icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn chi tiết và hiệu quả

Thị Thu03/04/2025

Bị chó dại cắn là tình huống nguy hiểm, có thể dẫn đến bệnh dại - một căn bệnh gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, nắm vững cách sơ cứu khi bị chó dại cắn là điều quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm virus và bảo vệ sức khỏe.

Khi bị chó dại cắn, việc xử lý đúng cách ngay từ ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn không chỉ giúp hạn chế sự lây lan của virus mà còn tạo điều kiện cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Chủ động bảo vệ bản thân bằng các biện pháp sơ cứu kịp thời là bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro do bệnh dại gây ra. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị độc giả về cách sơ cứu khi bị chó dại cắn chi tiết nhất.

Sự nguy hiểm khi bị chó cắn

Bệnh dại là một dạng viêm não, tủy cấp tính do virus Rabies gây ra, thường gặp ở động vật có vú như chó, mèo, chồn, cầy,… Virus từ động vật lây sang người qua vết cắn, cào hoặc liếm lên vết thương hở. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên tại chỗ rồi di chuyển dọc theo sợi trục thần kinh với tốc độ 12-24mm/h, xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương não và rối loạn chức năng thần kinh, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

cach-so-cuu-khi-bi-cho-dai-can-1.jpg

Ban đầu, động vật nhiễm bệnh có thể trông vẫn bình thường, nhưng theo thời gian, virus dại sẽ phá hủy hoàn toàn tế bào thần kinh, khiến các triệu chứng xuất hiện. Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ gió, đồng tử giãn, tiết nước bọt nhiều, vã mồ hôi, huyết áp giảm và đôi khi xuất tinh tự nhiên. Khi triệu chứng khởi phát, bệnh gần như không thể cứu chữa.

Sau khi bị nhiễm virus dại từ động vật, người bệnh vẫn có thể khỏe mạnh trong giai đoạn ủ bệnh, kéo dài khoảng 1-3 tháng. Giai đoạn tiền triệu chứng (1-4 ngày) thường đi kèm với sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, lo âu, và cảm giác tê đau tại vị trí vết cắn do virus tác động lên các hạch lưng tủy sống. Khi virus lan đến hệ thần kinh trung ương và phá hủy tế bào thần kinh, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng với các biểu hiện đặc trưng.

Bệnh dại ở người có hai thể chính: Thể liệt và thể hung dữ.

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn chi tiết nhất

Khi bị chó cắn, điều quan trọng nhất là sơ cứu vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm virus dại. Nếu vết cắn ở vị trí dễ thấy, người bị cắn có thể tự xử lý, nhưng với vết thương nặng hoặc ở vị trí nguy hiểm, cần đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc kịp thời. Dưới đây là các bước trong cách sơ cứu khi bị chó dại cắn:

Vệ sinh vết thương

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ngay cả khi bị chó, mèo đã tiêm phòng cắn, vẫn cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong vòng 15 phút để loại bỏ virus dại. Sau đó, tiếp tục sát trùng bằng cồn 45-70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Khi vệ sinh, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vết thương tổn thương thêm. Đặc biệt, không nên khâu kín vết thương ngay; nếu cần khâu, nên trì hoãn từ vài giờ đến 3 ngày và chỉ khâu ngắt quãng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

cach-so-cuu-khi-bi-cho-dai-can-2.jpg

Kiểm tra mức độ vết cắn

Nếu vết cắn chỉ gây trầy xước nhẹ, bầm tím hoặc chảy máu ít, có thể tự sơ cứu tại nhà.

Nếu vết thương sâu hơn 2cm, chảy máu nhiều không cầm được, cần nhanh chóng rửa sạch và đến cơ sở y tế để tránh mất máu quá nhiều và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Cầm máu

Nếu vết cắn sâu và chảy máu nhiều, cần dùng băng gạc y tế ép trực tiếp lên vết thương trong khoảng 15 phút để cầm máu. Trong trường hợp máu chảy thành tia, khó kiểm soát bằng cách thông thường, có thể sử dụng dây garo cao su để cầm máu tạm thời trước khi đến cơ sở y tế.

Băng bó vết thương

Sau khi vệ sinh và cầm máu, cần băng bó vết thương đúng cách. Dùng khăn tay, khăn mặt hoặc khăn tắm làm lớp đệm ép trực tiếp lên vùng bị cắn, sau đó cố định bằng băng thun với lực vừa phải để vết thương không chảy máu thêm nhưng vẫn đảm bảo máu lưu thông.

cach-so-cuu-khi-bi-cho-dai-can-3.jpg

Tiêm ngừa vắc xin

Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bị cắn đến cơ sở y tế để được kiểm tra vết thương. Tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin phòng dạivắc xin uốn ván. Trong một số trường hợp nguy cơ cao, người bị cắn có thể được chỉ định tiêm thêm huyết thanh kháng dại để trung hòa virus hiệu quả hơn.

Theo dõi người bệnh và vật nuôi

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi sức khỏe của người bệnh và tình trạng của con vật trong ít nhất 10 ngày. Nếu sau thời gian này chó vẫn khỏe mạnh, có thể yên tâm rằng lúc cắn nó chưa mắc bệnh dại. Tuy nhiên, nếu không thể giám sát vật nuôi, người bị cắn nên tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn.

Làm thế nào để hạn chế bị chó cắn?

Cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân để không bị chó cắn:

  • Giữ bình tĩnh, không bỏ chạy: Nếu bị chó đuổi, hãy cố gắng giữ khoảng cách và đối mặt với nó. Điều này giúp con chó cảm thấy đối phương không yếu thế hơn nó. Nếu bị xô ngã, hãy cuộn tròn người như quả bóng, cúi đầu xuống và dùng tay che tai, cổ.
  • Không tiếp cận chó lạ: Tránh vuốt ve hoặc tiếp xúc với chó không rõ tính cách, đặc biệt ở nơi công cộng. Nếu chó tiến lại gần, hãy đứng yên và hạn chế cử động đột ngột.
  • Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm: Không đến gần những con chó có biểu hiện như nhe răng, gầm gừ, sủa lớn, lông dựng đứng, cụp đuôi giữa hai chân hoặc ngáp lớn - đây có thể là dấu hiệu sắp tấn công.
  • Báo cáo chó đi lạc: Nếu phát hiện chó hoang hoặc chó không có chủ ở nơi công cộng, hãy thông báo cho cơ quan kiểm soát động vật hoặc tổ chức bảo vệ động vật tại địa phương để xử lý an toàn.
cach-so-cuu-khi-bi-cho-dai-can-4.jpg

Hiểu rõ cách sơ cứu khi bị chó dại cắn và thực hiện đúng ngay từ đầu có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm virus dại, bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, sơ cứu chỉ là bước đầu, quan trọng nhất vẫn là nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tiêm phòng kịp thời. Chủ động phòng tránh và tiêm vắc xin đầy đủ là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ bệnh dại.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh dại, giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào hệ thần kinh và bảo vệ tính mạng. Hiện nay, có nhiều loại vắc xin phòng dại như Verorab, Abhayrab, Indirab… phù hợp với từng đối tượng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín cung cấp các loại vắc xin phòng dại chính hãng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Khi tiêm chủng tại đây, khách hàng được tư vấn tận tình, theo dõi sức khỏe sau tiêm và hưởng dịch vụ chuyên nghiệp với không gian hiện đại. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ số hotline miễn phí 18006928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Ấn Độ
DSC_00706_f85ce0c536

244.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04646_c19a65fd30

470.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Ấn Độ
DSC_04630_6b78c1a3ea

390.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN