Trong suốt thai kỳ, chế độ ăn uống của mẹ bầu luôn được đặc biệt quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài những thực phẩm được khuyên dùng, cũng có nhiều món khiến mẹ bầu băn khoăn vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Trong số đó, ngải cứu – một loại rau kiêm dược liệu dân gian quen thuộc, là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Người cho rằng ngải cứu có tác dụng an thai, tốt cho mẹ bầu, nhưng có người lại khuyên nên tránh xa vì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Vậy bầu có được ăn ngải cứu không?
Bầu có được ăn ngải cứu không?
Ngải cứu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin và khoáng chất, đặc biệt là folate - một thành phần quan trọng đối với thai nhi, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, ngải cứu cũng chứa thujone - một hợp chất có độc tính cao. Thujone có thể kích thích tử cung co bóp mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chất này còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, đặc biệt là với những mẹ bầu đang mắc hoặc có nguy cơ suy thận.

Ngay cả ở người khỏe mạnh, việc sử dụng ngải cứu với liều cao hoặc trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến những phản ứng phụ nghiêm trọng. Vì thế, phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc sử dụng ngải cứu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi còn chưa ổn định và nguy cơ dọa sảy thai cao. Nói cách khác, bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu, trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Đối với các mẹ bầu đang ở giai đoạn từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, nếu cảm thấy thèm ăn ngải cứu hoặc có thói quen sử dụng loại rau này, thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản trước khi quyết định. Nếu được cho phép, mẹ chỉ nên dùng với tần suất rất hạn chế, khoảng 1 - 2 lần mỗi tháng, và lượng dùng mỗi lần không nên vượt quá 3 - 5 ngọn ngải cứu. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người, vì không phải mẹ bầu nào cũng phù hợp với loại thảo mộc có hoạt tính mạnh như ngải cứu.

Ngải cứu có những lợi ích gì đối với sức khỏe?
Theo các chuyên gia, công dụng của ngải cứu chủ yếu đến từ các hoạt chất như thujone, artemisinin và chamazulenec - đây đều là những hợp chất có đặc tính sinh học mạnh. Cụ thể, ngải cứu mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Với những người có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, ngải cứu thường được sử dụng như một bài thuốc dân gian giúp điều hòa và làm giảm các triệu chứng đau bụng, đau lưng trong kỳ kinh.
- Giảm mề đay, ngứa ngáy: Nhờ tính kháng viêm và diệt khuẩn, tinh dầu từ lá ngải cứu được dùng để làm dịu các vết mẩn ngứa, mề đay hoặc mụn nhọt. Có thể nấu nước lá để tắm hoặc giã nát ngải cứu và đắp lên vùng da bị tổn thương.
- Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp: Ngải cứu thường được dùng trong các bài thuốc trị đau lưng, đau nhức khớp, mỏi cơ,… Loại lá này giúp tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau và giảm viêm. Có thể dùng bằng cách giã lấy nước pha với mật ong để uống hoặc dùng phần bã đắp trực tiếp lên vùng đau.
- Tốt cho tiêu hóa: Ngải cứu còn hỗ trợ trong các trường hợp trào ngược dạ dày, đầy bụng, chán ăn hoặc các bệnh liên quan đến bàng quang.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Khi mang thai, nếu mẹ bầu muốn dùng ngải cứu trong chế độ ăn uống, hãy lưu ý một vài điểm sau để đảm bảo an toàn:
- Chỉ nên dùng ngải cứu với lượng vừa phải theo khuyến cáo, tránh ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên chọn mua ngải cứu từ nơi uy tín, đảm bảo sạch và không chứa thuốc trừ sâu hay các chất độc hại.
- Mẹ bầu có thể thay đổi cách nấu ngải cứu như nấu canh, xào hay pha trà để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng.
- Trước khi dùng ngải cứu thường xuyên, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
- Sau khi ăn, nếu cảm thấy cơ thể có phản ứng lạ như đau bụng, buồn nôn hay chóng mặt, cần ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Vậy bầu có được ăn ngải cứu không? Theo chuyên gia y tế, mẹ bầu có thể ăn ngải cứu, nhưng phải đúng cách và có giới hạn. Đối với 3 tháng đầu thai kỳ, để tốt nhất thì mẹ bầu không nên dùng loại dược liệu này để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào, kể cả ngải cứu.
Bảo vệ mẹ – Chăm sóc bé ngay từ trong bụng! Hãy đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết trong thai kỳ như: Vắc xin phòng cúm, Vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà,… giúp mẹ khỏe mạnh, bé sinh ra an toàn và có miễn dịch tốt ngay từ những ngày đầu đời. Gọi ngay đến hotline hoặc truy cập website của Long Châu để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất!