icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Phượng Hằng07/04/2025

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ như sốt, quấy khóc hoặc đau nhức tại vị trí tiêm, trong đó tình trạng sưng đỏ là phổ biến nhất. Điều này có thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết nên xử lý như thế nào để giúp con bớt khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? Trong bài viết dưới đây, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ chia sẻ những biện pháp an toàn và hiệu quả để khắc phục tình trạng sưng đau sau tiêm, giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Tiêm chủng là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhưng vẫn có nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị sưng tại vị trí tiêm sau khi tiêm phòng. Đây là phản ứng phổ biến và thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang phản ứng với vắc xin. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần chú ý và có biện pháp xử lý phù hợp để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Vậy trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? Bố mẹ nên làm gì để giảm sưng và giúp con nhanh chóng hồi phục? Hãy cùng tìm hiểu những cách chăm sóc đúng cách trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến phản ứng sưng tại chỗ tiêm vắc xin

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục vấn đề trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​ thì chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến phản ứng này là gì nhé! Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến phản ứng sưng tại chỗ tiêm vắc xin:

Thành phần của vắc xin

Một số thành phần có trong vắc xin, chẳng hạn như chất bảo quản hay tá dược, có thể kích thích cơ thể trẻ và gây ra một số phản ứng thông thường. Những phản ứng này thường ở mức độ nhẹ, không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trường hợp nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? 1

Bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Một số trẻ có thể đang mắc các bệnh lý tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng trước khi tiêm phòng. Vì vậy, các phản ứng xuất hiện sau tiêm đôi khi không phải do vắc xin mà do tình trạng sức khỏe sẵn có của trẻ. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa phản ứng sau tiêm và triệu chứng bệnh lý. Trong một số trường hợp, nguyên nhân chính xác của phản ứng sau tiêm không thể xác định được một cách rõ ràng.

Sai sót trong quá trình tiêm chủng

Những sai sót như bảo quản vắc xin không đảm bảo, tiêm sai kỹ thuật hoặc không đảm bảo vô khuẩn có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, các vấn đề này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu cơ sở y tế tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vận chuyển, bảo quản và thực hiện tiêm chủng an toàn.

Tâm lý lo lắng của trẻ

Nỗi sợ hãi từ những lần tiêm trước có thể khiến trẻ hoảng sợ, quấy khóc hoặc thậm chí ngất xỉu trước khi tiêm. Khi gặp tình huống này, bố mẹ nên giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng an ủi và trấn an bé để giúp con bớt lo lắng, tạo tâm lý thoải mái trước khi tiêm chủng.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? 2

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​?

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? Sau khi tiêm vắc xin, vết tiêm của trẻ sơ sinh có thể bị sưng đỏ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Cách xử lý khi gặp phản ứng sau tiêm là:

  • Phản ứng nhẹ phổ biến: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Những triệu chứng này thường tự khỏi trong vòng 2–3 ngày. Để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước, tránh sờ nắn vào vị trí tiêm và sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phản ứng nặng ít gặp: Một số trường hợp hiếm có thể xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, co giật, tím tái hoặc sốc phản vệ. Khi nhận thấy những triệu chứng này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu vết tiêm sưng đỏ khiến trẻ quấy khóc, bố mẹ có thể dùng paracetamol theo chỉ định hoặc chườm lạnh để giảm đau. Trong một số trường hợp, vùng da tại chỗ tiêm có thể bị bầm tím. Điều này có thể liên quan đến các bệnh lý về máu như giảm tiểu cầu hoặc thiếu các yếu tố đông máu. Vì vậy, trước khi tiêm chủng, bác sĩ có thể chỉ định truyền tiểu cầu hoặc bổ sung các yếu tố đông máu nếu cần thiết.

Đối với vắc xin phòng bệnh lao, vùng da tại chỗ tiêm có thể hình thành mụn mủ, sau đó vỡ ra và tạo sẹo. Đây là phản ứng thông thường, không gây nguy hiểm và không cần điều trị.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? 3

Mách bạn cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Sau khi giúp trẻ giảm sưng và đau tại vị trí tiêm, bố mẹ cần chú ý chăm sóc bé đúng cách để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những điều quan trọng cần thực hiện:

  • Theo dõi sát sao tình trạng ăn uống, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và các biểu hiện tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi tiêm phòng.
  • Đảm bảo trẻ được bú mẹ hoặc ăn đủ bữa, đúng tư thế để tránh nôn trớ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho bé, dùng khăn ấm lau người và có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường như co giật, khó thở, tím tái,… Cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Việc theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm chủng không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn mà còn đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Bố mẹ hãy bình tĩnh, quan sát kỹ các dấu hiệu của trẻ và thực hiện đúng hướng dẫn để con yêu có một quá trình tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​? 4

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sưng phải làm sao​?​ Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bố mẹ đã biết cách xử lý để giảm bớt tình trạng sưng đau cho trẻ? Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách cũng sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và cảm thấy thoải mái hơn. Phản ứng sau tiêm, bao gồm sưng tại vị trí tiêm, thường có tỷ lệ xảy ra thấp và không đáng lo ngại so với nguy cơ mắc bệnh nếu không tiêm chủng. Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng đúng lịch, đảm bảo an toàn và tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe cho bé.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, đảm bảo mang đến quy trình tiêm chủng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Hiện nay, Long Châu cung cấp đầy đủ các loại vắc xin được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới, cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng chất lượng và an toàn. Đến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ tìm thấy sự tin tưởng và an tâm trong việc tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Liên hệ với Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN