icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bị sốt thương hàn nên ăn gì? 3 nhóm thực phẩm cần bổ sung

Kim Ngân19/05/2025

Bị sốt thương hàn nên ăn gì để người bệnh được bổ sung nhiều dinh dưỡng hỗ trợ bệnh mau hồi phục, đồng thời giúp tránh được tối đa biến chứng có thể xảy ra là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trong thời gian mắc bệnh sốt thương hàn, người bệnh sẽ bị tiêu hao năng lượng rất nhiều và trở nên kén ăn hơn bình thường do bị tổn thương hệ tiêu hóa, vì thế chế độ chăm sóc và bồi bổ dinh dưỡng thời điểm này là rất quan trọng, có yếu tố quyết định bệnh có nhanh hồi phục hay không. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu khi bị sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng gì, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân trong chế độ sinh hoạt mỗi ngày, mọi người cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng bệnh thương hàn

Sốt thương hàn ở người lớn hay trẻ em đều có những biến chứng nguy hiểm nên trước khi tìm hiểu khi bị sốt thương hàn nên ăn gì, mọi người cần biết được các nguyên nhân gây bệnh cũng như nhận biết các triệu chứng của căn bệnh truyền nhiễm này để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-3-nhom-thuc-pham-can-bo-sung 1.png

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Vi khuẩn salmonella typhi - nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn có độc lực mạnh nên khi bị chúng xâm nhập, cơ thể rất nhanh bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Salmonella typhi phát triển mạnh nơi các nguồn nước và thực phẩm bẩn, nên khi tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo hoặc ăn thực phẩm bẩn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thương hàn.

Nguy hiểm hơn mặc dù khỏi bệnh nhưng trong cơ thể người bệnh vẫn còn lại một lượng vi khuẩn nhỏ sau quá trình điều trị, cũng có khả năng lây lan nhanh qua người khỏe mạnh và triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ từ 6 - 30 ngày đó là sốt và xuất hiện hồng ban.

Triệu chứng của bệnh thương hàn

Trong các dấu hiệu của bệnh, sốt thương hàn là đặc điểm thường gặp nhất với nhiệt độ tăng dần, thậm chí sốt cao 40 - 41 độ C, kèm theo biểu hiện các đốm màu hồng ở bụng và cổ nhưng không phải ai cũng có triệu chứng này.

Bên cạnh sốt thương hàn, bệnh còn kèm theo các dấu hiệu khác như: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,... và một số biến chứng nguy hiểm nếu người bị sốt thương hàn trở nặng vì không được phát hiện và điều trị kịp thời như:

  • Viêm phúc mạc;
  • Thủng ruột;
  • Tử vong.
bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-3-nhom-thuc-pham-can-bo-sung 2.png

Người bị sốt thương hàn nên ăn gì?

Cơ thể người bệnh thương hàn sẽ rất yếu nên sẽ cần lựa chọn các thực phẩm đảm bảo các hợp chất quan trọng giúp hồi phục năng lượng nhanh như vitamin, protein cacbon,... Những thực phẩm trả lời giúp bạn câu hỏi người bị sốt thương nên ăn gì sẽ bao gồm 3 nhóm, cụ thể:

Thực phẩm giàu protein và carbohydrate

  • Người bệnh sốt thương hàn cần bổ sung thành phần protein và carbohydrate trong chế độ ăn uống qua các thực phẩm như thịt gà, bò, trứng gia cầm, hoa quả, rau xanh,...
  • Lưu ý các thực phẩm cần phải nghiền nhỏ.

Thực phẩm dễ tiêu hóa

  • Ưu tiên các thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo loãng, canh, súp, trứng luộc, khoai tây nghiền,...
  • Cần tránh ớt, cải bắp vì có thể gây khó chịu vì đầy hơi và các món có bã cứng để hạn chế trường hợp thủng ruột hoặc chảy máu đường ruột.

Chế độ ăn bổ sung nhiều vitamin

  • Vitamin là thành phần cần thiết cho tất cả mọi người, không riêng gì người bệnh, ngoài việc giúp tăng đề kháng vitamin còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
  • Các nhóm vitamin có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như cà rốt, cam, khoai tây,...

Bên cạnh các thực phẩm người bị sốt thương hàn cần bổ sung, người thân cũng nên lưu ý chia thành nhiều bữa nhỏ cho bệnh nhân để hệ tiêu hóa không bị quá tải và dần ổn định trở lại.

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-3-nhom-thuc-pham-can-bo-sung 3.png

Nhóm thực phẩm người bệnh thương hàn nên kiêng

Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi hỗ trợ hồi phục sức khỏe, cũng có một số thực phẩm người bệnh thương hàn cần phải kiêng trong quá trình điều trị bệnh, cụ thể:

Thức ăn cay nóng, chiên nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm cay nóng có thể làm bệnh tiêu hóa thêm nghiêm trọng, thậm chí làm tăng kích ứng cho ruột và dạ dày, nên bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu,...

Bên cạnh đó các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ cũng là món ăn bạn cần tránh xa vì sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng vì gây nặng nề cho hệ tiêu hóa.

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-3-nhom-thuc-pham-can-bo-sung 4.png

Thực phẩm nhiều chất xơ

Mặc dù bình thường chất xơ rất tốt cho tiêu hóa nhưng riêng người bệnh thương hàn, tiêu thụ nhiều chất xơ có thể gây tiêu chảy hoặc khó tiêu cho bệnh nhân, thậm chí làm tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ruột thêm nghiêm trọng.

Thức uống chứa caffeine và có cồn

Người bệnh cũng cần tránh xa các thức uống trà, cà phê, rượu bia,... để hạn chế làm ảnh hưởng thêm cho gan, thận và dẫn đến nguy cơ mất nước cao.

Ngoài ra các sản phẩm từ sữa cũng cần phải hạn chế cho người bệnh thương hàn vì có thể gây gây tiêu chảy nặng hơn, kích ứng dạ dày và ruột. Không chỉ người lớn mà khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Bệnh sốt thương hàn do các vi khuẩn từ nhiều cơ quan tấn công hệ tiêu hóa và dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm như bài viết đề cập, chưa kể quá trình điều trị bệnh cũng mất nhiều thời gian và cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó cách tốt nhất vừa tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí chữa bệnh đó là thực hiện tiêm ngừa vắc xin thương hàn cho cả gia đình. Hiện nay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có sẵn vắc xin ngừa thương hàn cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn với vắc xin Typhim vi (Pháp), bạn hãy đến tiêm ngừa ngay hôm nay để phòng bệnh nhé.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về việc khi bị sốt thương hàn nên ăn gì, bạn đọc sẽ có câu trả lời cho mình và cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh hồi phục sớm nhất và đừng quên tiêm vắc xin sớm để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhé.

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN