icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi

Trần Như Ý23/05/2025

Bài viết sau sẽ chia sẻ 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn cùng lý do khoa học, giúp mẹ lựa chọn thực phẩm an toàn và chăm sóc thai kỳ hiệu quả hơn. Việc hiểu rõ những loại trái cây cần tránh sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa rủi ro và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng đầy thử thách, đòi hỏi mẹ bầu phải đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên rất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng an toàn. Một số loại trái cây nếu dùng sai cách hoặc quá nhiều có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hay ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc nhận biết 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé suốt thai kỳ.

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn 

Dù trái cây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn trong thai kỳ. Một số loại trái cây nếu ăn sai thời điểm, không đúng cách hoặc dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ như co bóp tử cung, tăng đường huyết, nóng trong, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng được cho là có thể kích thích tử cung co bóp, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu sử dụng trong thời gian mang thai. Do đó, mẹ bầu nên cân nhắc kỹ và hạn chế ăn loại quả này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và sự an toàn cho thai nhi.

Đu đủ xanh 

Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa (latex) - chất có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, enzyme papain trong đu đủ xanh còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu tiêu thụ nhiều. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ sống, gỏi đu đủ hay nộm để tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi 1
Đu đủ xanh là một trong 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

Dứa (thơm)

Dứa chín chứa enzyme bromelain có thể gây kích ứng nhẹ đường tiêu hóa nếu ăn nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn dứa chín với lượng vừa phải từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi.
  • Tránh ăn lõi dứa sống, dứa xanh, nước ép dứa đậm đặc hoặc ăn liên tục với số lượng lớn.
  • Nếu có tiền sử dạ dày nhạy cảm, bạn nên hạn chế để tránh tiêu chảy hoặc ợ nóng.

Nhãn

Nhãn chứa hàm lượng đường cao, chủ yếu là glucose và sucrose, nên nếu ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Với mẹ bầu đang theo dõi hoặc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, việc tiêu thụ quá nhiều nhãn dễ dẫn đến mất kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, một số mẹ có thể cảm thấy nóng trong, nổi mụn - biểu hiện thường gặp khi lượng glucose trong máu tăng tạm thời. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên lưu ý khi ăn nhãn theo những khuyến nghị sau:

  • Chỉ ăn vài quả để đổi vị, tránh ăn khi đói hoặc ăn liên tục.
  • Tránh ăn nếu đang kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt hoặc có chỉ số đường huyết cao.

Hồng giòn

Hồng giòn là loại trái cây giàu vitamin A và chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe nếu dùng điều độ. Tuy nhiên, quả hồng chứa tannin, một hợp chất có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm nếu ăn cùng bữa ăn giàu sắt hoặc dùng quá nhiều. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ sắt để ngừa thiếu máu thai kỳ. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều hồng giòn, nhất là khi ăn lúc đói hoặc kết hợp với thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, gan, trứng…), có thể làm giảm hiệu quả hấp thu dưỡng chất này.

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi 2
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng giòn để tránh nguy cơ thiếu máu

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu:

  • Có thể ăn 1 - 2 quả hồng chín mỗi tuần, không ăn lúc đói.
  • Tránh ăn hồng gần thời điểm uống viên sắt hoặc bữa ăn chính chứa sắt.
  • Không nên ăn hồng chưa chín vì dễ gây táo bón hoặc hình thành bezoar (bã thức ăn cứng trong dạ dày).

Táo mèo (sơn tra)

Táo mèo là loại quả thường được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cảm giác ngon miệng. uy nhiên, loại quả này có vị chua, tính hơi ấm, và có tác dụng kích thích tiêu hóa, co bóp dạ dày. Theo một số tài liệu Đông y, loại quả này được cho là có thể gây co bóp tử cung, do đó không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu hoặc với người từng có tiền sử động thai, dọa sảy. Vì thế, mẹ bầu nên lưu ý trước khi ăn loại quả này:

  • Không sử dụng táo mèo hoặc các bài thuốc chứa sơn tra khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa.
  • Nếu cần hỗ trợ tiêu hóa, nên lựa chọn thực phẩm lành tính hơn như chuối chín, gừng tươi (liều nhỏ).
  • Tránh dùng dạng khô, ngâm rượu, hoặc dạng cô đặc từ táo mèo khi mang thai.

Me

Me là trái cây có vị chua tự nhiên, chứa vitamin C, kali và một số chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, me cũng chứa axit oxalic - chất có thể giảm hấp thu khoáng chất như canxi, sắt nếu dùng quá nhiều. Ngoài ra, me có tính chua mạnh, dễ gây kích ứng dạ dày, đầy bụng hoặc ợ chua, đặc biệt ở phụ nữ có tiền sử trào ngược hoặc ốm nghén nặng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm me đóng gói còn chứa nhiều đường hoặc muối, không phù hợp với chế độ ăn kiểm soát đường huyết và huyết áp của thai phụ. 

Một vài lưu ý cho mẹ bầu trước khi ăn loại quả này:

  • Có thể dùng một lượng nhỏ me chín tự nhiên để kích thích vị giác nếu không gặp vấn đề về dạ dày.
  • Không nên ăn me lúc đói hoặc dùng thay trái cây chính trong ngày.
  • Tránh các loại me tẩm gia vị (đường, muối, ớt), me khô đóng gói, me ngào.
7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi 3
Mẹ bầu nên hạn chế ăn me để tránh những tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa

Những loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Ngoài 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn trên, mẹ bầu có thể lựa chọn những loại trái cây khác để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ như:

Chuối

Một trong những loại trái cây hữu ích cho bà bầu là chuối, với nhiều lợi ích sức khỏe nổi bật như:

  • Giàu kali, giảm tình trạng chuột rút và ổn định huyết áp.
  • Cung cấp năng lượng, dễ tiêu hóa và giúp giảm buồn nôn trong 3 tháng đầu.

Táo

Táo là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu nhờ vào những lợi ích sức khỏe sau:

  • Chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Bơ là một nguồn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và các dưỡng chất thiết yếu, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho bà bầu như

  • Nhiều chất béo lành mạnh (omega-3), folate, kali và vitamin E.
  • Giúp phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi.

Lựu

Lựu không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, mang lại những lợi ích sức khỏe gồm:

  • Chứa nhiều sắt, vitamin K và chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu.

Kiwi

Kiwi là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu nhờ vào hàm lượng dưỡng chất phong phú, mang lại các lợi ích, cụ thể:

  • Giàu vitamin C, E, axit folic và chất xơ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón, tốt cho hệ miễn dịch.
7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi 4
Kiwi là trái cây giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho mẹ và bé

Cam, quýt, bưởi (trái cây có múi)

Trái cây có múi như cam, quýt và bưởi không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, bao gồm:

Đu đủ chín

Đu đủ chín không chỉ là một món ăn ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, mang lại những lợi ích như:

  • Giàu vitamin A, C, folate và chất xơ.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch.

Dâu tây

Dâu tây không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe của bà bầu, gồm:

  • Chứa nhiều vitamin C, mangan và chất chống oxy hóa.
  • Tốt cho làn da của mẹ và sự phát triển của mô liên kết thai nhi.

Xoài chín

  • Giàu vitamin A và C.
  • Tốt cho thị lực, da và hệ miễn dịch của mẹ bầu.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi chọn trái cây

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, việc lựa chọn trái cây phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu chọn trái cây an toàn và bổ dưỡng trong thai kỳ:

  • Luôn chọn trái cây tươi, chín tự nhiên, không dập nát hoặc để lâu ngày.
  • Ngâm rửa kỹ với nước muối hoặc nước rửa rau củ chuyên dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
  • Ưu tiên các loại trái cây có tính mát, nhiều nước như cam, quýt, bưởi, thanh long, táo, dưa hấu,...
  • Ăn đa dạng các loại trái cây, không nên tập trung quá nhiều vào một loại nhất định để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng.
7 loại trái cây bà bầu không nên ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi 5
Mẹ bầu nên chọn ăn trái cây có tính mát, nhiều nước để đảm bảo an toàn và tốt cho thai kỳ

Trái cây là phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loại và ăn với liều lượng hợp lý là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn kể trên không hoàn toàn cần kiêng tuyệt đối, nhưng mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng. Ngoài ra, hãy lắng nghe cơ thể, kết hợp tư vấn từ bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bảo vệ mẹ khỏe - con an toàn ngay từ hôm nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin uốn ván, cúm,… để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho cả mẹ và bé. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết cung cấp các loại vắc xin chính hãng, an toàn, cùng đội ngũ nhân viên y tế tận tâm và không gian tiêm chủng sạch sẽ, thoải mái. Hãy đặt lịch ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và bảo vệ sức khỏe mẹ bầu một cách trọn vẹn nhất!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN