm tìm trứng, ấu trùng, bào nang hay thể hoạt động của ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm máu: Khi ký sinh trùng xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại. Dựa vào đó, các xét nghiệm miễn dịch như điện di, miễn dịch men, huỳnh quang,... Được dùng để phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên do ký sinh trùng tạo ra. Phương pháp này phù hợp với trường hợp mới nhiễm hoặc lượng ký sinh trùng trong cơ thể còn thấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể phết máu lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi nếu nghi ngờ có ký sinh trùng trong máu. Một số ký sinh trùng cũng làm thay đổi chỉ số máu, như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan có thể tăng cao bất thường. Những thay đổi này giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Xét nghiệm da, tóc và móng: Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu tại vị trí tổn thương như da, móng hoặc tóc. Mẫu bệnh phẩm sẽ được xử lý bằng hóa chất, nhuộm hoặc soi tươi dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của ký sinh trùng.

Tùy vào biểu hiện bệnh lý và vị trí nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? 3
Xét nghiệm máu là một trong các loại xét nghiệm ký sinh trùng

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng?

Nếu người nhiễm ký sinh trùng không được chẩn đoán và điều trị đúng lúc, bệnh có thể tiến triển âm thầm và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, dù nhỏ đến đâu, bạn cũng nên chủ động thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng để sớm phát hiện và có hướng xử lý kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp do nhiễm ký sinh trùng có thể kể đến như ngứa ngáy kéo dài, nổi mẩn đỏ ngứa, dị ứng ngoài da không rõ nguyên nhân. Nhiều người dễ nhầm lẫn đây chỉ là phản ứng da thông thường mà bỏ qua khả năng do giun sán gây ra. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện cho thấy tình trạng nhiễm ký sinh trùng đã ở mức đáng lo ngại. Do đó, nếu tình trạng ngứa da diễn ra liên tục và không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Một số loại giun sán tồn tại trong máu cũng có thể gây kích ứng da, dị ứng, khiến người bệnh khó chịu kéo dài. Phát hiện sớm chính là chìa khóa giúp điều trị hiệu quả và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? 4
Khi xảy ra tình trạng ngứa da diễn ra liên tục và không thuyên giảm thì nên đi làm xét nghiệm ký sinh trùng

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng

Trước khi thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác:

  • Không cần nhịn ăn: Hầu hết các xét nghiệm máu để kiểm tra ký sinh trùng không yêu cầu phải nhịn đói. Bạn có thể lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là thuận tiện cho bản thân.
  • Thời điểm lấy mẫu phù hợp với từng loại ký sinh trùng: Với ký sinh trùng sốt rét, nên lấy máu khi người bệnh đang lên cơn sốt rét để dễ phát hiện tác nhân gây bệnh. Trường hợp nghi ngờ nhiễm giun chỉ bạch huyết, thời điểm lấy máu lý tưởng là từ 0-2 giờ sáng, khi ký sinh trùng xuất hiện nhiều nhất trong máu ngoại vi.
  • Chọn cơ sở y tế uy tín: Nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên môn, thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm chất lượng sẽ giúp đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình kiểm tra.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn thời điểm phù hợp sẽ giúp quá trình xét nghiệm ký sinh trùng diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, kết quả xét nghiệm chính xác cũng là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả, giúp bạn sớm phục hồi và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? 5
Nên lấy máu khi người bệnh đang lên cơn sốt rét để dễ phát hiện ký sinh trùng sốt rét

Xét nghiệm ký sinh trùng là một trong những phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến giun sán và nhiều loại ký sinh trùng khác mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường như ngứa da kéo dài, nổi mẩn không rõ nguyên nhân, tiêu hóa kém hay thường xuyên mệt mỏi, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động đi xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, việc nắm rõ những lưu ý trước khi làm xét nghiệm cũng giúp kết quả chính xác hơn, tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ khi nào cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng và những điều cần lưu ý để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và an toàn.

Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng mà còn là cách hiệu quả để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Đặc biệt với trẻ nhỏ-đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe ngay từ những năm đầu đời. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp các gói vắc xin được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể. Đội ngũ y bác sĩ tại đây sẽ tư vấn chi tiết để giúp bạn lựa chọn vắc xin phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu trong phòng bệnh. Liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch tiêm phòng phù hợp với nhu cầu cá nhân!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN